Mơ hình nghiên cứu đề xuất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống quản trị hiệu suất tại công ty cổ phần FPT (Trang 40 - 44)

(Mơ hình được tác giả tổng hợp từ nhiều nghiên cứu)

2.5. Kết luận chương

Tác giả đề xuất khung phân tích cho nghiên cứu này bao gồm : - Biến phụ thuộc : Sự gắn kết của nhân viên

- Biến độc lập : Thiết lập mục tiêu, hợp đồng tâm lý, thiết kế công việc, đào tạo và phát triển nghề nghiệp, đánh giá hiệu suất, phản hồi

- Biến kiểm sốt : Giới tính, Độ tuổi,cấp độ cơng việc, thời gian làm việc

Sự gắn kết của nhân viên (Employee

Engagement)

Thiết kế công việc (Job design)

Đào tạo và phát triển nghề nghiệp (Trainning and Career Development) Đánh giá hiệu suất –OKR FPT (Performance appraisal) Phản hồi –OKR FPT (Feedback)

Biến kiểm soát (Control Variable) - Giới tính (Sex)

- Độ tuổi (Age)

- Cấp độ công việc (Work Level) - Thời gian làm việc tại FPT (Work Time) Hợp đồng tâm lý (Psychological contract) Thiết lập mục tiêu-OKR FPT (Goal Setting)

Như vậy, thực tiễn nghiên cứu ngoài nước của rất nhiều tác giả cũng như mơ hình Hiệu suất OKR đã chỉ rõ các biến chính có thể tác động đến sự gắn kết của nhân viên bao gồm 6 biến độc lập chính được đưa vào mơ hình. Đây là các biến được nhắc đến nhiều nhất khi được các tác giả lựa chọn nghiên cứu. Tác giả kì vọng rằng, khơng phải tất cả các biến đều tương quan với sự gắn kết của nhân viên FPT là đủ, mà thơng qua đó có thể cung cấp các giải pháp thực tế giúp doanh nghiệp nâng cao được hệ thống quản trị hiệu suất.

CHƯƠNG III: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Loại hình nghiên cứu –Thu thập dữ liệu– Chọn mẫu

Phạm vi nghiên cứu: Nhân viên tại công ty cổ phần FPT. Tổng thể mẫu

khoảng 10.000 nhân viên nhưng tác giả thu thập khoảng 500 mẫu cho nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu: Tác giả sử dụng cả phương pháp định lượng (để

tìm kiếm sự tương quan giữa biến phụ thuộc (sự gắn kết của nhân viên) với các biến độc lập (thiết lập mục tiêu,hợp đồng tâm lý,thiết kế công việc,đào tạo và phát triển nghề nghiệp,đánh giá hiệu suất,phản hồi) và phương pháp định tính qua câu hỏi mở rộng để tìm hiểu mối tương quan của gắn kết giữa nhân viên với phương pháp quản trị hiệu suất. Phương pháp định lượng sử dụng trong nghiên cứu : kiểm định độ tin cậy thang đo Cronbach’s Alpha, Phân tích nhân tố khám phá EFA, tương quan Pearson, hồi quy đa biến.

Thang đo:

- Đối với các câu hỏi định lượng: Tác giả dùng thang đo Linkert từ 1-5 điểm tương ứng cho mức độ từ không đồng ý mạnh mẽ cho đến đồng ý mạnh mẽ. - Đối với các câu hỏi định tính: Mục đích tác giả muốn khai thác thêm các ý

kiến từ đối tượng tham gia khảo sát để tìm hiểu thêm các biến tiềm ẩn ngồi nhóm biến độc lập được đề cập trong nghiên cứu này. Kịch bản của tác giả bao gồm khảo sát 500 mẫu với 2 câu hỏi định tính: Có biến tiềm ẩn nào khác tồn tại trong thực tế chưa được nghiên cứu ở đây? Có biến nào trong phạm vi nghiên cứu này nhưng thực tế khơng ảnh hưởng đến tính gắn kết của người nhân viên tại công ty FPT không? Thời gian – địa điểm nghiên cứu định tính trùng với thời gian khảo sát định lượng. Kết quả kì vọng ngồi việc có thể phát hiện hoặc loại trừ các biến tiềm ẩn, biến khơng phù hợp thì tác giả có thể hiểu hơn về cán bộ nhân viên của FPT để tư vấn cho các cấp lãnh đạo.

Cách thức khảo sát : Gởi bảng câu hỏi online (Dự kiến Google docs hoặc

Survey Monkey) đến nguồn mẫu tin cậy bao gồm các nhân viên tại FPT.

Kiểm tra bảng câu hỏi trước khi khảo sát (Pilot test) : Sau khi cho ra bảng

bảng khảo sát) để thu thập ý kiến đóng góp và tiến hành điều chỉnh nếu những người được chọn để tiến hành khảo sát mẫu chưa hiểu rõ nội dung bảng hỏi. Kết quả sơ bộ được cho thấy các đối tượng tham gia Pilot test đều có sự hiểu tương đồng về nội dung của khảo sát.

Số mẫu khảo sát

Trong phạm vi của nghiên cứu này tác giả quyết định tiến hành chọn mẫu là 500 nhân viên làm công việc liên quan trực tiếp trong cơng ty FPT (chưa tính 30 trường hợp cho pilot test). Sau khi có kết quả khảo sát, tác giả sẽ tiến hành lọc kết quả và loại bỏ những mẫu không phù hợp (điền thiếu thông tin, trả lời các câu hỏi không đầy đủ), tác giả khảo sát 30 mẫu pilot test và kì vọng số mẫu phù hợp có thể sử dụng để phân tích trong khoảng 400 mẫu.

Phương pháp thu thập thông tin:

Nhân viên công ty FPT sử dụng các công cụ xã hội như là kênh giao tiếp thơng dụng. Vì vậy, tác giả quyết định lựa chọn cách khảo sát bằng Google docs để tạo sự thuận tiện trong việc giao tiếp và trao đổi thông tin qua lại với người được khảo sát.Để loại trừ khả năng lấy mẫu không trúng đích, tác giả chỉ sử dụng những nguồn nhân viên tin cậy được giới thiệu hoặc có mối liên hệ trong q trình làm việc để mời làm khảo sát.Cách thức thu nhập thơng tin có thể được thực hiện thông qua việc gởi đường dẫn trực tiếp qua mạng xã hội (Facebook công ty, Zalo…) hoặc gởi đường dẫn qua email nội bộ của người được khảo sát nhằm tạo sự thuận tiện nhất có thể cho các bên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống quản trị hiệu suất tại công ty cổ phần FPT (Trang 40 - 44)