Kết quả kiểm tra khả năng dự báo của mơ hình hồi quy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá yếu tố tác động đến khả năng tiếp cận tín dụng của các hộ kinh doanh ở ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện xuân lộc, tỉnh đồng nai (Trang 65)

Giá trị thực Dự báo đúng Tỷ lệ đúng (%)

Khả năng tiếp cận tín dụng cao 133 126 94.74% Khả năng tiếp cận tín dụng thấp 68 62 91.18%

Tổng cộng 201 188 93.53%

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả chạy mơ hình Stata

Dựa Bảng kết quả trong Bảng 4.14, đề tài nhận thấy rằng khả năng dự báo của mơ hình nghiên cứu tác động của các yếu tố đến khả năng tiếp cận tín dụng của các hộ kinh doanh đã và đang vay tại Agribank Xuân Lộc tương đối cao, với giá trị dự báo đúng lên đến 93.53%. Cụ thể:

Trong 133 trường hợp chủ hộ kinh doanh cảm thấy có khả năng tiếp cận tín dụng cao, mơ hình nghiên cứu tác động của các yếu tố đến khả năng tiếp cận tín dụng của các hộ kinh doanh đã và đang vay tại Agribank Xuân Lộc dự báo đúng 126 trường hợp, đạt tỷ lệ 94.74%.

Trong 68 trường hợp chủ hộ kinh doanh cảm thấy khó khăn trong tiếp cận với vay vốn tín dụng, mơ hình nghiên cứu tác động của các yếu tố đến khả năng tiếp cận tín dụng

của các hộ kinh doanh đã và đang vay tại Agribank Xuân Lộc dự báo đúng 62 trường hợp, đạt tỷ lệ 91.18%.

Qua đây có thể thấy rằng kết quả mơ hình nghiên cứu tác động của các yếu tố đến khả năng tiếp cận tín dụng của các hộ kinh doanh đã và đang vay tại Agribank Xuân Lộc.

Bảng 4.15. Kết quả hồi quy các yếu tớ ảnh hưởng đến vay tín dụng của hộ kinh doanh tại Agribank Xuân Lộc

Biến giải thích Hệ số hồi quy Sai số chuẩn Giá trị Z Mức ý

nghĩa Khoảng ý nghĩa 95%

HOCVAN 0,5249 0,2716 1,93 0,053 -0,0074 1,0571 SONAM 0,1662 0,0613 2,71 0,007 0,0459 0,2864 TUOI 0,0571 0,0236 2,42 0,016 0,0109 0,1034 TSTC 3,2699 0,8446 3,87 0 1,6145 4,9254 GIOITINH -1,0622 0,4093 -2,6 0,009 -1,8644 -0,2600 QUYMO 0,2510 0,0906 2,77 0,006 0,0734 0,4286 SALE 0,0027 0,0010 2,62 0,009 0,0007 0,0047 Hệ số chặn -7,8506 1,8805 -4,17 0 -11,5364 -4,1648

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả chạy mơ hình Stata

Đồng thời, tương tự như các nghiên cứu thực nghiệm trước đây khi lựa chọn mơ hình tối ưu, luận văn sử dụng phương pháp stepwise đối với mơ hình Probit trong Stata 13 để tìm mơ hình tối ưu khi nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng của các hộ kinh doanh đang vay tại Agribank Xuân Lộc bằng cách sử dụng câu lệnh stepwise. Kết quả này được trình bày trong Bảng 4.15.

Qua Bảng kết quả 4.15, luận văn thấy rằng phương pháp stepwise ứng dụng trên mơ hình Probit khơng loại bất kỳ biến số nào ra khỏi mơ hình hồi quy do có các giá trị

được giữ lại trong mơ hình nghiên cứu vẫn là các biến hocvan, sonam, tuoi, tstc, gioitinh, quymo, sale.

