.Thống kê mẫu nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá yếu tố tác động đến khả năng tiếp cận tín dụng của các hộ kinh doanh ở ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện xuân lộc, tỉnh đồng nai (Trang 53 - 62)

Trước khi tiến hành đánh giá các yếu tố tác động đến khả năng tiếp cận tín dụng của các hộ kinh doanh ở huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai, đề tài trình bày thống kê sơ lược tỷ lệ hộ kinh doanh cảm thấy khả năng tiếp cận tín dụng cao và thấp theo các yếu tố đang phân tích. Cụ thể, Bảng 4.1, 4.2, 4.3, 4.4, 4.5, 4.6 và 4.7 lần lượt trình bày các yếu tố trình độ học vấn, số năm hoạt động kinh doanh, quy mô hộ kinh doanh, tuổi của chủ hộ kinh doanh, giới tính của chủ hộ kinh doanh, tài sản thế chấp và thu nhập hằng năm của hộ kinh doanh.

Bảng 4.1. Thống kê tỷ lệ hộ kinh doanh cảm thấy Khả năng tiếp cận vớn tín dụng cao và thấp theo trình độ học vấn

Học vấn Khả năng tiếp cận vốn thấp Khả năng tiếp cận vốn cao Tổng Số lượng hộ Tỷ trọng Số lượng hộ Tỷ trọng

Hết cấp 3 33 37,50% 55 62,50% 88

Hết cấp 2 33 45,83% 39 54,17% 72

Hết cấp 1 3 7,32% 38 92,68% 41

Tổng 69 34,33% 132 65,67% 201

Nguồn: Tổng hợp theo tính tốn của học viên dựa trên nguồn số liệu khảo sát

Đầu tiên, qua Bảng 4.1 có thể thấy rằng, nhìn chung mẫu nghiên cứu có các chủ hộ kinh doanh có trình độ học vấn khác nhau nhưng khơng tập trung q nhiều vào một trình độ nào. Cụ thể, có đến 88 chủ hộ có trình độ THPT, 72 chủ hộ có trình độ cấp 2 và 41 chủ hộ có trình độ cấp 1.

Bảng 4.2. Thống kê tỷ lệ hộ kinh doanh cảm thấy Khả năng tiếp cận vốn cao và thấp theo số năm hoạt động kinh doanh

Số năm

Khả năng tiếp cận vốn thấp

Khả năng tiếp cận vốn

cao Tổng

Số lượng hộ Tỷ trọng Số lượng hộ Tỷ trọng

01 – 04 năm 51 55,43% 41 44,57% 92

05 – 08 năm 18 33,33% 36 66,67% 54

09 – 13 năm 0 0,00% 43 100,00% 43

Trên 14 năm 0 0,00% 12 100,00% 12

Tổng 69 34,33% 132 65,67% 201

Nguồn: Tổng hợp theo tính tốn của học viên dựa trên nguồn số liệu khảo sát

Tiếp theo, qua Bảng 4.2 có thể thấy rằng, nhìn chung mẫu nghiên cứu có các hộ kinh doanh có số năm hoạt động kinh doanh khác nhau nhưng không tập trung quá nhiều vào phân khúc số năm nào. Cụ thể, có đến 92 hộ đang hoạt động từ 01 đến 04 năm, 54 hộ đang hoạt động từ 05 đến 08 năm, 43 hộ đang hoạt động từ 09 đến 13 năm và 12 hộ đang hoạt động trên 14 năm. Hơn thế nữa, dựa vào tỷ trọng của các chủ hộ cảm thấy khả năng tiếp cận tín dụng cao và thấp thì dường như số năm hoạt động kinh doanh càng lớn thì các hộ kinh doanh càng cảm thấy khả năng tiếp cận tín dụng cao. Chẳng hạn như, trong khi các hộ kinh doanh hoạt động từ 01 đến 04 năm cảm thấy khả năng tiếp cận tín dụng cao chỉ chiếm tỷ trọng 44.57%, cũng như tỷ trọng cảm thấy khả năng tiếp cận tín dụng cao của các hộ kinh doanh hoạt động từ 05 đến 08 năm khoảng 66.65% thì các hộ kinh doanh trên 09 năm dường như đều cảm thấy khả năng tiếp cận tín dụng cao (tỷ trọng đạt 100%). Cho nên có thể thấy rằng có sự khác biệt trong việc cảm thấy khả năng tiếp cận tín dụng cao và thấp theo số năm hoạt động kinh doanh của các hộ kinh doanh.

