4.2 .Kết quả nghiên cứu
4.2.2 .Thảo luận
4.2.2.7. Tài sản thế chấp
Hệ số của biến tài sản thế chấp trong phương trình hồi quy các yếu tố tác động khả năng tiếp cận tín dụng của các hộ kinh doanh là 3,2699 và giá trị p là 0,000 chứng tỏ tài sản thế chấp có mối tương quan dương với khả năng tiếp cận tín dụng của các hộ kinh doanh đang vay tại Agribank Xuân Lộc và có ý nghĩa thống kê. Mối quan hệ này có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Kết quả này tương tự với nghiên cứu của Kedir (2003), Barslund và Tarp (2008), Lê Khương Ninh và Phạm Văn Dương (2011), Duy và các cộng sự (2012), Lê Trung Kiên (2016), Trần Dũ Điều (2017), Huỳnh Thế Ngà (2017), Trần Anh Tú (2018), Trịnh Anh Khoa (2018). Từ kết quả trên đề tài chấp nhận giả
thuyết H7 mà luận văn đã đưa ra. Điều này cho thấy các hộ kinh doanhđang vay tại Agribank Xuân Lộc có tài sản thế chấp thì dường như có khả năng tiếp cận các nguồn vốn vay tín dụng cũng như mức độ vay nợ cao hơn so với các hộ kinh doanh khơng có tài sản thế chấp.
Trong thực tế, có thể thấy rằng tài sản thế chấp có thể được sử dụng như là một cơng cụ để giúp giảm thiểu vấn đề bất cân xứng thông tin giữa người đi vay và người cho vay. Thật vậy, các hợp đồng tín dụng giữa ngân hàng và khách hàng nói chung, hộ kinh doanh nói riêng đều có ràng buộc vấn đề tài sản thế chấp và bắt buộc khách hàng phải thực hiện. Giá trị của tài sản thế chấp có thể thơng qua giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đây cũng được xem là tài sản thế chấp quan trọng nhất của các hộ kinh doanh. Lý do là các ngân hàng sẽ có thể thanh lý các tài sản thế chấp này trong trường hợp các khách hàng (người đi vay) không thể thực hiện các nghĩa vụ nợ như đã cam kết trong hợp đồng tín dụng. Do đó, các hộ kinh doanh có sở hữu tài sản mà có thể sử dụng để đảm bảo cho các khoản vay thì dường như sẽ dễ dàng trong việc tiếp cận vốn vay tín dụng ngân hàng hơn so với các hộ kinh doanh khơng có tài sản thế chấp.
Sau khi tiến hành ước lượng cũng như thảo luận các kết quả hồi quy đạt được, đề tài tiến hành so sánh với các giả thuyết nghiên cứu mà đề tài đã đặt ra trong Chương 3. Kết quả so sánh được trình bàng trong Bảng 4.17.
Bảng 4.17. Tổng hợp kỳ vọng dấu và kết quả đề tài
Biến Kỳ vọng dấu Phát hiện
TUOI + + GIOITINH + - HOCVAN + + QUYMO +/- + SONAM + + SALE + + TSTC + +
Nguồn: Học viên tổng hợp trên kỳ vọng và thực tế.
Qua Bảng này có thể thấy rằng, dường như các giả thuyết nghiên cứu mà đề tài đặt ra đều được chấp nhận, ngoại trừ giả thuyết nghiên cứu liên quan đến biến giới tính của chủ hộ kinh doanh khi mà đề tài kỳ vọng nam giới sẽ có thể dễ dàng tiếp cận hơn nhưng kết quả lại cho thấy nữ giới có thể dễ dàng tiếp cận hơn. Điều này có thể xuất phát từ việc nam giới thường là người phải đưa ra nhiều quyết định trong gia đình cho nên cũng sẽ thường phải xử lý các chi tiêu hằng ngày của gia đình/hộ kinh doanh. Hơn thế nữa, với mối quan hệ rộng rãi của mình, nam giới thường sẽ tốn kém nhiều chi phí để duy trì hơn. Theo đó, thu nhập mà nam giới dùng để hoàn thành các nghĩa vụ nợ như đã cam kết sẽ có thể suy giảm, nói cách khác, các ngân hàng sẽ đánh giá khả năng trả nợ của các chủ hộ kinh doanh là nam giới sẽ thấp hơn nữ giới.
Chương này tác giả đã tập trung thảo luận các kết quả nghiên cứu về các yếu tố tác động đến khả năng tiếp cận tín dụng của các hộ kinh doanh tại ngân hàng Agribank Xuân Lộc. Các kết quả thống kê đều cho thấy có sự khác biệt giữa các nhóm Hộ theo giới tính, độ tuổi và trình độ học vấn sẽ có ảnh hưởng khác nhau đến khả năng tiếp cận tín dụng. Bên cạnh đó, các kết quả phân tích hồi quy cũng cho thấy khả năng tiếp cận tín dụng của các hộ kinh doanh chịu sự tác động khác nhau về dấu và ý nghĩa thống kê của các yếu tố như là quy mô kinh doanh của Hộ được đại diện bằng số lao động của Hộ, doanh thu kinh doanh, tài sản thế chấp và số năm kinh doanh. Kết quả này một lần nữa khẳng định các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng của các hộ kinh doanh tại Agribank Xuân Lộc có nhiều điểm chung với các nghiên cứu trước đây nhưng cũng có một vài sự khác biệt mang tính đặc thù địa phương.