.Quy trình nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá yếu tố tác động đến khả năng tiếp cận tín dụng của các hộ kinh doanh ở ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện xuân lộc, tỉnh đồng nai (Trang 36)

Theo Hình 3.1, để có cơ sở thực hiện nghiên cứu, đầu tiên luận văn tổng quan các lý thuyết cũng như các nghiên cứu trước có liên quan đến vấn đề nghiên cứu, cụ thể là khả năng tiếp cận tín dụng của các hộ kinh doanh. Sau đó dựa trên các nghiên cứu này, đề tài đề xuất mơ hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu. Ở phần này, đề tài định nghĩa chi tiết các biến trong mơ hình nghiên cứu và trình bày cách xác định các biến đồng thời cũng nêu rõ kỳ vọng về sự tác động của các biến độc lập lên biến phụ thuộc.

Sau đó, đề tài tiến hành khảo sát các hộ kinh doanh đã và đang vay tại Agribank Xuân Lộc. Dựa trên nguồn dữ liệu thơ thu thập được, tính tốn số liệu cho các biến độc lập và biến phụ thuộc. Sau đó đề tài tiến hành hồi quy mơ hình theo các phương pháp khác nhau và thực hiện kiểm định để lựa chọn mơ hình phù hợp nhất và dựa vào đó để đưa ra các kết luận cho đề tài.

Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu

3.2. Mơ hình nghiên cứu

Dựa trên nghiên cứu trước đây về các yếu tố tác động đến khả năng tiếp cận tín dụng của các hộ kinh doanh đã được học viên đề cập trong phần tổng quan các nghiên cứu trước đây, học viên tiến hành lựa chọn các biến số thích hợp cho mục đích nghiên cứu để từ đó xây dựng các giả thuyết nghiên cứu. Có thể thấy rằng các yếu tố tác động đến việc vay tín dụng có thể được chia thành hai nhóm chính như sau: (1) Nhóm liên quan đến các yếu tố thể hiện đặc điểm của chủ hộ kinh doanh (CHUHO) như tuổi của chủ hộ kinh doanh (TUOI), giới tính của chủ hộ (GIOITINH), trình độ học vấn của chủ hộ (HOCVAN); (2) Nhóm liên quan đến các yếu tố thể hiện đặc điểm của hộ kinh doanh (HOKINHDOANH) như quy mô hộ kinh doanh (thành viên sinh sống trong hộ kinh doanh) (QUYMO), số năm hoạt động kinh doanh (SONAM), doanh thu hằng năm (SALE), Tài sản thế chấp (TSTC). Qua đó đề tài đề xuất mơ hình nghiên cứu như sau:

Trong đó :

TINDUNG là biến phụ thuộc thể hiện việc tiếp cận vốn tín dụng của các hộ kinh doanh, trong đó biến giả bằng 01 phản ánh rằng hộ kinh doanh cảm thấy dễ dàng tiếp cận với nguồn vốn tín dụng của Chi nhánh và ngược lại bằng 0;

CHUHO, và HOKINHDOANH lần lượt là các biến thể hiện các nhóm yếu tố liên quan đến đặc điểm của chủ hộ kinh doanh và đặc điểm của hộ kinh doanh.

β : hệ số hồi quy

ε : là phần dư của phương trình hồi quy

Từ phương trình (1), tác giả thực hiện bước nghiên cứu định tính thơng qua phỏng vấn, trao đổi với các chuyên gia là những cán bộ tín dụng tại các ngân hàng đã từng thực hiện cấp tín dụng cho các hộ kinh doanh, các đại diện chủ hộ đã từng đến ngân hàng xin vay vốn thông qua dàn bài là các câu hỏi có liên quan theo gợi ý. Sau khi phỏng vấn các chuyên gia, tác giả tiến hành tổng hợp các yếu tố dựa trên lý thuyết nghiên cứu, đối chiếu với các nghiên cứu trước đây và khả năng khai thác dữ liệu để phát triển mơ hình thực nghiệm cho luận văn. Kết quả phỏng vấn chuyên gia được thể hiện Bảng sau:

