.Nghiên cứu trong nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá yếu tố tác động đến khả năng tiếp cận tín dụng của các hộ kinh doanh ở ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện xuân lộc, tỉnh đồng nai (Trang 27 - 33)

2.2 .Nghiên cứu thực nghiệm

2.2.2 .Nghiên cứu trong nước

Barslund và Tarp (2008) đã nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến vay tín dụng ngân hàng của hộ kinh doanh ở 04 tỉnh của Việt Nam bao gồm Long An, Quảng Nam, Hà Tây và Phú Thọ. Theo đó, các tác giả đã sử dụng mẫu nghiên cứu bao gồm 932 hộ kinh doanh trên địa bàn này trong quý I năm 2003. Đồng thời, nghiên cứu cũng sử dụng phương pháp hồi quy Probit với biến phụ thuộc là biến giả bằng 01 nếu hộ kinh doanh dễ dàng tiếp cận với nguồn tín dụng và ngược lại bằng 0. Bên cạnh đó, các yếu tố mà nghiên cứu sử dụng để phân tích khả năng tiếp cận tín dụng của hộ kinh doanh bao gồm tuổi của chủ hộ, giới tính, trình độ học vấn, quy mơ hộ kinh doanh, diện tích đất canh tác, tổng tài sản, khoảng cách đến huyện, quan hệ xã hội của hộ kinh doanh. Qua đó, nghiên cứu tìm thấy rằng, các yếu tố như diện tích đất canh tác, quy mơ hộ kinh doanh và quan hệ xã hội của hộ kinh doanh có tương quan dương với biến khả năng tiếp cận tín dụng của các hộ kinh doanh ở mức ý nghĩa thống kê 0.10. Ngược lại, tuổi của chủ hộ có tương quan âm với biến khả năng tiếp cận tín dụng của các hộ kinh doanh ở mức ý nghĩa thống kê 0.10. Các yếu tố khác khơng có ảnh hưởng đáng kể đến việc vay tín dụng của các hộ kinh doanh.

Nguyễn Quốc Oánh và Phạm Thị Mỹ Dung (2010) đã nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của hộ kinh doanh ở vùng cận ngoại ơ Hà Nội. Theo đó, các tác giả đã sử dụng mẫu nghiên cứu bao gồm 116 hộ kinh doanh trên địa bàn này trong tháng 8/2008. Đồng thời, nghiên cứu cũng sử dụng phương pháp hồi quy Heckman hai bước với biến phụ thuộc là biến giả bằng 01 nếu hộ kinh doanh dễ

dàng tiếp cận với nguồn tín dụng và ngược lại bằng 0. Bên cạnh đó, các yếu tố mà nghiên cứu sử dụng để phân tích khả năng tiếp cận tín dụng của hộ kinh doanh bao gồm tuổi của chủ hộ, trình độ học vấn của chủ hộ, giới tính của chủ hộ, địa vị xã hội, tài sản thế chấp, thủ tục cho vay (dễ dàng). Qua đó, nghiên cứu tìm thấy rằng, các yếu tố như tuổi của chủ hộ, địa vị xã hội của chủ hộ, thủ tục cho vay có tương quan dương với biến khả năng tiếp cận tín dụng của các hộ kinh doanh ở mức ý nghĩa thống kê 0.10. Ngược lại, các yếu tố khác khơng có ảnh hưởng đáng kể đến việc khả năng tiếp cận tín dụng của các hộ kinh doanh.

Lê Khương Ninh và Phạm Văn Dương (2011) đã nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của hộ kinh doanh ở An Giang. Theo đó, các tác giả đã sử dụng mẫu nghiên cứu bao gồm 480 hộ kinh doanh trên địa bàn này. Đồng thời, nghiên cứu cũng sử dụng phương pháp hồi quy Tobit với biến phụ thuộc là lượng tín dụng mà các hộ kinh doanh vay được. Bên cạnh đó, các yếu tố mà nghiên cứu sử dụng để phân tích khả năng tiếp cận tín dụng của hộ kinh doanh bao gồm tuổi của chủ hộ, giới tính chủ hộ, dân tộc chủ hộ, trình độ học vấn của chủ hộ, địa vị xã hội của chủ hộ, khoảng cách đến huyện, thời gian cư trú, quy mơ hộ kinh doanh, thu nhập, diện tích đất canh tác, mục đích vay, số lần vay. Bằng các số liệu thống kê, các tác giả cho thấy rằng nguyên nhân chủ yếu mà làm cho khả năng tiếp cận tín dụng các hộ kinh doanh thấp là do hai vấn đề: (1) khơng có tài sản thế chấp (chiếm gần 60%) và (2) không quen cán bộ tín dụng (chiếm gần 24%). Để làm rõ hơn vấn đề vay vốn tín dụng của các hộ kinh doanh trong mẫu nghiên cứu, các tác giả đã ước lượng mơ hình nghiên cứu và tìm thấy rằng, các yếu tố như giới tính của chủ hộ (nam), trình độ học vấn, địa vị xã hội, thu nhập, diện tích đất canh tác, mục đích vay, số lần vay đều có tương quan dương với biến khả năng tiếp cận tín dụng của các hộ kinh doanh ở mức ý nghĩa thống kê 0.10. Ngược lại, các yếu tố khác khơng có ảnh hưởng đáng kể đến việc khả năng tiếp cận tín dụng của các hộ kinh doanh trong mẫu nghiên cứu.

