3.2.1. Phƣơng pháp chọn mẫu
Tác giả áp dụng phƣơng pháp chọn mẫu phi xác suất cho nghiên cứu này, cụ thể là chọn mẫu theo phƣơng pháp thuận tiện. Phƣơng pháp này cho phép tác giả chọn mẫu tuỳ thuộc vào cơ hội tiếp xúc với đối tƣợng nghiên cứu, giúp tiết kiệm thời gian và chi phí điều tra khảo sát.
3.2.2. Kích thƣớc mẫu
Theo Hair và cộng sự thì kích cỡ mẫu đƣợc khuyến cáo là cần đạt 100 hoặc lớn hơn. Nguyên tắc chung thì tối thiểu tỷ lệ giữa số lƣợng quan sát trên số lƣợng biến đo lƣờng là 5:1, nghĩa là cần tối thiểu 5 mẫu cho 1 biến đo lƣờng (Nguyễn Đình Thọ, 2013). Tuy nhiên kích cỡ mẫu đƣợc khuyến cáo là tốt hơn nếu nhà nghiên cứu tuân theo tỷ lệ 10:1 (Hair Jr, et al., 2014). Nhƣ vậy với 26 biến quan sát trong bài nghiên cứu thì kích thƣớc mẫu tối thiểu cần đạt là 26 x 5 = 130 mẫu và kích thƣớc mẫu tốt hơn sẽ là 26 x 10 = 260 mẫu.
Theo hƣớng dẫn xác định hệ số tải ở bảng 3.3 (Hair Jr, et al., 2014), hệ số tải 0.4 cần kích thƣớc mẫu tƣơng ứng là 200, nhƣ vậy kích cỡ mẫu 260 đã thỏa điều kiện đảm bảo hệ số tải là 0.4 nhƣ nghiên cứu gốc của Kirmani và Khan. Tuy nhiên theo kinh nghiệm của các nhà nghiên cứu, để phân tích CFA và SEM thì kích thƣớc mẫu cần đạt 350 mẫu. Vì vậy trong bài nghiên cứu này tác giả tiến hành thu thập 26 x 15 = 390 mẫu nhằm dự phịng loại bỏ những phiếu trả lời khơng đạt yêu cầu và đảm bảo ý nghĩa của kết quả nghiên cứu.
Bảng 3.3 – Hƣớng dẫn xác định hệ số tải nhân tố dựa trên kích cỡ mẫu
Kích thƣớc mẫu Hệ số tải có khả năng
50 0.75 60 0.70 70 0.65 85 0.60 100 0.55 120 0.50 150 0.45 200 0.40 250 0.35 350 0.30
Nguồn : (Hair Jr, et al., 2014) Nghiên cứu này đƣợc tiến hành từ tháng 10/2019 đến tháng 01/2020. Mẫu sau khi làm sạch đƣợc sử dụng để đo lƣờng độ tin cậy của biến, phân tích nhân tố khẳng định CFA và kiểm định mơ hình cấu trúc SEM nhằm xác định mối quan hệ giữa các khái niệm với nhau và kiểm định giả thuyết nghiên cứu bằng sự hỗ trợ của phần mềm SPSS và phần mềm AMOS.
3.2.3. Quá trình thu thập dữ liệu
Bảng câu hỏi khảo sát sẽ đƣợc dùng để phỏng vấn 35 ngƣời nằm trong độ tuổi nghiên cứu có nhiều trình độ khác nhau trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh để thăm dị xem nội dung bảng câu hỏi khảo sát có cịn gì vƣớng mắc hay khơng trƣớc khi thu thập 50 mẫu khảo sát và kiểm nghiệm độ tin cậy của thang đo.
Trong nghiên cứu chính thức, câu hỏi loại trừ đối tƣợng khảo sát không phù hợp về năm sinh đƣợc thiết kế đặt ở đầu trang nhằm đảm bảo đối tƣợng tham gia thực hiện khảo sát là phù hợp với yêu cầu của đề tài. Dựa vào bảng câu hỏi khảo sát chính thức ở phụ lục 4, mẫu nghiên cứu sau đó đƣợc thu thập bằng cách phát và phỏng vấn trực tiếp các đáp viên đang sinh sống hoặc làm việc tại 13 quận trung tâm của thành phố Hồ Chí Minh. Bao gồm các quận nhƣ Quận 1, Quận 3, Quận 4,
Quận 5, Quận 6, Quận 8, Quận 10, Quận 11, Tân Phú, Tân Bình, Gị Vấp, Phú Nhuận và Bình Thạnh. Mỗi quận thu thập 30 phiếu khảo sát, tổng số thu đƣợc là 390 phiếu.
Trong q trình tổng hợp dữ liệu để phân tích, tác giả đã loại bỏ các phiếu trả lời bị khuyết thông tin hoặc không thỏa mãn điều kiện của bài nghiên cứu, kết quả thu đƣợc còn 358 phiếu trả lời.