Bảng 4.3. Thống kê tỷ lệ hộ kinh doanh cảm thấy Khả năng tiếp cận vốn cao và thấp theo quy mô hộ kinh doanh

Quy mô Khả năng tiếp cận vốn thấp Khả năng tiếp cận vốn cao Tổng Số lượng hộ Tỷ trọng Số lượng hộ Tỷ trọng 01 thành viên 17 65,38% 9 34,62% 26 02 – 04 thành viên 42 48,28% 45 51,72% 87 05 – 07 thành viên 10 19,23% 42 80,77% 52 08 – 10 thành viên 0 0,00% 36 100,00% 36 Tổng 69 34,33% 132 65,67% 201

Nguồn: Tổng hợp theo tính tốn của học viên dựa trên nguồn số liệu khảo sát

Tiếp theo, qua Bảng 4.3 có thể thấy rằng, nhìn chung mẫu nghiên cứu có các hộ kinh doanh có quy mơ tương đối khác nhau nhưng khơng tập trung quá nhiều vào phân khúc quy mơ nào. Cụ thể, có đến 26 hộ đang hoạt động với 01 thành viên, 87 hộ đang hoạt động với từ 02 đến 04 thành viên, 52 hộ đang hoạt động với từ 05 đến 07 thành viên và 36 hộ đang hoạt động với từ 08 đến 10 thành viên. Hơn thế nữa, dựa vào tỷ trọng của các chủ hộ cảm thấy khả năng tiếp cận tín dụng cao và thấp thì dường như quy mơ hộ kinh doanh càng lớn thì các hộ kinh doanh càng cảm thấy khả năng tiếp cận tín dụng cao. Chẳng hạn như, trong khi các hộ kinh doanh có 01 thành viên cảm thấy khả năng tiếp cận tín dụng cao chỉ chiếm tỷ trọng 34.62%, cũng như tỷ trọng cảm thấy khả năng tiếp cận tín dụng cao của các hộ kinh doanh có từ 02 đến 04 thành viên khoảng 51.72% thì các hộ kinh doanh có số thành viên từ 05 đến 07 thành viên và 08 đến 10 thành viên có tỷ trọng cảm thấy khả năng tiếp cận tín dụng cao rất cao, lần lượt là 80.77% và 100%.

Cho nên có thể thấy rằng có sự khác biệt trong việc cảm thấy khả năng tiếp cận tín dụng cao và thấp theo quy mơ của các hộ kinh doanh.

Bảng 4.4. Thống kê tỷ lệ hộ kinh doanh cảm thấy Khả năng tiếp cận vốncao và thấp theo độ tuổi của chủ hộ kinh doanh