Lê Khương Ninh và Phạm Văn Hùng (2011) đã nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của hộ kinh doanh ở Hậu Giang. Theo đó, các tác giả đã sử dụng mẫu nghiên cứu bao gồm 333 hộ kinh doanh trên địa bàn này. Đồng thời, nghiên cứu cũng sử dụng phương pháp hồi quy Tobit với biến phụ thuộc là lượng tín dụng mà các hộ kinh doanh vay được. Bên cạnh đó, các yếu tố mà nghiên cứu sử dụng để phân tích khả năng tiếp cận tín dụng của hộ kinh doanh bao gồm trình độ học vấn của chủ hộ, nghề nghiệp của chủ hộ, dân tộc của chủ hộ, thu nhập của hộ kinh doanh, quan hệ xã hội của hộ kinh doanh, khoảng cách đến huyện/thị, điện thoại, diện tích đất canh tác, mục đích vay, chi phí vay, số lần vay, số lượng tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh. Qua đó, nghiên cứu tìm thấy rằng, các yếu tố như trình độ học vấn, nghề nghiệp, thu nhập, điện thoại, mục đích vay, chi phí vay, số lần vay và số lượng tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh có tương quan dương với biến khả năng tiếp cận tín dụng của các hộ kinh doanh ở mức ý nghĩa thống kê 0.10. Ngược lại, khoảng cách đến huyện/thị có tương quan âm với biến khả năng tiếp cận tín dụng của các hộ kinh doanh ở mức ý nghĩa thống kê 0.10. Các yếu tố khác khơng có ảnh hưởng đáng kể đến khả năng tiếp cận tín dụng của các hộ kinh doanh.

Sử Ngọc Anh (2012) đã nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của hộ kinh doanh ở Quận 5, TP. Hồ Chí Minh. Theo đó, tác giả đã sử dụng mẫu nghiên cứu bao gồm 280 hộ kinh doanh trên địa bàn này. Đồng thời, nghiên cứu cũng sử dụng phương pháp hồi quy Logit nhị phân với biến giả bằng 01 khi các hộ kinh doanh tiếp cận với nguồn tín dụng và ngược lại bằng 0. Bên cạnh đó, các yếu tố mà nghiên cứu sử dụng để phân tích khả năng tiếp cận tín dụng của hộ kinh doanh bao gồm tuổi chủ hộ, giới tính chủ hộ, trình độ học vấn của chủ hộ, dân tộc của chủ hộ, quy mô hộ kinh doanh, số năm hoạt động kinh doanh, vốn kinh doanh, doanh thu, tiền thuế nộp ngân sách, tiền cho chi phí kinh doanh, thu nhập của Hộ, giấy tờ nhà đất, địa bàn hoạt động. Qua đó, nghiên cứu tìm thấy rằng, các yếu tố như dân tộc của chủ hộ, số năm hoạt động kinh doanh, doanh thu, chi phí hoạt động, thu nhập của hộ, địa bàn hoạt động khu

vực An Đơng có tương quan dương với biến khả năng tiếp cận tín dụng của các hộ kinh doanh ở mức ý nghĩa thống kê 0.10. Ngược lại, trình độ học vấn của chủ hộ, vốn kinh doanh, tiền thuế nộp ngân sách có tương quan âm với biến khả năng tiếp cận tín dụng của các hộ kinh doanh ở mức ý nghĩa thống kê 0.10. Các yếu tố khác khơng có ảnh hưởng đáng kể đến việc khả năng tiếp cận tín dụng của các hộ kinh doanh.

