Thảo luận các kết quả nghiên cứu và hàm ý quản trị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa quản trị quy trình đổi mới, kết quả đổi mới và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp (Trang 74 - 78)

CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN KẾT QUẢ

4.8 Thảo luận các kết quả nghiên cứu và hàm ý quản trị

Dựa trên các phân tích và kết quả kiểm định các giả thuyết một số phát hiện có thể được tổng hợp và thảo luận như sau:

1. Các thang đo sử dụng để đo lường các khái niệm có liên quan đến hoạt động đổi mới sản phẩm như Quản trị danh mục sản phẩm mới (PM), Thể chế hóa quy trình đổi mới sản phẩm (PF), Tổ chức hoạt động đổi mới sản phẩm (PO), Kết quả đổi mới (IO) và Kết quả hoạt động kinh doanh (BP) đều có giá trị và độ tin cậy để

đo lường các khái niệm nêu trên.

2. Quy mơ của doanh nghiệp có tác động đến hoạt động đổi mới về cả phương diện quản trị danh mục đổi mới sản phẩm (PM), thể chế hóa quy trình đổi mới (PF), tổ chức đổi mới (PO), kết quả đổi mới (IO) và kết quả kinh doanh (BP) theo hướng các doanh nghiệp có quy mơ về lao động ở dạng vừa (từ 100 đến dưới 200 lao động) và lớn (trên 200 lao động) đều có kết quả thực hiện cao hơn doanh nghiệp nhỏ ở 4 khía cạnh liên quan đến đổi mới và kết quả kinh doanh, điều này cũng trùng hợp với các kết quả nghiên cứu trước đây (Artz và các cộng sự, 2010; Hall và Bagchi-Sen, 2002). Tuy nhiên điều khá ngạc nhiên ở đây chính là các doanh nghiệp có quy mơ vừa xét về phương diện lao động lại có kết quả tổ chức

hoạt động đổi mới (PO), kết quả đổi mới (IO) và kết quả kinh doanh cao (BP) cao hơn các doanh nghiệp lớn. Điều này một mặt có thể giải thích dựa trên tính năng động của các doanh nghiệp dạng này so với doanh nghiệp lớn cũng như tiềm năng về các nguồn lực cao hơn so với những doanh nghiệp có quy mơ nhỏ (sử dụng dưới 100 lao động). Tuy nhiên điều khiếm khuyết trong nghiên cứu này chính là việc phân loại quy mơ doanh nghiệp chỉ dựa vào lao động mà chưa kết hợp với các tiêu thức khác như giá trị tài sản và doanh số cho nên phát hiện này chưa được khẳng định mà cần phải có những nghiên cứu khác với cách phân loại quy mô dựa trên nhiều yếu tố khác nhau như vốn, lao động, tài sản, doanh số. Hơn thế nữa trong những ngành thâm dụng công nghệ và vốn khuynh hướng tự động hóa sản xuất là phổ biến thì việc phân loại quy mơ theo lao động khơng có ý nghĩa.

3. Kết quả đổi mới (IO) trong bốn ngành cơng nghiệp cơ khí, điện tử, cao su-hóa- nhựa và chế biến tinh lương thực và thực phẩm là như nhau nhưng ngành như cao su-hóa-nhựa và chế biến tinh lương thực thực phẩm có kết quả quản trị danh mục đầu tư (PM) tốt hơn ngành điện tử; hai ngành này có kết quả thực hiện hoạt động thể chế hóa quy trình đổi mới (PF) và kết quả kinh doanh (BP) cao hơn ngành cơ khí. Sự khác biệt này phần nào do tác động nhiễu của yếu tố quy mô khi đổi tượng điều tra của ngành cơ khi và điện tử bao gồm đến 56.2% và 36.4% làm việc trong các doanh nghiệp quy mơ nhỏ; trong khi đó những đối tượng điều tra của ngành cao su-hóa-nhựa và chế biến tinh lương thực thực phẩm chỉ có 13.8% và 10.3% đến từ các doanh nghiệp có quy mơ lớn về phương diện lao động. Do đó một nghiên cứu chi tiết hơn về sự tương tác của quy mô vào ngành công nghiệp nên được thực hiện để có thể lý giải sự khác biệt này.

