Sự quan tâm đến môi trƣờng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến sự sẵn lòng thanh toán nhiều hơn cho các sản phẩm xanh của người tiêu dùng thế hệ y ở thành phố hồ chí minh (Trang 31 - 32)

2.2. Một số khái niệm nghiên cứu liên quan đến đề tài

2.2.7.2. Sự quan tâm đến môi trƣờng

Yếu tố nền tảng trong các nghiên cứu về môi trƣờng là sự lƣu tâm của cá nhân đến các vấn đề môi trƣờng (Kim & Choi , 2005). Sự chú ý đến môi trƣờng hàm ý bao gồm ý thức trách nhiệm bảo vệ môi trƣờng và thể hiện cảm xúc thích thú ở cấp độ cá nhân đối với việc tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trƣờng (Lee, 2008). Sự quan tâm đến môi trƣờng luôn đƣợc xem là mức độ mà một cá nhân chú ý đến các vấn đề môi trƣờng, sự quan tâm này đã dần tăng lên trong những thập kỷ qua (Hassan, 2014) và đã đƣợc xem nhƣ là một yếu tố dự báo tích cực cho hành vi mua xanh (Kim & Choi , 2005). Thêm vào đó, sự quan tâm đến mơi trƣờng cịn đƣợc nhấn mạnh nhƣ là một nhận thức then chốt để đo lƣờng hành vi thân thiện với sinh thái của một cá nhân trong các lý thuyết về Marketing xanh (Jaiswal & Kant, 2018).

Sự quan tâm đến mơi trƣờng có thể đƣợc hiểu là mức độ lo lắng về các mối đe doạ đối với môi trƣờng của ngƣời tiêu dùng và thể hiện sự nhạy cảm của họ đối với các vấn đề liên quan đến môi trƣờng (Hassan, 2014). Hơn nữa, nó cịn đƣợc xem nhƣ là nhận thức về các trình tự, vì vậy đây sẽ là yếu tố có ảnh hƣởng đáng kể đến động lực thay đổi hành vi của mỗi cá nhân. Các cá nhân chú ý đến môi trƣờng sẽ nhận thấy đƣợc các vấn đề nhƣ nguyên nhân cơ bản, kết quả, hậu quả nhƣ sự tiêu thụ quá mức hay sự nóng lên của trái đất và điều này sẽ tác động đến thái độ đối với sinh thái của họ. Những cá nhân này có xu hƣớng tiêu thụ ít tài ngun vật liệu hơn trong sinh hoạt hàng ngày, họ có thể là những ngƣời tích cực tham gia vào các chiến dịch bảo vệ môi trƣờng, các sự kiện liên quan đến việc thúc đẩy bảo vệ môi trƣờng, ... (Rahimah, et al., 2018). Nói cách khác, hành vi sinh thái của một ngƣời phụ thuộc phần lớn vào kiến thức, sự ảnh hƣởng và ý định của cá nhân đó (Chan , 2001).

Trong bối cảnh con ngƣời đang không ngừng gây ra những tổn thƣơng nặng nề cho môi trƣờng tự nhiên nhƣ hiện tại thì mọi ngƣời sẽ dành sự chú ý nhiều hơn đến mơi trƣờng, vì vậy khuynh hƣớng tiêu dùng sẽ dần thay đổi theo hƣớng có lợi

cho mơi trƣờng và có nhiều phản ứng với các sáng kiến xanh (Kirmani & Khan, 2018). Hơn nữa, kết quả của các nghiên cứu trƣớc cho thấy những ngƣời tiêu dùng quan tâm đến việc tiêu thụ sản phẩm xanh là những ngƣời rất để tâm đến môi trƣờng. Nói cách khác, sự quan tâm đến mơi trƣờng ảnh hƣởng trực tiếp và đáng kể đến thái độ đối với các sản phẩm xanh của ngƣời tiêu dùng (Mostafa, 2007) và từ đó tác động mạnh đến ý định mua xanh của họ (Jaiswal & Kant, 2018). Mức độ quan tâm càng cao thì sẽ tác động mạnh hơn đến tâm lý và hành vi sinh thái của ngƣời tiêu dùng (Hassan, 2014). Thêm vào đó, Amyx cùng cộng sự năm 1994 cịn phát hiện đƣợc rằng các những ngƣời sẵn sàng trả giá cao hơn cho các sản phẩm xanh là các cá nhân có nhiều kiến thức về vấn đề môi trƣờng (Laroche, et al., 2001).

Tuy nhiên trong phạm vi nghiên cứu về môi trƣờng, những phát hiện thực nghiệm liên quan đến tác động của hiểu biết về môi trƣờng lên hành vi sinh thái ở khu vực Châu Á vẫn chƣa đƣợc rõ ràng; có nghiên cứu nhận đƣợc kết quả tƣơng tự là những ngƣời có nhiều kiến thức về mơi trƣờng thì việc thực hiện hành vi sinh thái của họ sẽ gia tăng, nhƣng cũng có những nghiên cứu cho kết quả trái ngƣợc lại (Chan , 2001).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến sự sẵn lòng thanh toán nhiều hơn cho các sản phẩm xanh của người tiêu dùng thế hệ y ở thành phố hồ chí minh (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)