Duy và các cộng sự (2012) đã nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của hộ kinh doanh ở Đồng Bằng Sông Cửu Long Việt Nam. Theo đó, các tác giả đã sử dụng mẫu nghiên cứu bao gồm 325 hộ kinh doanh trên địa bàn này từ tháng 5 đến tháng 10 năm 2009. Đồng thời, nghiên cứu cũng sử dụng phương pháp hồi quy Heckman hai bước với biến giả bằng 01 khi các hộ kinh doanh tiếp cận với nguồn tín dụng và ngược lại bằng 0. Bên cạnh đó, các yếu tố mà nghiên cứu sử dụng để phân tích khả năng tiếp cận tín dụng của hộ kinh doanh bao gồm tuổi chủ hộ, giới tính, trình độ học vấn, tơn giáo, tình trạng hơn nhân, quy mơ hộ kinh doanh, tài sản thế chấp, khoảng cách đến trung tâm chợ. Qua đó, nghiên cứu tìm thấy rằng, các yếu tố như tài sản thế chấp, tình trạng hơn nhân (đã kết hơn) có tương quan dương với biến khả năng tiếp cận tín dụng của các hộ kinh doanh ở mức ý nghĩa thống kê 0.10. Ngược lại, các biến số quy mô hộ kinh doanh, khoảng cách đến trung tâm chợ có tương quan âm với biến khả năng tiếp cận tín dụng của các hộ kinh doanh ở mức ý nghĩa thống kê 0.10. Các yếu tố khác khơng có ảnh hưởng đáng kể đến việc khả năng tiếp cận tín dụng của các hộ kinh doanh.

Lê Trung Kiên (2016) đã nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của hộ kinh doanh ở huyện U Minh, tỉnh Cà Mau. Theo đó, tác giả đã sử dụng mẫu nghiên cứu bao gồm 120 hộ kinh doanh trên địa bàn này. Đồng thời, nghiên cứu cũng sử dụng phương pháp hồi quy Logit nhị phân với biến giả bằng 01 khi các hộ kinh doanh tiếp cận với nguồn tín dụng và ngược lại bằng 0. Bên cạnh đó, các yếu tố mà nghiên cứu sử dụng để phân tích khả năng tiếp cận tín dụng của hộ kinh doanh bao gồm tuổi của chủ hộ, giới tính của chủ hộ, thu nhập bình quân, kinh nghiệm sản

xuất, tỷ lệ người phụ thuộc, trình độ học vấn, nợ quá hạn, diện tích đất canh tác, thủ tục cho vay (rườm rà), quan hệ xã hội, tài sản thế chấp. Qua đó, nghiên cứu tìm thấy rằng, các yếu tố như tuổi của chủ hộ, thu nhập bình quân, và tài sản thế chấp có tương quan dương với biến khả năng tiếp cận tín dụng của các hộ kinh doanh ở mức ý nghĩa thống kê 0.10. Ngược lại, nợ quá hạn có tương quan âm với biến khả năng tiếp cận tín dụng của các hộ kinh doanh ở mức ý nghĩa thống kê 0.10. Các yếu tố khác khơng có ảnh hưởng đáng kể đến việc khả năng tiếp cận tín dụng của các hộ kinh doanh.

Huỳnh Thế Ngà (2017) đã nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của hộ kinh doanh ở địa bàn huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang. Theo đó, tác giả đã sử dụng mẫu nghiên cứu bao gồm 210 hộ kinh doanh trên địa bàn này. Đồng thời, nghiên cứu cũng sử dụng phương pháp hồi quy Logit nhị phân với biến giả bằng 01 khi các hộ kinh doanh tiếp cận với nguồn tín dụng và ngược lại bằng 0. Bên cạnh đó, các yếu tố mà nghiên cứu sử dụng để phân tích việc khả năng tiếp cận tín dụng của hộ kinh doanh bao gồm giới tính chủ hộ (nam), trình độ học vấn chủ hộ, số thành viên của hộ kinh doanh, số lao động của hộ kinh doanh, thu nhập bình quân, quan hệ xã hội, diện tích đất sản xuất, giao thơng (thuận lợi), kinh nghiệm sản xuất, kỳ hạn vay, lãi suất, chi phí vay, mục đích vay. Qua đó, nghiên cứu tìm thấy rằng, các yếu tố như giới tính chủ hộ, trình độ học vấn, thu nhập bình quân, quan hệ xã hội, diện tích đất sản xuất có tương quan dương với biến khả năng tiếp cận tín dụng của các hộ kinh doanh ở mức ý nghĩa thống kê 0.10. Ngược lại, các yếu tố khác trong mơ hình nghiên cứu khơng có ảnh hưởng đáng kể đến khả năng tiếp cận tín dụng của các hộ kinh doanh.