Tuổi

Khả năng tiếp cận vốn thấp

Khả năng tiếp cận vốn

cao Tổng

Số lượng hộ Tỷ trọng Số lượng hộ Tỷ trọng

22 – 28 tuổi 14 66,67% 7 33,33% 21

29 – 38 tuổi 18 47,37% 20 52,63% 38

39 – 48 tuổi 27 52,94% 24 47,06% 51

Trên 49 tuổi 10 10,99% 81 89,01% 91

Tổng 69 34,33% 132 65,67% 201

Nguồn: Tổng hợp theo tính tốn của học viên dựa trên nguồn số liệu khảo sát

Tiếp theo, qua Bảng 4.4 có thể thấy rằng, nhìn chung mẫu nghiên cứu có các chủ hộ kinh doanh có số tuổi tương đối khác nhau nhưng không tập trung quá nhiều vào phân khúc tuổi nào. Cụ thể, có 21 chủ hộ có độ tuổi từ 22 đến 28 tuổi, 38 chủ hộ có độ tuổi từ 29 đến 38 tuổi, 51 chủ hộ có độ tuổi từ 39 đến 48 tuổi và 91 chủ hộ có độ tuổi trên 49 tuổi. Hơn thế nữa, dựa vào tỷ trọng của các chủ hộ cảm thấy khả năng tiếp cận tín dụng cao và thấp thì dường như độ tuổi của chủ hộ càng lớn thì các hộ kinh doanh càng cảm thấy khả năng tiếp cận tín dụng cao. Chẳng hạn như, trong khi các hộ kinh doanh có độ tuổi từ 22 đến 28 tuổi cảm thấy khả năng tiếp cận tín dụng cao chỉ chiếm tỷ trọng 33.33%, cũng như tỷ trọng cảm thấy khả năng tiếp cận tín dụng cao của các chủ hộ có độ tuổi từ 29 đến 38 tuổi thì khoảng 52.63%, trong khi đó các chủ hộ trên 49 tuổi thì có tỷ trọng cảm thấy khả năng tiếp cận tín dụng cao rất cao, chiếm khoảng 89.01% Cho nên có thể

thấy rằng có sự khác biệt trong việc cảm thấy khả năng tiếp cận tín dụng cao và thấp theo độ tuổi của chủ hộ.

Tiếp theo, qua Bảng 4.5 có thể thấy rằng, nhìn chung mẫu nghiên cứu có các chủ hộ kinh doanh không tập trung quá nhiều vào phân khúc giới tính nào và phân bổ đều ở hai giới tính. Cụ thể, có 100 hộ kinh doanh có chủ hộ là nam và 101 hộ kinh doanh có chủ hộ là nữ. Hơn thế nữa, dựa vào tỷ trọng của các chủ hộ cảm thấy khả năng tiếp cận tín dụng cao và thấp thì dường như nữ giới là chủ hộ của hộ kinh doanh thì có khả năng tiếp cận tín dụng cao hơn so với nam giới là chủ hộ của hộ kinh doanh, với tỷ trọng của nữ đạt khoảng 87.13% và của nam đạt khoảng 44%.

Bảng 4.5. Thống kê tỷ lệ hộ kinh doanh cảm thấy Khả năng tiếp cận vớn cao và thấp theo giới tính của chủ hộ kinh doanh

Giới tính Khả năng tiếp cận vớn thấp Khả năng tiếp cận vốn cao Tổng Số lượng hộ Tỷ trọng Số lượng hộ Tỷ trọng

Nam 56 56,00% 44 44,00% 100

Nữ 13 12,87% 88 87,13% 101

Tổng 69 34,33% 132 65,67% 201

Nguồn: Tổng hợp theo tính tốn của học viên dựa trên nguồn số liệu khảo sát

Tiếp theo, qua Bảng 4.6 có thể thấy rằng, nhìn chung mẫu nghiên cứu có khoảng 151 hộ kinh doanh có tài sản thế chấp và 50 hộ kinh doanh khơng có tài sản thế chấp. Hơn thế nữa, dựa vào tỷ trọng của các chủ hộ cảm thấy khả năng tiếp cận tín dụng cao và thấp thì dường như các hộ kinh doanh có tài sản thế chấp cảm thấy có khả năng tiếp cận tín dụng cao hơn so với các hộ kinh doanh khơng có tài sản thế chấp, với tỷ trọng của hộ kinh doanh có và khơng có tài sản thế chấp lần lượt là 86.75% và 2%.

Bảng 4.6. Thống kê tỷ lệ hộ kinh doanh cảm thấy Khả năng tiếp cận vốn cao và thấp theo Tài sản thế chấp

Tài sản thế chấp

Khả năng tiếp cận vốn thấp Khả năng tiếp cận vốn cao

Tổng Số lượng hộ Tỷ trọng Số lượng hộ Tỷ trọng

20 13,25% 131 86,75% 151

Không 49 98,00% 1 2,00% 50

Tổng 69 34,33% 132 65,67% 201

Nguồn: Tổng hợp theo tính tốn của học viên dựa trên nguồn số liệu khảo sát

Bảng 4.7. Thống kê tỷ lệ hộ kinh doanh cảm thấy Khả năng tiếp cận vốn cao và thấp theo thu nhập hằng năm của hộ kinh doanh

