.Tài sản thế chấp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá yếu tố tác động đến khả năng tiếp cận tín dụng của các hộ kinh doanh ở ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện xuân lộc, tỉnh đồng nai (Trang 48 - 50)

3.4 .Giả thuyết nghiên cứu

3.4.7 .Tài sản thế chấp

Tài sản thế chấp được xem như là một yếu tố rất quan trọng trong việc tiếp cận với các nguồn vốn vay tín dụng và đây cũng là yếu tố mà các cán bộ tín dụng quan tâm khi các khách hàng có nhu cầu vay vốn (Nguyễn Văn Vũ An và các cộng sự, 2016). Lý thuyết sự lựa chọn đối nghịch cũng cho rằng tài sản thế chấp có thể được sử dụng như là

một cơng cụ để giúp giảm thiểu vấn đề bất cân xứng thông tin giữa người đi vay và người cho vay. Thật vậy, các hợp đồng tín dụng giữa ngân hàng và khách hàng nói chung, hộ kinh doanh nói riêng đều có ràng buộc vấn đề tài sản thế chấp và bắt buộc khách hàng phải thực hiện. Giá trị của tài sản thế chấp có thể thơng qua giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đây cũng được xem là tài sản thế chấp quan trọng nhất của các hộ kinh doanh. Lý do là các ngân hàng sẽ có thể thanh lý các tài sản thế chấp này trong trường hợp các khách hàng (người đi vay) không thể thực hiện các nghĩa vụ nợ như đã cam kết trong hợp đồng tín dụng. Do đó, các hộ kinh doanh có sở hữu tài sản mà có thể sử dụng để đảm bảo cho các khoản vay thì dường như sẽ dễ dàng trong việc tiếp cận vốn vay tín dụng ngân hàng hơn so với các hộ kinh doanh khơng có tài sản thế chấp. Các kết quả thực nghiệm của Kedir (2003), Barslund và Tarp (2008), Lê Khương Ninh và Phạm Văn Dương (2011), Duy và các cộng sự (2012), Lê Trung Kiên (2016), Trần Dũ Điều (2017), Huỳnh Thế Ngà (2017), Trần Anh Tú (2018), Trịnh Anh Khoa (2018) cũng ủng hộ quan điểm này khi tìm thấy mối tương quan dương giữa tài sản thế chấp và khả năng tiếp cận tín dụng của các hộ kinh doanh. Vì thế, luận văn kỳ vọng hệ số hồi quy của biến tài sản thế chấp là dương, nói cách khác, các hộ kinh doanh có tài sản thế chấp thì dường như có khả năng tiếp cận các nguồn vốn vay tín dụng cũng như mức độ vay nợ cao hơn so với các hộ kinh doanh khơng có tài sản thế chấp.

Giả thuyết H7: Các hộ kinh doanh có tài sản thế chấp thì dường như có khả năng tiếp cận các nguồn tín dụng cao hơn so với các hộ kinh doanh khơng có tài sản thế chấp.

Bảng 3.3. Kỳ vọng dấu hồi quy Biến Kỳ vọng dấu TUOI + GIOITINH + HOCVAN + QUYMO +/- SONAM + SALE + TSTC + Nguồn: Học viên tự tổng hợp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá yếu tố tác động đến khả năng tiếp cận tín dụng của các hộ kinh doanh ở ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện xuân lộc, tỉnh đồng nai (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)