4. Thời gian hoạt động của doanh nghiệp càng lâu (trên 5 năm) thì kết quả thực hiện các hoạt động quản trị quy trình đổi mới (bao gồm quản trị danh mục sản phẩm mới, thể chế hóa quy trình đổi mới và tổ chức hoạt động đổi mới), kết quả đổi mới và kết quả kinh doanh đều cao hơn so với những doanh nghiệp mới hình thành và hoạt động (dưới 5 năm). Điều này được xem là hợp lý khi những doanh

nghiệp hoạt động lâu năm đã tích lũy nhưng kiến thức và năng lực trong hoạt động sản xuất kinh doanh và có kỹ năng tốt trong hoạt động đổi mới sản phẩm. 5. Kết quả kiểm định các giả thuyết cho thấy tất cả các hoạt động thuộc về quản trị

quy trình đổi mới sản phẩm như tổ chức đổi mới sản phẩm (PO), thể chế hóa quy trình đổi mới sản phẩm (PF) và quản trị danh mục sản phẩm mới (PM) đều có tác động dương và cùng chiều đến đến kết quả đổi mới (IO) và chính kết quả đổi mới cũng tác động tích cực đến đến kết quả hoạt động kinh doanh (BP). Trong đó tổ chức hoạt động đổi mới (PO) có tác động dương và mạnh nhất đến kết quả đổi mới và mức độ tác động mạnh và tích cực kế tiếp chính là quản trị danh mục sản phẩm mới (PM), trong khi đó mặc dù thể chế hóa quy trình đổi mới có tác động dương đến kết quả đổi mới nhưng mức độ tác động không mạnh (trọng số của hàm tương quan của ba biến này theo thứ tự lần lượt là 0.52; 0.28 và 0.09). Tuy nhiên nếu xét về sự tác động trực tiếp đến kết quả kinh doanh thì mức độ tác động mạnh theo thứ tự giảm dần là thể chế hóa quy trình đổi mới sản phẩm, quản trị danh mục sản phẩm mới, kết quả đổi mới và tổ chức hoạt động đổi mới (trọng số hồi quy của các biến này lần lượt là 0.40; 0.19. 0.15 và 0,08). Tuy nhiên nếu phân tích sự tác động qua biến trung gian bao gồm tác động trực tiếp và gián tiếp thì mức độ tác động mạnh theo thứ tự giảm dần có thay đổi đơi chút theo thứ tự lần lượt là thể chế hóa quy trình đổi mới sản phẩm, quản trị danh mục sản phẩm mới, tổ chức hoạt động đổi mới và kết quả đổi mới. Điều này cho thấy tầm quan trọng của hoạt động quản trị quy trình đổi mới khơng những trong việc gia tăng kết quả đổi mới mà còn tạo kết quả hoạt động kinh doanh cao.

Tóm tắt chương 4

Chương 4 bắt đầu với việc thực hiện kiểm định giá trị và độ tin cậy của thang đo bằng kỹ thuật phân tích nhân tố khám phá (EFA) và Cronbach alpha, kết quả từ việc phân tích này cho thấy các yếu tố thành phần được thiết kế đo lường các khái niệm nghiên cứu đều đảm bảo giá trị và độ tin cậy cho nên không cần có sự điều chỉnh, loại bỏ hay đặt lại tên các biến. Dựa trên kết quả của những phân tích này, giá

trị của các khái niệm nghiên cứu hay biến tiềm ẩn được tính tốn từ đó các dữ liệu được mô tả bằng thống kế giản đơn. Để tìm hiểu có sự khác biệt về trung bình giữa các nhóm phân loại theo các biến kiểm sốt như quy mô, khu vực kinh tế, ngành công nghiệp, thời gian hoạt động, cấp quản trị kỹ thuật phân tích phương sai được thực hiện và các kết luận cũng như phát hiện về sự khác biệt được đưa ra. Các giả thuyết đề ra được kiểm định bằng hàm tương quan đa biến theo đó có 6/7 giả thuyết được chấp nhận và khẳng định có sụ tương đồng so với những nghiên cứu trước đây chỉ riêng giả thuyết tổ chức hoạt động đổi mới có tác động dương và cùng chiều với kết quả hoạt động kinh doanh bị bác bỏ vì khơng đủ độ tin cậy thống kê ở mức ý nghĩa 5%. Bằng kỹ thuật phân tích đường dẫn, mơ hình cấu trúc của nghiên cứu được kiểm định với mức độ phù hợp cao (77.07%) đồng thời kỹ thuật này cũng cho phép xác định được các tác động trực tiếp và gián tiếp của các biến độc lập thuộc về khái niêm quản trị quy trình (PM, PO và PF) theo đó các biến PM và PF có tác động mạnh đến kết quả hoạt động kinh doanh (BP).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa quản trị quy trình đổi mới, kết quả đổi mới và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp (Trang 74 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)