Bảng 3.1: Tổng hợp kết quả phỏng vấn chuyên gia

Biến Ký hiệu Số ý kiến

đồng ý

Khả năng tiếp cận tín dụng TINDUNG 15/15 Tuổi chủ hộ TUOI 15/15 Giới tính của chủ kinh doanh GIOITINH 10/15 Trình độ học vấn của chủ hộ HOCVAN 12/15 Quy mô hộ kinh doanh QUYMO 15/15 Số năm hoạt động SONAM 13/15 Doanh thu hằng năm SALE 15/15 Tài sản thế chấp TSTC 15/15 Các yếu tố khác:

- Lĩnh vực kinh doanh - Mối quan hệ của chủ hộ

- Chủ hộ là khách hàng đã từng vay trước đây

Nguồn: tổng hợp của tác giả từ khảo sát chuyên gia

Như vậy, hầu hết các chuyên gia đều đồng ý với các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng của các hộ kinh doanh trên địa bàn huyện Xuân Lộc khi đến vay nợ tại Agribank Xuân Lộc. Yếu tố có tỷ lệ chuyên gia đồng ý thấp nhất là giới tính của chủ hộ với tỷ lệ đồng ý là 10/15 vì một số chun gia cho rằng giới tính khơng ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng của các hộ kinh doanh, sau đó là yếu tố trình độ học vấn chủ hộ với tỷ lệ là 12/15 chuyên gia đồng ý. Ngồi ra, các chun gia cịn cho rằng các yếu tố khác cũng có ảng hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng của các hộ kinh doanh

như là: Lĩnh vực kinh doanh; Mối quan hệ của chủ hộ; chủ hộ là khách hàng đã từng vay trước đây. Tuy nhiên, trong giới hạn nghiên cứu, đề tài không tiếp cận được các dữ liệu này nên đề tài không đưa các yếu tố này vào mơ Hình. Đây cũng là hạn chế của đề tài.

Cuối cùng, sau khi phân tách các nhóm yếu tố thành các yếu tố cụ thể, và phương trình mới như sau:

TINDUNG = α0 + α1 * TUOI + α2 * GIOITINH + α3 * HOCVAN + α4 *QUYMO + α5 *SONAM + α6 *SALE + α7 * TSTC+ ε (2)

3.3. Đo lường biến

TUOI đại diện cho tuổi của chủ hộ. Các nghiên cứu trước đây đều cho thấy độ tuổi của chủ hộ sẽ ảnh hưởng đến khả năng vay vốn bởi vì tuổi đại diện cho mức độ ổn định trong tư duy và hành động, thể hiện kinh nghiệm trong thực hiện các hoạt động kinh doanh. Biến này sẽ được đo lường bằng độ tuổi của chủ hộ theo thống kê đến thời điểm xem xét hồ sơ vay vốn (Duy và các cộng sự, 2012; Lê Trung Kiên, 2016; Huỳnh Thế Ngà, 2017; Trần Dũ Điều, 2017; Trần Anh Tú, 2018; Trịnh Anh Khoa, 2018).

GIOITINH đại diện cho giới tính của chủ hộ kinh doanh (với giá trị bằng 1 thì cho thấy chủ hộ là nam giới và ngược lại bằng 0 thì chủ hộ là nữ giới). Biến giới tính cũng thuộc về đặc tính của chủ hộ. Các nghiên cứu trước đây đều chỉ ra rằng chủ hộ giới tính nam thường có khả năng quản lý việc kinh doanh hiệu quả, sự ổn định trong việc đưa ra các quyết định trong kinh doanh hơn là nữ giới (Duy và các cộng sự, 2012; Lê Trung Kiên, 2016; Huỳnh Thế Ngà, 2017; Trần Dũ Điều, 2017; Trần Anh Tú, 2018; Trịnh Anh Khoa, 2018).

