Phân tích nhân tố khám phá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa quản trị quy trình đổi mới, kết quả đổi mới và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp (Trang 49 - 53)

CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN KẾT QUẢ

4.3 Phân tích nhân tố khám phá

Phân tích nhân tố khám phá cho các biến độc lập và phụ thuộc: Phân tích nhân tố khám phá được thực hiện để đo lường giá trị của thang đo. Việc phân tích nhân tố khám phá được tiến hành riêng lẻ cho các biến độc lập. Nếu xem biến trung gian kết quả đổi mới (IO) là biến phụ thuộc bị tác động bởi ba biến độc lập là quản trị danh mục đầu tư (PM), thể chế hóa quy trình (PF) và tổ chức hoạt động đổi mới và tách riêng ra để phân tích EFA thì kết quả cho thấy 14 yếu tố thành phần dùng để đo lường ba biến phụ thuộc PM, PF và PO vẫn được trích ra thành 3 nhân tố và các biến quan sát được thiết kế để đo lường có giá trị để đo lường ba biến nghiên cứu nêu trên với

phương sai trích là là 70,21%, giá trị KMO lớn hơn 0,5. Kết quả phân tích nhân tố khám phá cho ba biến độc lập nêu trên được trình bày trong biểu 4.2A bên dưới.

Bảng 4.2A: Phân tích nhân tố khám phá cho ba biến độc lập PM, PF và PO

Nhân tố

Giá trị Eigen ban đầu Phương sai trích Tổng % Phương sai Lũy kế phương sai % Tổng Phương sai (%) Lũy kế phương sai trích % 1 6.29 44.90 44.90 6.29 44.90 44.90 2 1.84 13.14 58.03 1.84 13.14 58.03 3 1.70 12.18 70.21 1.70 12.18 70.21 4 0.87 6.18 76.39 5 0.59 4.20 80.59 6 0.53 3.75 84.34 7 0.47 3.37 87.71 8 0.40 2.88 90.59 9 0.35 2.49 93.08 10 0.33 2.33 95.41 11 0.23 1.63 97.04 12 0.19 1.38 98.42 13 0.15 1.04 99.46 14 0.08 0.54 100.00

(Nguồn: tác giả tính tốn dựa trên kết quả EFA xử lý bằng phần mềm SPSS – xem Phụ lục 1- Phụ lục 5).

Kết quả phân tích nhân tố cho riêng biến IO cho thấy chỉ có một nhân tố được trích ra từ một tập hợp 5 biến quan sát dùng đo lường khái niệm kết quả đối mới. Phương sai trích của nhân tố này là là 76,15% thể hiện nhân tố này đo lường được 76,15 biến thiên của một tập hợp hợp gồm 5 biến quan sát. Điều kiện cần là hệ số KMO vẩn lớn hơn 0,5 thỏa mãn (hệ số KMO của phân tích này là 0,876).

Bảng 4.2 B: Phân tích nhân tố khám phá cho biến phụ thuộc IO

Nhân tố

Giá trị Eigen ban đầu Phương sai trích

Total % of Variance Cumulativ e % Total % of Variance Cumulativ e % 1 3.81 76.15 76.15 3.81 76.15 76.15 2 0.62 12.32 88.47 3 0.32 6.47 94.94 4 0.16 3.26 98.20 5 0.09 1.80 100.00

(Nguồn: tác giả tính tốn dựa trên kết quả EFA xử lý bằng phần mềm SPSS – xem Phụ lục 1- Phụ lục 5)

Tương tự như vậy, khi tiến hành phân tích nhân tố khám phá cho biến độc lập “Kết quả kinh doanh” (BP), chỉ có một nhân tố được trích ra với giá trị Eigen là 4.83 (lớn hơn 1 và thỏa mãn yêu cầu khi trích nhân tố). Điều kiện cần của kỹ thuật phân tích nhân tố khám phá thỏa mãn yêu cầu khi KMO bằng 0.82 (lớn hơn 0.5) và nhân tố này đã giải thích được 68,94 % tổng biến thiên của 7 biến quan sát dùng đo lường cho khái niệm này (Bảng 4.3).

Bảng 4.3 Phân tích nhân tố khám phá cho biến phụ thuộc BP

Tổng phương sai giải thích được của nhân tố

Nhân tố Giá trị Eigen Tổng phương sai trích Tổng % so tổng phương sai Lũy kế Tổn g % so tổng phương sai Lũy kế 1 4.83 68.94 68.94 4.83 68.938 68.94 2 .99 14.24 83.18 3 .47 6.69 89.86 4 .31 4.41 94.27 5 .20 2.93 97.20 6 .12 1.78 98.98 7 .07 1.02 100.00

(Nguồn: tác giả tính tốn dựa trên kết quả EFA xử lý bằng phần mềm SPSS – xem Phụ lục 1- Phụ lục 5).