Trần Dũ Điều (2017) đã nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của hộ kinh doanh ở thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang. Theo đó, tác giả đã sử dụng mẫu nghiên cứu bao gồm 160 hộ kinh doanh trên địa bàn này. Đồng thời, nghiên cứu cũng sử dụng phương pháp hồi quy Logit nhị phân với biến giả bằng 01 khi các hộ kinh doanh tiếp cận với nguồn tín dụng và ngược lại bằng 0. Bên cạnh đó, các yếu tố mà nghiên cứu sử dụng để phân tích khả năng tiếp cận tín dụng của hộ kinh

doanh bao gồm tuổi chủ hộ, giới tính chủ hộ, trình độ học vấn của chủ hộ, dân tộc của chủ hộ, quy mơ hộ kinh doanh, số lao động chính, số năm hoạt động kinh doanh, vốn kinh doanh, doanh thu và tài sản thế chấp cho ngân hàng. Qua đó, nghiên cứu tìm thấy rằng, các yếu tố như dân tộc của chủ hộ, quy mô hộ kinh doanh, số năm hoạt động kinh doanh, vốn kinh doanh, doanh thu và tài sản thế chấp có tương quan dương với biến khả năng tiếp cận tín dụng của các hộ kinh doanh ở mức ý nghĩa thống kê 0.10. Ngược lại, tuổi của chủ hộ có tương quan âm với biến khả năng tiếp cận tín dụng của các hộ kinh doanh ở mức ý nghĩa thống kê 0.10. Các yếu tố khác khơng có ảnh hưởng đáng kể đến khả năng tiếp cận tín dụng của các hộ kinh doanh.

Trần Anh Tú (2018) đã nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của hộ nông dân trên địa bàn huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai. Theo đó, tác giả đã sử dụng mẫu nghiên cứu bao gồm 160 hộ kinh doanh trên địa bàn này. Đồng thời, nghiên cứu cũng sử dụng phương pháp hồi quy Logit nhị phân với biến giả bằng 01 khi các hộ nông dân tiếp cận với nguồn tín dụng và ngược lại bằng 0. Bên cạnh đó, các yếu tố mà nghiên cứu sử dụng để phân tích việc khả năng tiếp cận tín dụng của hộ nơng dân bao gồm giới tính chủ hộ, tuổi chủ hộ, trình độ học vấn, quy mơ hộ kinh doanh, mục đích vay, quan hệ xã hội của hộ kinh doanh, diện tích đất sản xuất nơng nghiệp, thu nhập bình qn. Qua đó, nghiên cứu tìm thấy rằng, các yếu tố như quy mơ hộ kinh doanh, mục đích vay, diện tích đất sản xuất nơng nghiệp có tương quan dương với biến khả năng tiếp cận tín dụng của các hộ nơng dân ở mức ý nghĩa thống kê 0.10. Ngược lại, thu nhập bình qn có tương quan âm với biến khả năng tiếp cận tín dụng của các hộ nơng dân ở mức ý nghĩa thống kê 0.10. Các yếu tố khác khơng có ảnh hưởng đáng kể đến việc vay tín dụng của các hộ nông dân.

Trịnh Anh Khoa (2018) đã nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của hộ kinh doanh ở tỉnh Trà Vinh. Theo đó, tác giả đã sử dụng mẫu nghiên cứu bao gồm 309 hộ kinh doanh trên địa bàn này. Đồng thời, nghiên cứu cũng sử dụng phương pháp hồi quy Logit nhị phân với biến giả bằng 01 khi các hộ nông dân tiếp

cận với nguồn tín dụng và ngược lại bằng 0. Bên cạnh đó, các yếu tố mà nghiên cứu sử dụng để phân tích khả năng tiếp cận tín dụng của hộ nơng dân bao gồm giới tính của chủ hộ (nam), tuổi của chủ hộ, trình độ học vấn của chủ hộ, mối quan hệ xã hội của chủ hộ, diện tích đất sản xuất, thu nhập của hộ kinh doanh. Qua đó, nghiên cứu tìm thấy rằng, các yếu tố như giới tính (nam), trình độ học vấn, mối quan hệ xã hội, diện tích đất sản xuất và thu nhập của hộ kinh doanh đều có tương quan dương với biến khả năng tiếp cận tín dụng của các hộ nơng dân ở mức ý nghĩa thống kê 0.10. Các yếu tố khác khơng có ảnh hưởng đáng kể đến khả năng tiếp cận tín dụng của các hộ nơng dân.

Tóm lại, có thể thấy rằng có nhiều nghiên cứu trong nước và nước ngồi đều đã tiến hành nghiên cứu các yếu tố tác động đến khả năng tiếp cận tín dụng của các hộ kinh doanh trong thời gian vừa qua. Tuy nhiên, xét thấy rằng số lượng nghiên cứu đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng của các hộ kinh doanh tại địa bàn tỉnh Đồng Nai tuy có nhưng dường như cịn khan hiếm, và đặc biệt tại huyện Xuân Lộc thì dường như vẫn chưa có nghiên cứu nào được thực hiện. Cho nên, có thể thấy rằng đây chính là điểm mới của đề tài này và với mong muốn đề tài này sẽ có thể lắp đầy lỗ hỏng nghiên cứu trước đây tại địa bàn huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai khi đánh giá các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá yếu tố tác động đến khả năng tiếp cận tín dụng của các hộ kinh doanh ở ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện xuân lộc, tỉnh đồng nai (Trang 27 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)