Từ kết quả trên ta có phương trình thể hiện mối quan hệ giữa khả năng tiếp cận tín dụng và các biến độc lập như sau:

Tindung = 0.5249 * Hocvan + 0.1662 * Sonam + 0.0571 * Tuoi + 3.2699 * Tstc – 1.0622 * Gioitinh + 0.2510 * Quymo + 0.0027 * Sale – 7.8506

Bên cạnh đó, luận văn cũng thực hiện đo lường ảnh hưởng biên (marginal effect) của các biến độc lập đến biến phụ thuộc là khả năng tiếp cận tín dụng của các hộ kinh doanh bằng cách sử dụng câu lệnh margins trong phần mềm Stata 13. Kết quả của ảnh hưởng biên của các biến được thể hiện trong Bảng 4.16.

Dựa vào Bảng kết quả 4.16 có thể thấy rằng trong các biến độc lập thì TSTC là yếu tố tác động đáng kể và mạnh nhất đếnkhả năng tiếp cận tín dụng của các hộ kinh doanh đang vay tại Agribank Xuân Lộc.

Bảng 4.16. Kết quả hồi quy ảnh hưởng biên của các yếu tớ đến vay tín dụng của hộ kinh doanh tại Agribank Xuân Lộc

Biến dy/dx Sai số

chuẩn

Giá trị

z Ý nghĩa Khoảng tin cậy 95%

HOCVAN 0,0518 0,0187 2,77 0,006 0,0151 0,0886 SONAM 0,0134 0,0041 3,24 0,001 0,0053 0,0215 TUOI 0,0516 0,0170 3,03 0,002 0,0183 0,0850 TSTC 0,2534 0,0452 5,61 0 0,1648 0,3419 GIOITINH -0,0876 0,0263 -3,33 0,001 -0,1393 -0,0360 QUYMO 0,0155 0,0058 2,66 0,008 0,0041 0,0270 SALE 0,0002 0,0001 3,0900 0,0020 0,0001 0,0003

Đồng thời, thứ tự mức độ ảnh hưởng biên của các biến số đến khả năng tiếp cận tín dụng của các hộ kinh doanhtheo giá trị tuyệt đối là giới tính của chủ hộ kinh doanh, trình độ học vấn của chủ hộ kinh doanh, tuổi của chủ hộ kinh doanh, quy mô của hộ kinh doanh, số năm hoạt động của hộ kinh doanh và doanh thu hằng năm của hộ kinh doanh.

4.2.2. Thảo luận

Dựa vào kết quả nghiên cứu đạt được từ mơ hình probit, phương trình nghiên cứu được thể hiện như sau:

Tindung = 0.5249 * Hocvan + 0.1662 * Sonam + 0.0571 * Tuoi + 3.2699 * Tstc – 1.0622 * Gioitinh + 0.2510 * Quymo + 0.0027 * Sale – 7.8506

Kết quả theo Bảng 4.15 cho thấy tất cả các biến độc lập đều có tác động đáng kể đến khả năng tiếp cận tín dụng của các hộ kinh doanh đang vay tại Agribank Xuân Lộc với độ tin cậy 90% bao gồm giới tính của chủ hộ kinh doanh, trình độ học vấn của chủ hộ kinh doanh, tuổi của chủ hộ kinh doanh, quy mô của hộ kinh doanh, số năm hoạt động của hộ kinh doanh, tài sản thế chấp và doanh thu hằng năm của hộ kinh doanh.

Đồng thời, kết quả hồi quy cho thấy rằng tất cả 07 biến độc lập đều có ảnh hưởng đáng kể đến khả năng tiếp cận tín dụng của các hộ kinh doanh đang vay tại Agribank Xuân Lộc, tuy nhiên chiều hướng tác động thì có sự khác biệt. Cụ thể, trình độ học vấn của chủ hộ kinh doanh, tuổi của chủ hộ kinh doanh, quy mô của hộ kinh doanh, số năm hoạt động của hộ kinh doanh, tài sản thế chấp và doanh thu hằng năm của hộ kinh doanh đều có tương quan dương với khả năng tiếp cận tín dụng của các hộ kinh doanh, trong khi đó, yếu tố cịn lại giới tính của chủ hộ kinh doanh lại thể hiện mối quan hệ ngược chiều với khả năng tiếp cận tín dụng của các hộ kinh doanh. Do đó, các kết quả mà luận văn phát hiện nhìn chung đều phù hợp với giả thuyết đặt ra, ngoại trừ giả thuyết H2. Trong phần tiếp theo của phần này, luận văn sẽ phân tích tác động của từng biến độc lập đến khả năng tiếp cận tín dụng của các hộ kinh doanh đang vay tại Agribank Xuân Lộc, đồng thời kiểm định giả thuyết đã trình bày trong luận văn này.

