2.1 Các khái niệm
2.1.4 Kết quả hoạt động của doanh nghiệp
Có rất nhiều cách tiếp cận khác nhau trong việc đo lường kết quả hoạt động của doanh nghiệp kết quả tài chính và phi tài chính.: các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính. Cả hai cách tiếp cận này được xem xét và sử dụng kết hợp trong việc đo lường kết quả hoạt động của doanh nghiệp trong nghiên cứu này.
Các chỉ tiêu thể hiện kết quả hoạt động phi tài chính thể hiện kết quả vận hành và chúng thường bao gồm: sự hài lòng của các nhà quản trị và chủ sở hữu về sự phát triển của đơn vị, cảm nhận về sự hài lòng của khách hàng, cảm nhận về sự hài lòng của người lao động, mối quan hệ tốt đẹp với nhà cung ứng, xây dựng môi trường làm việc gắn bó, sản phẩm/dịch vụ được chấp nhận trên thị trường, và tạo dựng được hình ảnh của doanh nghiệp (Chandler và Hanks, 1993). Các chỉ tiêu tài chính đo lường kết quả kinh doanh thường bao gồm các chỉ tiêu như tỷ lệ tăng doanh số, sự tăng trưởng của lợi nhuận, sự gia tăng đáng kể về thị phần, và hiệu suất sử dụng nguồn lực, hệ số hoàn vốn đầu tư (Ahmad và Seet, 2009; Hoque, 2004). Cả hai nhóm chỉ tiêu này sẽ được sử dụng để đo lường kết quả hoạt động nhưng chúng cần được điều chỉnh cho phù hợp với vì mục tiêu của nghiên cứu muốn nhấn mạnh đến tác đơng của hoạt động quản trị quy trình đổi mới sản phẩm và kết quả của đổi mới có tác động như thế nào đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Hơn thế nữa vì trong giai đoạn thực hiện các dụ án phát triển sản phẩm mới các chi phí cho đầu tư rất lớn nhưng dịng tiền và kể cả thu nhập phát sinh từ các sản phẩm mới chưa cao cho nên cần sử
dụng các tiêu chí thích hợp hơn để đo lường kết quả hoạt động của doanh nghiệp đổi mới, đó là các chỉ tiêu kết quả phi tài chính (Perez và Canino, 2009)