Chu kỳ hiệu suất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống quản trị hiệu suất tại công ty cổ phần FPT (Trang 29 - 31)

Hỗ trợ quản trị hiệu suất: Nghiên cứu nhấn mạnh việc các nhà quản lý cam

kết hệ thống quản trị hiệu suất: Thiết lập kế hoạch đào tạo – phát triển, cung cấp nguồn lực cần thiết cho nhân viên, cung cấp thơng tin phản hồi mang tính xây dựng một cách liên tục, cung cấp kinh nghiệm thực tế làm việc để tăng kỹ năng cho nhân viên, xác định các nguồn thơng tin và những người có thể hỗ trợ nhân viên. Mặc dù trách nhiệm của người nhân viên là chính trong việc đạt được hiệu suất tốt, vai trị người quản lý phải ln liên tục hỗ trợ để đảm bảo bộ máy hoạt động trơn tru (Torrington và cộng sự, 2002)

Xem xét hiệu suất: Rõ ràng là một giai đoạn quan trọng trong chu kỳ quản trị

hiệu suất. Xem xét chi tiết sẽ được đưa ra để đánh giá hiệu suất. Trong các tài liệu trước đây, việc đánh giá hiệu suất thường được xem như quản trị hiệu suất. Tuy nhiên, đánh giá hiệu suất chỉ là một trong những phần chính yếu nhưng khơng phải là tất cả trong một hệ thống quản trị hiệu suất gồm nhiều yếu tố khác.

Đánh giá hiệu suất: Các quản lý trực tiếp tiến hành đánh giá nhân viên mà họ

chịu trách nhiệm giám sát công việc theo chu kỳ nhất định (thường là 6 tháng hoặc hàng năm nhưng gần đây đã được rút ngắn xuống 6 tháng hoặc 1 quý. Việc đánh giá sẽ được thực hiện trên cơ sở định tính hoặc định lượng với mục đích khen thưởng, phát triển.

Quản trị hiệu suất là một quá trình liên tục, xác định, đo lường và phát triển hiệu suất cá nhân và nhóm. Hệ thống quản lý hiệu suất hiện đại nhấn mạnh sự trò chuyện, phản hồi giữa người quản lý và nhân viên, huấn luyện nếu cần, nhân viên và quản lý cùng đặt ra mục tiêu để hoàn thành, đánh giá hiệu suất bằng tiến độ thực hiện công việc trong quá trình hồn thành mục tiêu. Hệ thống quản lý hiệu suất, giám sát nhân viên đồng ý với mục tiêu bao gồm cả kết quả và hành vi khi thực hiện công việc. Kết quả là kết quả công việc, hành vi đề cập làm thế nào để đạt được kết quả. Thứ hai, quản lý hiệu suất có tính đến kế hoạch phát triển cá nhân và các khóa học để cải thiện hiệu suất. Thứ ba, hệ thống quản lý hiệu suất phải đảm bảo rằng nhân viên hoạt động phù hợp với mục tiêu tổ chức, phản hồi liên tục giữa các cấp (Herman Aguinis và cộng sự, 2011)

Hệ thống quản lý hiệu suất là một quá trình thiết kế và thực hiện các chiến lược để biến tiềm năng thô của nguồn nhân lực thành hiệu suất. Ứng dụng của quản lý hiệu suất là để cải thiện hiệu suất của các thành viên trong tổ chức thơng qua một hệ thống tích hợp và các chiến lược để khuyến khích hoạt động tổ chức thành công (Lee và cộng sự, 2011). Đây cũng là một quá trình giao tiếp liên tục, được thực hiện trong mối quan hệ đối tác giữa nhân viên và người giám sát trực tiếp của mình liên quan đến việc thiết lập những kỳ vọng và hiểu biết rõ ràng về: Chức năng công việc thiết yếu, cơng việc của nhân viên đóng góp vào mục tiêu tổ chức, các điều khoản cụ thể, hiệu suất nhân viên được đo lường và xác định, các rào cản cần được loại bỏ. Theo Keith Alexander Macky 1999, đề xuất rằng một hệ thống quản lý hiệu suất điển hình bao gồm: Truyền đạt chiến lược cho nhân viên của mình, thiết lập các mục tiêu cá nhân, đánh giá thường xuyên, tham khảo ý kiến các nhà tuyển dụng, phản hồi liên tục. Theo (Schneider và cộng sự, 1987), một hệ thống quản lý hiệu suất được phân loại thành phát triển, lập kế hoạch, quản lý, xem xét và thưởng theo từng giai đoạn bao gồm các hoạt động như hình bên dưới. Trong đó, giai đoạn một phác thảo kế hoạch phát triển, đặt mục tiêu và nhận sự cam kết. Giai doạn hai bao gồm đánh giá mục tiêu, tìm thơng tin phản hồi, huấn luyện đào tạo phát triển. Giai đoạn cuối trong đó có sự phát triển cá nhân và các hoạt động chi trả/khen thưởng cho hiệu suất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống quản trị hiệu suất tại công ty cổ phần FPT (Trang 29 - 31)