Hệ số của biến tuoi trong phương trình hồi quy các yếu tố tác động khả năng tiếp cận tín dụng của các hộ kinh doanh là 0,0571 và giá trị p là 0,016. Các số liệu này chứng tỏ độ tuổi của chủ hộ kinh doanh có mối tương quan dương với khả năng tiếp cận tín dụng của các hộ kinh doanh đang vay tại Agribank Xuân Lộc và có ý nghĩa thống kê. Mối quan hệ này có ý nghĩa thống kê ở mức 5%. Kết quả này tương tự với nghiên cứu Nguyễn Quốc Oánh và Phạm Thị Mỹ Dung (2010), Lê Trung Kiên (2016),Sekyi (2017). Từ kết quả trên ta chấp nhận giả thuyết H1 mà luận văn đã đưa ra. Điều này cho thấy rằng các chủ hộ kinh doanhđang vay tại Agribank Xuân Lộc càng lớn tuổi dường như có khả năng tiếp cận các nguồn vốn vay tín dụng cũng như mức độ vay nợ cao hơn.

Trong thực tế, Việt Nam thì dường như những người thành đạt đa phần là những người lớn tuổi, cũng như có các tài sản nhất định và cũng có nhiều mối quan hệ xã hội. Do đó, khả năng tiếp cận các nguồn vốn vay tín dụng cũng như mức độ vay nợ của họ sẽ cao hơn so với những người trẻ tuổi, những khách hàng chưa có nhiều tài sản cũng như mối quan hệ xã hội.

4.2.2.2. Trình độ học vấn của chủ hộ kinh doanh(hocvan)

Hệ số của biến hocvan trong phương trình hồi quy các yếu tố tác động khả năng tiếp cận tín dụngvay tín dụng của các hộ kinh doanh là 0,5249 và giá trị p là 0,053 chứng tỏ trình độ học vấn của chủ hộ kinh doanh có mối tương quan dương với khả năng tiếp cận vốnvay tín dụngcủa các hộ kinh doanh đang vay tại Agribank Xuân Lộc và có ý nghĩa thống kê. Mối quan hệ này có ý nghĩa thống kê ở mức 10%. Kết quả này tương tự với bằng chứng thực nghiệm của Okurut (2006), Akpan và các cộng sự (2013), Peprah (2013), Biyase và Fisher (2017), Lê Khương Ninh và Phạm Văn Dương (2011), Lê Khương Ninh và Phạm Văn Hùng (2011), Huỳnh Thế Ngà (2017), Trịnh Anh Khoa (2018). Từ kết quả trên ta chấp nhận giả thuyết H4 mà luận văn đã đưa ra. Bằng chứng này cho thấy rằng các chủ hộ kinh doanhđang vay tại Agribank Xn Lộccó trình độ học vấn càng cao thì dường như có khả năng tiếp cận các nguồn vốn vay tín dụng cũng như mức độ vay nợ cao hơn.

Trong thực tế, có trình độ học vấn của chủ hộ kinh doanh có liên quan trực tiếp đến việc tổng hợp các kiến thức kinh tế xã hội, khoa học và kỹ thuật, qua đó có thể đưa ra các quyết định liên quan đến vay vốn (Nguyen và Nguyen, 2011). Theo đó các hộ kinh doanh có trình độ học vấn thấp thường gặp nhiều khó khăn khi vay vốn với các thủ tục hiện hành vì các chủ hộ kinh doanh khơng có khả năng tự ứng dụng, tự phát triển các kế hoạch sản xuất (Trịnh Anh Khoa, 2018). Hơn thế nữa, các hộ kinh doanh này cũng thiếu nhiều kiến thức có liên quan đến thơng tin và kỹ thuật sản xuất nên hầu hết các hộ kinh doanh này sẽ không dám đầu tư vào sản xuất và cải thiện cuộc sống. Cho nên có thể thấy rằng trình độ học vấn cao có thể mang đến cho chủ hộ khả năng tính tốn, đầu tư, kinh doanh có hiệu quả cao hơn, cũng như có thể chủ động trong việc tìm kiếm nguồn vốn vay khi cần thiết do đó sẽ dễ dàng tiếp cận với các nguồn vốn vay hơn.