HOCVAN đại diện cho trình độ học vấn của chủ hộ. Biến này được đo lường bằng trình độ học vấn cao nhất và được tính theo khung trình độ 12/12 của Việt Nam (Duy và các cộng sự, 2012; Lê Trung Kiên, 2016; Huỳnh Thế Ngà, 2017; Trần Dũ Điều, 2017; Trần Anh Tú, 2018; Trịnh Anh Khoa, 2018).

QUYMO đại diện cho quy mơ của hộ kinh doanh và được tính bởi số lượng thành viên lao động trong hộ kinh doanh. Các nghiên cứu trước đây đều cho rằng quy mô kinh

doanh của hộ thường được thể hiện thông qua số lao động tham gia vào hoạt động kinh doanh của hộ. Số lao đồng càng cao thì càng thể hiện quy mô kinh doanh lớn và ngược lại (Duy và các cộng sự, 2012; Lê Trung Kiên, 2016; Huỳnh Thế Ngà, 2017; Trần Dũ Điều, 2017; Trần Anh Tú, 2018; Trịnh Anh Khoa, 2018)

SONAM đại diện cho số năm hoạt động kinh doanh của hộ kinh doanh và được tính bởi số năm hoạt động kinh doanh tính đến năm 2019. Các nghiên cứu trước đây cho thấy ngân hàng thường sẽ quan tâm nhiều đến số năm hoạt động kinh doanh đến thời điểm cho vay của hộ. Hộ càng có số năm kinh doanh lớn thì càng thể hiện sự ổn định trong kinh doanh và ngân hàng thường có khả năng cho vay đố với các hộ này nhiều hơn (Duy và các cộng sự, 2012; Lê Trung Kiên, 2016; Huỳnh Thế Ngà, 2017; Trần Dũ Điều, 2017; Trần Anh Tú, 2018; Trịnh Anh Khoa, 2018).

SALE đại diện cho doanh thu hằng năm của hộ kinh doanh và được tính bởi doanh thu bình quân trong một năm (triệu đồng). Doanh thu của hộ thể hiện khả năng hoạt động kinh doanh hiệu quả của hộ, nếu cùng ngành nghề, hộ có doanh thu cao hơn thì càng thể hiện khả năng quản trị, khả năng tiếp cận thị trường tốt hơn và do đó ngân hàng càng tin tưởng để cho vay nhiều hơn (Duy và các cộng sự, 2012; Lê Trung Kiên, 2016; Huỳnh Thế Ngà, 2017; Trần Dũ Điều, 2017; Trần Anh Tú, 2018; Trịnh Anh Khoa, 2018).

Tài sản thế chấp đại diện cho tài sản thế chấp của hộ kinh doanh cho việc vay vốn tại ngân hàng (với giá trị bằng 1 thì cho thấy hộ kinh doanh có tài sản thế chấp và ngược lại bằng 0 thì hộ kinh doanh khơng có tài sản thế chấp). Đối với các hộ kinh doanhtài sản thế chấp chủ yếu là đất nông nghiệp, hơn nữa, vốn vay kinh doanh của các hộ là tương đối nhỏ so với vốn vay của doanh nghiệp. Vì vậy, ngân hàng thường chỉ quan tâm đến việc hộ vay vốn có tài sản thế chấp hay khơng? Giá trị tài sản thế chấp thường cũng quan trọng nhưng đối với các hộ kinh doanh trên địa bàn tài sản thế chấp chủ yếu là đất nơng nghiệp có giá trị nhỏ và thường khó định giá, khi vay vốn các hộ thường chỉ thể hiện có tài sản thế chấp hợp lệ sẽ được ngân hàng xem xét hồ sơ dễ hơn chứ đây không phải là điều kiện tiên quyết trong việc cấp tín dụng cho các hộ kinh doanh (Duy và các

cộng sự, 2012; Lê Trung Kiên, 2016; Huỳnh Thế Ngà, 2017; Trần Dũ Điều, 2017; Trần Anh Tú, 2018; Trịnh Anh Khoa, 2018).

