3.4 .Giả thuyết nghiên cứu
3.4.3 .Quy mô hộ kinh doanh
Quy mô hộ kinh doanh được đại diện bằng số lao động của hộ cũng được xem là một trong các yếu tố quan trọng quyết định khả năng tiếp cận tín dụng của hộ kinh doanh. Tuy nhiên, chiều hướng ảnh hưởng của quy mơ hộ kinh doanh đến khả năng tiếp cận tín dụng của các hộ kinh doanh dường như chưa nhất quán. Theo đó, một số nghiên cứu thực nghiệm như Okurut (2006), Barslund và Tarp (2008), Trần Dũ Điều (2017), Trần Anh Tú (2018) đã ủng hộ mối tương quan dương giữa quy mô hộ kinh doanh và khả năng tiếp cận tín dụng của các hộ kinh doanh. Các nghiên cứu này cho rằng hộ kinh doanh càng có quy mơ càng lớn dường như sẽ có đủ lực lượng lao động để tạo ra doanh thu lớn hơn, gia tăng năng suất lao động, từ đó có thể cải thiện khả năng tiếp cận tín dụng của các hộ kinh doanh. Tuy nhiên, một số nghiên cứu thực nghiệm khác như Akpan và
các cộng sự (2013), Duy và các cộng sự (2012) lại cho rằng mối quan hệ giữa quy mô hộ kinh doanh và khả năng tiếp cận tín dụng của hộ kinh doanh là âm. Theo các tác giả, các hộ kinh doanh có quy mơ càng lớn thì sẽ có thể phải đối mặt với vấn đề chi phí tiêu dùng tăng cao do lực lượng lao động nhiều, cho nên nếu như lực lượng lao động này không đủ tạo ra nguồn thu nhập trang trải cho các chi phí có liên quan thì sẽ làm giảm thu nhập rịng của hộ kinh doanh và từ đó sẽ làm giảm khả năng tiếp cận tín dụng của các hộ kinh doanh. Vì thế, luận văn cho rằng hệ số hồi quy của biến quy mơ hộ kinh doanh có thể là dương hoặc âm
Giả thuyết H3: Số lao động của hộ kinh doanh càng lớn càng có tác động đến khả năng tiếp cận tín dụng của các hộ kinh doanh.