CHƯƠNG 5 : KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ
5.2 Các hàm ý quản trị
5.2.2 Thể chế hóa quy trình đổi mới sản phẩm
Hoạt động đổi mới bắt đầu từ những ý tưởng sáng tạo. Tuy nhiên để hiện thực hóa ý tưởng sáng tạo là một quy trình gồm nhiều bước và phải đầu tư rất nhiều nguồn lực tài chính và phi tài chính và khơng phải ý tưởng nào cũng thành công tức là tạo nên sản phẩm hay dịch vụ mới. Vì vậy cần xác định các bước trong quy trình đổi mới bao gồm bao nhiêu giai đoạn, đầu vào và đầu ra của từng bước. Một quy trình như vậy đã được nhiều nhà quản trị đề xuất chẳng hạn như mơ hình 5 cổng chắn trong quy trình phát triển sản phẩm mới của Cooper (2008).
Các doanh nghiệp có thể nghiên cứu và thể chế hóa quy trình này bao gồm 5 giai đoạn và 5 cổng chắn. Cụ thể như sau: (i) Cổng chắn thứ nhất: sàng lọc ý tưởng dựa trên tính khả thi sau đó các ý tưởng này sẽ bước vào giai đoạn thẩm định sơ bộ;
(ii) Cổng chắn thứ hai: sàng lọc lần thứ hai sau đó đi vào giai đoạn khởi tạo dự án đổi mới; (iii) Cổng chắn thứ 3: quyết định tiến hành dự án sau đó đi vào giai đoạn phát triển để tạo sản phẩm mẫu; (iv) Cổng chắn thứ tư: thử nghiệm sản phẩm và đi vào giai đoạn thẩm định khả thi; (v) Cổng chắn thứ năm; điều chỉnh sản phẩm trước khi thương mại hóa và đi vào giai đoạn chuẩn bị thương mại hóa.
Để tiến hành chuyển hóa ý tưởng thành cơng thành sản phẩm mới các tiêu chuẩn để thông qua tại từng cổng chắn cần được cần được các doanh nghiệp xây dựng, thử nghiệm và thể chế hóa bằng các văn bản pháp lý trong nội bộ. Bằng các tiêu chuẩn nghiêm ngặt, các doanh nghiệp có thể quyết định loại bỏ những dự án nào không thỏa mãn các tiêu chuẩn tại từng cổng chắn để tránh lãng phí tiền bạc và các nguồn lực khác đầu tư cho dự án.