Xuất mơ hình nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá yếu tố tác động đến khả năng tiếp cận tín dụng của các hộ kinh doanh ở ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện xuân lộc, tỉnh đồng nai (Trang 33 - 36)

Lý thuyết cầu tín dụng cho thấy điểm xuất phát trong việc phân tích nhu cầu tín dụng của các hộ gia đình và các yếu tố tác động đến nhu cầu này chính là mơ hình vịng đời sống. Khi đó để có thể tối đa hóa tiến ích, các cá nhân sẽ có khuynh hướng đi vay vốn tại các ngân hàng. Tín dụng có thể giúp các cá nhân đưa ra lựa chọn liên thời gian (Inter-temporal choice) và có thể giúp các cá nhân gia tăng khả năng tiêu dùng trong hiện tại và phải chấp nhận việc hoàn trả nợ vay (bao gồm cả tiền vay và tiền lãi) trong tương lai.

Lý thuyết sự lựa chọn đối nghịch của thị trường tín dụng, lý thuyết này dựa trên hai giả định chính: (1) Người cho vay khơng thể đánh giá chính xác được mức độ rủi ro

của người đi vay, do đó khơng thể phân biệt người đi vay tốt và người đi vay xấu, (2) Hợp đồng cho vay có tính hữu hạn (nghĩa là, nếu lợi nhuận của dự án thấp hơn nghĩa vụ nợ, thì người vay sẽ khơng có trách nhiệm phải thanh tốn hết). Người cho vay có thể cố gắng giả quyết vấn đề thông tin này một cách trực tiếp bằng cách cố gắng đánh giá các đặc điểm này hoặc một cách gián tiếp bằng cách bổ sung các điều khoản cho vay để ràng buộc người đi vay.

Để đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng của các hộ kinh doanh trên địa bàn huyện Xuân Lộc, luận văn kế thừa các yếu tố được đề xuất trong nhiều nghiên cứu trước đây và chủ yếu thể hiện thơng qua 2 nhóm nhân tố gồm: nhân tố thứ nhất thuộc về đặc điểm của chủ hộ (người đi vay); nhân tố thứ hai thuộc về hiệu quả sử dụng vốn và khả năng trả nợ (người cho vay đánh giá). Qua các nghiên cứu thực nghiệm trước đây, cả trong nước và nước ngồi, đề tài đề xuất mơ hình nghiên cứu như trong Hình 2.1. Theo đó, các yếu tố mà đề tài sử dụng chủ yếu trong nghiên cứu Sử Ngọc Anh (2012), Trần Dũ Điều (2017) và Trần Anh Tú (2018), nhưng vẫn phù hợp với các yếu tố được sử dụng ở các nghiên cứu trước đây ở nước ngồi.

Hình 2.1: Mơ hình nghiên cứu đề xuất Kết luận Chương 2

Chương 2 đã trình bày khung lý thuyết về cầu tín dụng và lý thuyết thơng tin bất đối xứng để cho thấy nhu cầu tín dụng của các hộ kinh doanh và việc thẩm định hồ sơ vay vốn từ ngân hàng là cần thiết. Chương này tác giả cũng đã lược khảo các nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng trong và ngồi nước. Các nghiên cứu này đều cho thấy các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng sẽ được đánh giá thông qua các yếu tố cơ bản như là đặc điểm của hộ kinh doanh về tuổi, giới tính và trình độ, các yếu tố thuộc về kinh doanh của hộ gồm quy mô kinh doanh, quy mô lao động, doanh thu kinh doanh,... cuối cùng, chương này cũng đã dựa vào khung lý thuyết để xây dựng mơ hình nghiên cứu đề xuất là nền tảng thực hiện các bước nghiên cứu tiếp theo.

Tuổi chủ hộ

Giới tính chủ hộ

Quy mô kinh doanh Thu nhập của chủ hộ Tài sản thế chấp Số năm hoạt động Trình độ học vấn Khả năng tiếp cận vốn vay tín dụng hộ H1 H2 H3 H4 H5 H6 H7

CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG TIẾP CẬN TÍN DỤNG CỦA HỘ KINH DOANH

Trong chương này đề tài tiến hành trình bày quy trình nghiên cứu để người đọc nắm rõ cách thức trình bày của luận văn. Sau đó, đề tài cũng đề cập đến mơ hình nghiên cứu được sử dụng nhằm đánh giá tác động của các yếu tố đến khả năng tiếp cận tín dụng của các hộ kinh doanh trên địa bàn huyện Xn Lộc, tỉnh Đồng Nai dựa trên mơ hình đã đề xuất trong Chương 2. Hơn thế nữa, luận văn cũng trình bày các giả thuyết nghiên cứu có liên quan đến các biến độc lập trong việc xác định khả năng tiếp cận tín dụng của các hộ kinh doanh. Cuối cùng là cách thức lựa chọn mẫu nghiên cứu cũng như phương pháp nghiên cứu sẽ được đề tài trình bày.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá yếu tố tác động đến khả năng tiếp cận tín dụng của các hộ kinh doanh ở ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện xuân lộc, tỉnh đồng nai (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)