Kết quả này cho thấy việc xem khái niệm nghiên cứu kết quả đổi mới là một biến độc lập trong mơ hình tổng thể để đưa vào phân tích EFA là phù hợp thay vì là một biến phụ thuộc vì bản thân biến cùng với các biến PM, PF và PO đều có tác động trực tiếp đến biến phụ thuộc BP.

Thực hiện phép xoay trục vng góc (Varimax) chúng ta thấy các biến quan sát thiết kế đo lường cho 4 biến độc lập và 1 biến phụ thuộc đều có giá trị đo lường vì trọng số nhân tố (factor loading) của từng biến quan sát (thể hiện hệ số tương quan của biến quan sát với nhân tố mà chúng đo lường) đều cao hơn mức tối thiểu cần thiết là 0.3 (xem bảng 4.3). Vì vậy khơng có một biến quan sát nào bị loại ra và tên của các biến nghiên cứu vẫn được giữ nguyên theo thiết kế ban đầu. Khái niệm nghiên cứu hay nhân tố PM được đo lường bằng 5 biến quan sát (PM1, PM2, PM3, PM4, PM5); khái niệm nghiên cứu PF được đo lường bằng 5 biến quan sát (PF1, PF2, PF3, PF4, PF5); khái niệm nghiên cứu PO được đo lường bằng 4 biến quan sát (PO1, PO2, PO3, PO4); khái niệm nghiên cứu IO được đo lường bằng 5 biến quan sát (IO1, IO2, IO3, IO4, IO5); và khái niệm nghiên cứu BP được đo lường bằng 7 biến quan sát (BP1, BP2, BP3, BP4, BP5, BP6, BP7).

Bảng 4.4: Trọng số nhân tố của các biến quan sát trong việc đo lường từng nhân tố

Các nhân tố được trích

xuất Các biến quan sát đo lường nhân tố

PM PM1 PM2 PM3 PM4 PM5

Trọng số nhân tố 0.67 0.59 0.81 0.75 0.76

PF PF1 PF2 PF3 PF4 PF5

Trọng số nhân tố 0.64 0.77 0.78 0.78 0.59

PO PO1 PO2 PO3 PO4

Trọng số nhân tố 0.86 0.91 0.88 0.81

IO IO1 IO2 IO3 IO4 IO5

Trọng số nhân tố 0.89 0.92 0.88 0.81 0.86

BP BP1 BP2 BP3 BP4 BP5 BP6 BP7

0.72 0.70 0.71 0.70 0.73 0.68 0.59 (Kết quả tính tốn được rút ra từ các phụ lục 1A, 1B, 2A, 2B, 3A, 3B, 4A và 4B) Kết quả từ việc sử dụng phân tích nhân tố khám phá (EFA) nhằm xác định giá trị của một tập hợp các biến quan sát sử dụng để đo lường cho một khái niệm nghiên cứu kết hợp với việc đánh giá độ tin cậy của các biến quan sát hay đo lường cho từng nhân tố bằng cách xác định hệ số Cronbach alpha cho phép chúng ta đưa ra những kết luận như sau:

Khái niệm nghiên cứu “Quản trị danh mục sản phẩm mới-PM” được đo lường bằng 5 biến quan sát yếu tố thành phần. Hệ số tương quan giữa từng biến quan sát này với biến tổng (thể hiện qua trọng số nhân tố) theo thứ tự lần lượt là 0,67; 0,59; 0,81 và 0,76 (Bảng 4.3) và tất cả đều cao hơn so với hệ số tương quan với các biến tổng khác. Phương sai dùng để giải thích cho nhân tố này chiếm 44,90% tổng phương sai của tất cả các biến quan sát (giá trị eigen là 6,29). Kiểm tra độ tin cậy của 5 biến quan sát (được đo lường bằng hệ số Cronbach alpha), chúng ta giá trị của nó 0.83 (đã đảm bảo yêu cầu). Không một yếu tố nào được loại trừ vì khi loại bất kỳ một biến quan sát nào chúng ta vẫn không tăng được hệ số Cronbach alpha tổng thể.