4.2.2.3. Giới tính của chủ hộ kinh doanh (gioitinh)

Hệ số của biến gioitinh trong phương trình hồi quy các yếu tố tác động khả năng tiếp cận tín dụng của các hộ kinh doanh là -1,0622 và giá trị p là 0,009 chứng tỏ giới tính của chủ hộ kinh doanh (nam giới) có mối tương quan âm với khả năng tiếp cận vốnvay tín dụng của các hộ kinh doanh đang vay tại Agribank Xuân Lộc và có ý nghĩa thống kê. Mối quan hệ này có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Kết quả này tương tự với nghiên cứu của Akpan và các cộng sự (2013), Sekyi (2017). Từ kết quả trên đề tài bác bỏ giả thuyết H2 mà luận văn đã đưa ra. Phát hiện này của đề tài cho thấy rằng các chủ hộ kinh doanhđang vay tại Agribank Xuân Lộc là nữ giới dường như có khả năng tiếp cận các nguồn vốn vay tín dụng cũng như mức độ vay nợ cao hơn so với các chủ hộ kinh doanh là nam giới.

Trong thực tế, có thể thấy rằng việc các chủ hộ là nữ giới thì dường như chăm chỉ làm việc hơn, có mức kỷ luật tài chính đối với bản thân cao hơn, và vì thế sẽ có khả năng trả nợ cao hơn so với chủ hộ là nam giới (Goetz và Gupta, 1996; Wongnaa và Awunyo - Vitor, 2013). Trong trường hợp này, khả năng tiếp cận tín dụng của chủ hộ là nữ giới sẽ cao hơn so với chủ hộ là nam giới.

4.2.2.4. Quy mô hộ kinh doanh (Quymo)

Hệ số của biến Quymo trong phương trình hồi quy các yếu tố tác động khả năng tiếp cận tín dụng của các hộ kinh doanh là 0,2510 và giá trị p là 0,006 chứng tỏ quy mơ hộ kinh doanh có mối tương quan dương với khả năng tiếp cận tín dụng của các hộ kinh doanh đang vay tại Agribank Xuân Lộc và có ý nghĩa thống kê. Mối quan hệ này có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Kết quả này tương tự với nghiên cứu của Okurut (2006), Barslund và Tarp (2008), Trần Dũ Điều (2017), Trần Anh Tú (2018). Từ kết quả trên đề tài chấp nhận giả thuyết H3 mà luận văn đã đưa ra khi cho rằng các hộ kinh doanhđang vay tại Agribank Xn Lộc có quy mơ càng lớn thì dường như có khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng cao hơn.

Trong thực tế, có thể thấy rằng các hộ kinh doanh càng có quy mơ càng lớn dường như sẽ có đủ lực lượng lao động để tạo ra doanh thu lớn hơn, gia tăng năng suất lao động, từ đó có thể cải thiện khả năng tiếp cận tín dụng của các hộ kinh doanh.

4.2.2.5. Thu nhập hằng năm của hộ kinh doanh (Sale)

Hệ số của biến Sale trong phương trình hồi quy các yếu tố tác động khả năng tiếp cận tín dụng của các hộ kinh doanh là 0,0027 và giá trị p là 0,009 chứng tỏ thu nhập hằng năm của hộ kinh doanh có mối tương quan dương với khả năng tiếp cận tín dụng của các hộ kinh doanh đang vay tại Agribank Xuân Lộc và có ý nghĩa thống kê. Mối quan hệ này có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Từ kết quả trên đề tài chấp nhận giả thuyết H6 mà luận văn đã đưa ra khi cho rằng các hộ kinh doanhđang vay tại Agribank Xuân Lộc có thu nhập hằng năm càng cao thì dường như có khả năng tiếp cận các nguồn vốn vay tín dụng cũng như mức độ vay nợ cao hơn. Kết quả này cũng tương đồng với các phát hiện của Sekyi (2017), Lê Khương Ninh và Phạm Văn Dương (2011), Lê Khương Ninh và Phạm Văn Hùng (2011), Sử Ngọc Anh (2012), Lê Trung Kiên (2016), Huỳnh Thế Ngà (2017), Trịnh Anh Khoa (2018).