Thu nhập

Khả năng tiếp cận vốn thấp

Khả năng tiếp cận vốn

cao Tổng

Số lượng hộ Tỷ trọng Số lượng hộ Tỷ trọng

0 – 243 triệu 28 57,14% 21 42,86% 49

243 – 425 triệu 23 46,94% 26 53,06% 49

425 – 630 triệu 12 22,22% 42 77,78% 54

Trên 630 triệu 6 12,24% 43 87,76% 49

Tổng 69 34,33% 132 65,67% 201

Nguồn: Tổng hợp theo tính tốn của học viên dựa trên nguồn số liệu khảo sát

Cuối cùng, qua Bảng 4.7 có thể thấy rằng, nhìn chung mẫu nghiên cứu có các hộ kinh doanh có thu nhập hằng năm tương đối khác nhau và cũng không tập trung quá nhiều vào phân khúc thu nhập nào. Cụ thể, có 49 hộ kinh doanh có mức thu nhập dưới 243 triệu/năm, 49 hộ kinh doanh có mức thu nhập từ 243 đến 425 triệu/năm, 54 hộ kinh

doanh có mức thu nhập từ 425 đến 630 triệu/năm và 49 hộ kinh doanh có mức thu nhập trên 630 triệu/năm. Hơn thế nữa, dựa vào tỷ trọng của các chủ hộ cảm thấy khả năng tiếp cận tín dụng cao và thấp thì dường như thu nhập hằng năm của hộ kinh doanh càng lớn thì các hộ kinh doanh càng cảm thấy có khả năng tiếp cận tín dụng cao. Chẳng hạn như, trong khi các hộ kinh doanh có mức thu nhập dưới 243 triệu/năm cảm thấy có khả năng tiếp cận tín dụng cao chỉ chiếm tỷ trọng 42,86%, cũng như các hộ kinh doanh có mức thu nhập từ 243 đến 425 triệu/năm cảm thấy có khả năng tiếp cận tín dụng cao chỉ chiếm tỷ trọng 53,06%, trong khi đó các hộ kinh doanh có thu nhập trên 425 triệu thì có tỷ trọng cảm thấy có khả năng tiếp cận tín dụng cao rất lớn, chiếm khoảng 77,78% (từ 425 đến 630 triệu) và 87,76% (từ 630 triệu trở lên). Cho nên có thể thấy rằng có sự khác biệt trong việc cảm thấy khả năng tiếp cận tín dụng cao và thấp theo thu nhập hằng năm của hộ kinh doanh.

Kết quả được trình bày trong Bảng 4.8. Dựa vào Bảng kết quả này, có thể thấy giá trị trung bình của biến tindung đạt 0,6567, hàm ý rằng có khoảng 132 khách hàng hộ kinh doanh cảm thấy có khả năng tiếp cận tín dụng cao tại Agribank Xuân Lộc; 69 khách hàng hộ kinh doanh cịn lại thì cảm thấy khả năng tiếp cận tín dụng thấp.

Tương tự vậy, biến trình độ học vấn chủ hộ kinh doanh, học vấn, có giá trị trung bình đạt 11/12. Số liệu này cho thấy rằng các chủ hộ kinh doanh trong mẫu nghiên cứu chủ yếu là có trình độ bình quân là 11/12.

Giá trị trung bình của biến số năm kinh doanh, sonam, đạt 6,0945. Số liệu này cho thấy rằng các hộ kinh doanh đang hoạt động kinh doanh bình quân khoảng 06 năm.

Giá trị trung bình của biến tuổi của chủ hộ kinh doanh, tuoi, đạt 44.1692. Số liệu này cho thấy rằng các chủ hộ kinh doanh đang có độ tuổi bình qn khoảng 44 tuổi.

Bảng 4.8. Thớng kê mơ tả các biến trong mơ hình nghiên cứu

Biến Trung bình Độ lệch chuẩn Nhỏ nhất Lớn nhất

TINDUNG 0,6567 0,4760 0 1 HOCVAN 11 0,7681 5 12 SONAM 6,0945 4,0738 1 15 TUOI 44,1692 10,3900 22 58 TSTC 0,7512 0,4334 0 1 GIOITINH 0,4975 0,5012 0 1 QUYMO 4,4577 2,6475 1 10 SALE 432,5721 241,0445 80 900

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả chạy mơ hình Stata

Giá trị trung bình của biến TSTC đạt 0,7512. Số liệu này cho thấy rằng các hộ kinh doanh trong mẫu nghiên cứu có khoảng 151 hộ có tài sản thế chấp, ngược lại có khoảng 50 hộ kinh doanh khơng có tài sản thế chấp.