Khái niệm nghiên cứu “Thể chế hóa quy trình phát triển sản phẩm mới – PF” được đo lường bằng 5 biến quan sát với hệ số tương quan giữa chúng với biến tổng lần lượt là 0,64; 0,77; 0,78; 0.78 và 0,59 (Bảng 4.3). Các hệ số tương quan này đều lớn hơn yêu cầu tối thiểu là 0,3 và đểu có giá trị cao hơn so với hệ số tương quan giữa chúng với các khái niệm nghiên cứu khác cho nên thỏa mãn một trong những điều kiện tạo nên giá trị trong việc đo lường biến nghiên cứu PF. Phương sai dùng để giải thích cho nhân tố này chiếm 13,14% trong tổng phương sai (Bảng 4.2A). Kết quả này cho thấy 4 biến quan sát có giá trị đo lường nhân tố nêu trên. Hệ số Cronbach alpha là 0.84 và tất cả các biến quan sát này đều có độ tin cậy để đo lường khái niệm “Thể chế hóa quy trình phát triển sản phẩm mới – PF” vì khi loại bất ỳ một biến quan sát nào cũng không làm tăng hệ số Cronbach alpha tổng (xem Bảng 4.1).

và 0,81 (Bảng 4.3) và tất cả đều cao hơn so với hệ số tương quan của chúng với các khái niệm nghiên cứu khác cho nên thỏa mãn điều kiện tạo nên giá trị đo lường cho khái niệm nghiên cứu (hệ số tương quan giữa chúng và tương quan với nhân tố/khái niệm nghiên cứu phải cao). Phương sai dùng để giải thích nhân tố này chiếm 12,18% so với tổng phương sai của 19 biến quan sát (Bảng 4.2A). Cả 4 biến này đều có độ tin cậy trong việc đo lường nhân tố vừa trích vì có hệ số Crobach alpha là 0,93 và khi loại trừ bất kỳ một biến quan sát nào trong số 4 biến quan sát đều không làm tăng hệ số Cronbach alpha tổng (Xem Bảng 4.1).

Khái niệm “Kết quả đổi mới – IO” được đo lường bởi 5 biến quan sát có hệ số tương quan giữa chúng với biến tổng lần lượt là 0.89; 0,92; 0,88; 0,81 và 0,86 đều cao hơn hệ số tương quan giữa chúng với các biến quan sát dùng đo những khái niệm nghiên cứu khác (Bảng 4.3). Phương sau trích của khái niệm này chiếm 76,15% trong tổng phương sai của 5 biến quan sát. (Bảng 4.2B), và chúng đủ độ tin cậy để đo lường biến nghiên cứu này khi hệ số Cronbach alpha tổng là 0,92 và khi loại trừ bất kỳ một biến quan sát nào trong tổng số 5 biến cũng không làm tăng phương sai tổng (xem Bảng 4.1).

Khái niệm “Kết quả hoạt động kinh doanh– BP” được đo lường bằng 7 biến quan sát với hệ số tương quan giữa chúng với biến tổng lần lượt là 0,72; 0,70; 0,71; 0,70; 0,73; 0,68 và 0,59 cho nên thỏa mãn điều kiện cẩn thiết để đo lường khái niệm BP (Bảng 4.3). Phương sai trích của nhân tố hay khái niệm này giải thích 68,94% tổng biến thiên của 7 biến quan sát (giá trị Eigen là 4,83). Hệ số Cronbach alpha tổng là 0,92 và khi loại bỏ bất kỳ một biến quan sát nào trong 7 biến quan sát dùng đo lường khái niệm này đều không làm tăng hệ số Cronbach alpha tổng cho nên tất cả các biến quan sát đều có độ tin cậy trong việc đo lường khái niệm nghiên cứu này (xem Bảng 4.1). Trên cơ sở phân tích EFA và độ tin cậy chúng ta rút ra được 5 nhân tố đo lường bằng 26 biến quan sát trong đó có 19 biến quan sát đo lường cho các biến độc lập (PM, PF, PO và IO) và 7 biến quan sát dùng đo lường cho biến phụ thuộc BP. Tất cả các biến quan sát sử dụng đo lường cho các biến độc lập đều được giữ nguyên theo thiết kế ban đầu vì chúng thỏa mãn cả về giá trị và độ tin cậy cho nên tên của các biến hay khái niệm nghiên cứu được giữ nguyên. Từ đó giá trị của các biến nghiên cứu này được xác định bằng trung bình của các biến quan sát được sử dụng để đo lường cho chúng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa quản trị quy trình đổi mới, kết quả đổi mới và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp (Trang 49 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)