Bảng 3.2. Mô tả biến

Biến Ký hiệu Mô tả

Khả năng tiếp cận tín

dụng TINDUNG

biến giả bằng 01 phản ánh rằng hộ kinh doanh cảm thấy dễ dàng tiếp cận với nguồn vốn tín dụng của Chi nhánh và ngược lại bằng 0

Tuổi chủ hộ TUOI Tuổi của chủ hộ tính đến năm 2019 Giới tính của chủ kinh

doanh GIOITINH

Biến giả bằng 1 thì cho thấy chủ hộ là nam giới và ngược lại bằng 0 thì chủ hộ là nữ giới

Trình độ học vấn của

chủ hộ HOCVAN

Biến giả bằng 1 cho thấy chủ hộ có trình độ tốt nghiệp phổ thông, bằng 2 cho thấy chủ hộ có trình độ cao đẳng, đại học và bằng 3 cho thấy chủ hộ có trình độ sau đại học

Quy mô hộ kinh

doanh QUYMO Số lượng thành viên lao động trong hộ kinh doanh Số năm hoạt động SONAM Số năm hoạt động kinh doanh tính đến năm 2019 Doanh thu hằng năm SALE Doanh thu bình quân trong một năm (triệu đồng) Tài sản thế chấp TSTC

Biến giả giá trị bằng 1 thì cho thấy hộ kinh doanh có tài sản thế chấp và ngược lại bằng 0 thì hộ kinh doanh khơng có tài sản thế chấp

3.4. Giả thuyết nghiên cứu

Trong phần này đề tài tiến hành trình bày các giả thuyết nghiên cứu có liên quan đến các biến độc lập trong việc xác định khả năng tiếp cận vốnvay tín dụng của các hộ kinh doanh.

3.4.1. Tuổi chủ hộ

Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng khi tuổi của chủ hộ kinh doanh tăng lên, thì khả năng tiếp cận với các nguồn vốn vay tín dụng của họ sẽ suy giảm tương ứng (Diagne, 1999). Theo đó có tồn tại mối tương quan âm giữa tuổi và khả năng tham gia vào các chương trình tín dụng từ các tổ chức tín dụng. Điều này có nghĩa là, khi một cá nhân đang trưởng thành hơn (lớn hơn) hoặc già đi thì xu hướng vay từ các tổ chức tín dụng sẽ suy giảm. Điều này xuất phát từ khả năng trả nợ của các cá nhân này đang suy giảm tương ứng vì các cá nhân quá yếu hoặc không đủ sức khỏe để làm việc nhằm tạo ra thu nhập cần thiết để thực hiện các nghĩa vụ tín dụng với các tổ chức tín dụng (Togba, 2004). Tương tự vậy, một nghiên cứu được thực hiện bởi Mpuga (2010) đã cho thấy rằng tuổi của một cá nhân có tương quan dương với khả năng tiếp cận với nguồn vốn vay tín dụng. Các cá nhân trẻ và năng động thì thường có tham vọng kiếm thu nhập cao hơn và sẽ mở rộng đầu tư hoặc tham gia vào các hoạt động khác nhau hơn là tiết kiệm để tích lũy đủ vốn. Trong khi đó, những người lớn tuổi thì thường có khả năng phụ thuộc nhiều hơn vào tiền tiết kiệm trong quá khứ và tích lũy tài sản để tiêu dùng. Tác giả cũng nói thêm rằng người trẻ tuổi có xu hướng sẽ tiết kiệm và/hoặc vay mượn nhiều hơn để trang trải cho các hoạt động khác nhau, trong khi người lớn tuổi thì ngược lại. Các nghiên cứu của Barslund và Tarp (2008), Trần Dũ Điều (2017) cũng ủng hộ quan điểm này.