Giá trị trung bình của biến giới tính của chủ hộ kinh doanh, gioitinh, đạt 0,4975. Số liệu này cho thấy rằng có khoảng 100 chủ hộ kinh doanh là nam giới, 101 chủ hộ kinh doanh là nữ giới.

Giá trị trung bình của biến quy mơ hộ kinh doanh, quymo, đạt 4,4577. Số liệu này cho thấy rằng các hộ kinh doanh trong mẫu nghiên cứu đang có bình qn khoảng 4 thành viên trong hộ.

Giá trị trung bình của biến thu nhập hằng năm của hộ kinh doanh, size, đạt 432,5721. Số liệu này cho thấy rằng các hộ kinh doanh trong mẫu nghiên cứu đang có thu nhập bình quân hằng năm khoảng 432 triệu/năm (xấp xỉ 36 triệu/tháng).

Đầu tiên, kết quả của ma trận tương quan giữa các biến số trong mơ Hình hồi quy được luận văn thể hiện trongBảng 4.9 bằng cách dùng câu lệnh pwcorr trong Stata 13.

Dựa vào kết quả trong Bảng 4.9, đề tài có thể kết luận rằng không tồn tại hiện tượng đa cộng tuyến trong mơ hình nghiên cứu. Bởi vì giá trị tuyệt đối của các hệ số tương quan giữa các biến độc lập trong mơ hình đều nhỏ hơn 0.8. Mà theo Franke (2010), khi hệ số tương quan giữa các biến độc lập nhỏ hơn 0.8 thì cho thấy khơng tồn tại hiện tượng đa cộng tuyến trong mơ hình nghiên cứu.

Bảng 4.9. Ma trận tương quan

tindung hocva

n

sonam tuoi tstc gioitinh quym

o TINDUN G 1 HOCVAN 0,1896*** 1 SONAM 0,4913*** 0,0758 1 TUOI 0,4122*** 0,0689 0,2419*** 1 TSTC 0,7717*** 0,0948 0,3674*** 0,3769** * 1 GIOITINH -0,4542*** 0,018 -0,2754*** -0,0345 -0,3942*** 1 QUYMO 0,4705*** 0,0455 0,2769*** 0,2255** * 0,3743*** -0,1612** 1

Trong đó, *, ** và *** lần lượt thể hiện mức ý nghĩa 10%, 5% và 1%.

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả chạy mơ hình Stata

Bảng 4.10. Kết quả kiểm tra đa cộng tuyến bởi hệ số VIF

Biến Hệ sớ VIF VIF bình phương Tolerance R bình phương

HOCVAN 1,04 1,02 0,96 0,0392 SONAM 1,25 1,12 0,80 0,1988 TUOI 1,24 1,11 0,80 0,1933 TSTC 1,58 1,26 0,63 0,3687 GIOITINH 1,26 1,12 0,79 0,2076 QUYMO 1,21 1,10 0,82 0,1736 SALE 1,12 1,06 0,89 0,1048

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả chạy mơ hình Stata

Dựa vào Bảng 4.10, có thể nhận thấy rằng, đa số các hệ số VIF của các biến độc lập trong mơ hình nghiên cứu biến động từ 1.04 đến 1.58. Hơn thế nữa, các nghiên cứu trước đây cho rằng khi hệ số VIF của biến độc lập lớn hơn 10, thì có thể tồn tại hiện tượng đa cộng tuyến trong mơ hình nghiên cứu. Vì thế, dựa vào hệ số VIF của các biến được trình bày trong Bảng 4.10, đề tài có thể kết luận khơng xảy ra hiện tượng ĐCT trong mơ hình nghiên cứu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá yếu tố tác động đến khả năng tiếp cận tín dụng của các hộ kinh doanh ở ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện xuân lộc, tỉnh đồng nai (Trang 53 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)