Trong thực tế, có thể thấy rằng điều kiện kinh tế của hộ kinh doanh được xem là yếu tố đầu tiên khi phân tích vấn đề tiếp cận vay vốn tín dụng của các hộ kinh doanh

(Nguyen và Nguyen, 2011). Trong đó, thu nhập hằng năm được xem như là yếu tố đại diện cho điều kiện kinh tế của hộ kinh doanh tốt nhất (Trịnh Anh Khoa, 2018). Có thể thấy rằng các hộ kinh doanh có thu nhập hằng năm càng cao thì càng cho thấy hộ kinh doanh đang kinh doanh có hiệu quả và có thể vay vốn nhiều hơn so với các hộ kinh doanh có thu nhập hằng năm thấp hơn. Bên cạnh đó, có thể thấy rằng thu nhập hằng năm của hộ kinh doanh có thể phản ánh được khả năng trả nợ của các hộ kinh doanh và cho nên các hộ kinh doanh có thu nhập hằng năm càng cao thường sẽ được ưu tiên khi các ngân hàng xem xét cấp tín dụng. Nói cách khác, các ngân hàng sẽ lựa chọn các khách hàng nói chung, hộ kinh doanh nói riêng có nguồn thu nhập ổn định cũng như dồi dào để cấp tín dụng với lý do các khách hàng này ít có rủi ro tín dụng hơn.

4.2.2.6. Số năm hoạt động của hộ kinh doanh (sonam)

Hệ số của biến sonam trong phương trình hồi quy các yếu tố tác động khả năng tiếp cận tín dụng của các hộ kinh doanh là 0,1662 và giá trị p là 0,007 chứng tỏ số năm hoạt động của hộ kinh doanh có mối tương quan dương với khả năng tiếp cận tín dụng của các hộ kinh doanh đang vay tại Agribank Xuân Lộc và có ý nghĩa thống kê. Mối quan hệ này có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Từ kết quả trên đề tài chấp nhận giả thuyết H5 mà luận văn đã đưa ra khi cho rằng các hộ kinh doanhđang vay tại Agribank Xuân Lộc có số năm hoạt động càng cao thì dường như có khả năng tiếp cận các nguồn vốn vay tín dụng cũng như mức độ vay nợ cao hơn. Kết quả này cũng tương đồng với các phát hiện của Sử Ngọc Anh (2012), Trần Dũ Điều (2017).

Trong thực tế, có thể thấy rằng số năm hoạt động của hộ kinh doanh có thể phản ánh được kinh nghiệm của chủ hộ kinh doanh trong ngành nghề kinh doanh đó. Mà có thể thấy rằng những chủ hộ có kinh nghiệm càng nhiều thì dường như sẽ có hiệu suất làm việc cũng như đạt được nhiều kết quả tốt hơn so với các chủ hộ chưa có nhiều kinh nghiệm. Đồng thời, thời gian hoạt động trong ngành càng lâu sẽ giúp cho các chủ hộ có thể đạt được nhiều mối quan hệ xã hội hơn và do đó sẽ có thể giúp các hộ kinh doanh này hoạt động hiệu quả hơn. Ngoài ra, khi đã kinh doanh lâu năm trong ngành, các hộ

kinh doanh sẽ có lượng đối tác ổn định và uy tín khách hàng đã có, thuận lợi trong hoạt động tín dụng thương mại.

4.2.2.7. Tài sản thế chấp

Hệ số của biến tài sản thế chấp trong phương trình hồi quy các yếu tố tác động khả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá yếu tố tác động đến khả năng tiếp cận tín dụng của các hộ kinh doanh ở ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện xuân lộc, tỉnh đồng nai (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)