Trái ngược với phát hiện của Mpuga, Tang và các cộng sự (2010) đã ủng hộ quan điểm cho rằng các hộ kinh doanh có chủ hộ lớn tuổi thì có khuynh hướng vay nhiều hơn so với những người trẻ tuổi, nói cách khác, khả năng tiếp cận với nguồn vốn vay tín dụng là cao hơn. Bởi vì những người lớn tuổi dường như có mối quan hệ xã hộirộng hơn so với người trẻ tuổi, do đó, sẽ có thể dễ dàng tiếp cận với các nguồn vốn vay hơn. Các

nghiên cứu của Nguyễn Quốc Oánh và Phạm Thị Mỹ Dung (2010), Lê Trung Kiên (2016),Sekyi (2017) cũng ủng hộ quan điểm này. Đồng thời có thể thấy rằng, thực tế tại Việt Nam thì dường như những người thành đạt đa phần là những người lớn tuổi, cũng như có các tài sản nhất định và cũng có nhiều mối quan hệ xã hội. Do đó, khả năng tiếp cận các nguồn vốn vay tín dụng cũng như mức độ vay nợ của họ sẽ cao hơn so với những người trẻ tuổi, những khách hàng chưa có nhiều tài sản cũng như mối quan hệ xã hội. Vì thế, luận văn kỳ vọng hệ số hồi quy của biến tuổi chủ hộ kinh doanh là dương, nói cách khác, các chủ hộ kinh doanh càng lớn tuổi dường như có khả năng tiếp cận các nguồn vốn vay tín dụng cũng như mức độ vay nợ cao hơn.

Giả thuyết H1: Các chủ hộ kinh doanh càng lớn tuổi dường như có khả năng tiếp cận các nguồn vốn vay tín dụng cũng như mức độ vay nợ cao hơn

3.4.2. Giới tính

Theo các nghiên cứu trước đây khi phân tích về mối quan hệ giữa giới tính và khả năng tiếp cận tín dụng cũng như mức độ vay nợ của các hộ kinh doanh thì nhìn chung đều cho rằng giới tính là yếu tố quan trọng khi xác định khả năng tiếp cận tín dụng (McSweeney, 1979; Dey, 1980). Tuy nhiên chiều hướng tác động của giới tính đến khả năng tiếp cận thì có sự trái chiều lẫn nhau. Theo đó, một số nghiên cứu thực nghiệm của Okurut (2006), Lê Khương Ninh và Phạm Văn Dương (2011), Biyase và Fisher (2017), Huỳnh Thế Ngà (2017), Trịnh Anh Khoa (2018) cho rằng chủ hộ là nữ giới thì dường như có khả năng tiếp cận tín dụng thấp hơn so với chủ hộ là nam giới. Quan điểm này có thể được giải thích như là khi so với nam giới, nữ giới thì thường được đánh giá có mức thu nhập dự kiến trong tương lai thấp hơn vì thế sẽ làm giảm khả năng trả nợ cảu khách hàng, cho nên sẽ có khả năng tiếp cận tín dụng thấp hơn (Kochar, 1997). Hơn thế nữa, phần lớn phụ nữ không tham gia vào các hoạt động tài chính do các hoạt động này yêu cầu có kiến thức cũng như kỹ năng cao, và địi hỏi phải có nhiều thơng tin; mà nữ giới thì thường khơng đạt được tiêu chí này so với nam giới (Mayada và các cộng sự,

1994; Devkota, 2006). Cho nên nếu chủ hộ là nam giới thì sẽ có thể tiếp cận ngành tài chính nhiều hơn so với chủ hộ là nữ giới.

Ngược lại, một số nghiên cứu thực nghiệm của Akpan và các cộng sự (2013), Sekyi (2017) lại ủng hộ quan điểm cho rằng các chủ hộ nữ giới sẽ dễ dàng tiếp cận với nguồn vốn vay tín dụng hơn so với các chủ hộ nam giới. Quan điểm này được lập luận bởi việc các chủ hộ là nữ giới thì dường như chăm chỉ làm việc hơn, có mức kỷ luật tài chính đối với bản thân cao hơn, và vì thế sẽ có khả năng trả nợ cao hơn so với chủ hộ là nam giới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá yếu tố tác động đến khả năng tiếp cận tín dụng của các hộ kinh doanh ở ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện xuân lộc, tỉnh đồng nai (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)