2.2 Mối quan hệ giữa các khái niệm nghiên cứu
2.2.3 Mối quan hệ trực tiếp giữa quản trị quy trình đổi mới sản phẩm đến kết quả hoạt
quả hoạt động của doanh nghiệp
Bên cạnh mối quan hệ tác động của quản trị danh mục sản phẩm mới (PM), thể chế hóa quy trình đổi mới (PF) và hoạt động tổ chức đổi mới (PO) đến kết quả kinh doanh thông qua kết quả đổi mới sản phẩm, các nghiên cứu vẫn cho thấy khả năng hoạt động quản trị danh mục sản phẩm mới (PM), thể chế hóa hoạt động đổi mới sản phẩm (PF) và hoạt động tổ chức đổi mới sản phẩm vẫn có khả năng tác động trực tiếp và dương đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Các nghiên cứu của một số tác giả (Barczak và Kahn, 2007; Cooper và các cộng sự, 2008) đã chỉ ra các hoạt động như nhận dạng và lựa các dự án tốt, sắp xếp thứ tự ưu tiên và phân bổ nguồn lực thích hợp cho các dự án ưu tiên (là những hoạt động thuộc về quản trị danh mục sản phẩm mới) sẽ có tác động tích cực đến sự thành cơng của việc phát triển sản phẩm mới về
phương diện dài hạn và giúp cho doanh nghiệp đạt được mục tiêu đề ra hay đạt được kết quả hoạt động. Phát hiện từ các nghiên cứu này cho phép giả thuyết sau đây được đề xuất:
H5: Quản trị danh mục sản phẩm có kết quả dương và cùng chiều đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp
Nghiên cứu cũng chỉ ra các hoạt động tổ chức phát triển sản phẩm mới bao gồm việc xác định cơ cấu tổ chức R&D theo từng bộ phận chun mơn hóa hay cấu trúc lưỡng năng, việc động viên, tổ chức các đội phát triển sản phẩm mới liên chức năng, …chính là nhân tố quyết định sự thành công của các dự án phát triển sản phẩm mới và tung ra thị trường đúng hạn (Barczak và Kahn, 2007; Brown vàEisenhardt, 1995; Cooper và Kleinschmidt, 1996). Nói cách khác có mối quan hệ tích cực giữa hoạt động tổ chức đổi mới sản phẩm và kết quả hoạt động của doanh nghiệp, do đó giả thuyết sau đây sẽ được thiết lập
H6: Hoạt động tổ chức đổi mới sản phẩm có mối quan hệ dương và cùng chiều đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp
Hoạt động thể chế hóa quy trình cũng như thiết lập các tiêu chuẩn rà sốt xem bất kỳ một dự án phát triển sản phẩm mới nào đó có thỏa mãn tiêu chuẩn vượt qua từng cổng chắn sẽ cho phép loại bỏ những dự án sản phẩm mới khơng đạt u cầu do đó khơng lãng phí nguồn lực vật chất và thời gian sẽ rút ngắn thời gian giới thiệu sản phẩm mới ra thị trường và thỏa mãn được các mục tiêu đề ra hay giúp đạt kết quả hoạt động của doanh nghiệp cũng như quyết định sự thành bại của hoạt động phát triển sản phẩm mới (Brown và Eisenhardt, 1995; Griffin, 1997; Cooper và các cộng sự, 2002). Điều này là luận cứ cho việc đề xuất giả thuyết sau đây
H7: Thể chế hóa hoạt động đổi mới sản phẩm có mối quan hệ dương và cùng chiều đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp.
Từ tóm lược lý thuyết về mối quan hệ giữa các khái niệm để đề xuất các giả thuyết, mơ hình nghiên cứu có thể được thể hiện qua Hình 2.2: Mơ hình nghiên cứu
Hình 2.2: Mơ hình nghiên cứu
Tóm tắt Chương 2
Chương 2 khởi đầu bằng việc giới thiệu các khái niệm có liên quan như quy trình và quản trị quy trình đổi mới, kết quả đổi mới và kết quả hoạt động của doanh nghiệp từ những góc nhìn khác nhau dựa trên các nghiên cứu trước đây. Trên nền tảng lý thuyết về đổi mới có liên quan đến vấn đề nghiên cứu, bằng các lập luận dựa trên minh chứng và luận cứ từ các nghiên cứu trước đây, mối quan hệ giữa các khái niệm về quản trị quy trình đổi mới (bao gồm quản trị danh mục sản phẩm mới, thể chế hóa quy trình và tổ chức hoạt động đổi mới), kết quả đổi mới và kết quả hoạt động của doanh nghiệp đã được làm rõ. Từ những mối quan hệ đó, mơ hình nghiên cứu của đề tài được hình thành và các giả thuyết kiểm định đã được nêu ra. Những nội dung nêu trên chính là điều kiện tiền đề cho việc đo lường các khai niệm, quyết định đối tượng điều tra, chọn mẫu và phương pháp xử lý dữ liệu cho chương kế tiếp.