CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN KẾT QUẢ
4.7 Phân tích sự khác biệt giữa các nhóm theo các tiêu thức phân loại
4.7.1 Kiểm định sự khác biệt giữa các trung bình theo khu vực kinh tế
Hình thức sở hữu của doanh nghiệp được phân thành 2 nhóm doanh nghiệp tư nhân (mã hóa nhóm 1) và doanh nghiệp nhà nước (mã hóa nhóm 2). Trong tổng số đối tượng điều tra thì những nhà quản trị làm việc trong khu vực tư nhân chiếm 82% và khu vực nhà nước là 18%. Kết quả phân tích ANOVA cho 5 biến theo tiêu thức này cho thấy có sự khác biệt của hai nhóm quản trị gia làm việc trong doanh nghiệp nhà nước với doanh nghiệp tư nhân theo các biến PM, PF, PO và BP (Giá trị xác suất P còn được ký hiệu là Sig cho phép kiểm định F nhỏ hơn mức ý nghĩa alpha bằng 0.05 cho nên giả thuyết ban đầu “trung bình hai nhóm bằng nhau” sẽ bị bác như vậy đã có
sự khác biệt về trung bình giữa hai nhóm); trong khi đó khơng có sự khác biệt của hai nhóm quản trị gia này về “Kết quả đổi mới – IO” (Do giá trị xác suất P của phép kiểm định F lớn hơn 0.05 cho nên giả thuyết ban đầu “khơng có sự khác biệt về trung bình của hai nhóm” sẽ được chấp nhận).
Tất cả các khác biệt về trung bình giữa hai nhóm quản trị gia thuộc doanh nghiệp tư nhân và Nhà nước này diễn ra theo hướng các nhà quản trị trong khu vực công cho rằng các hoạt động quản trị quy trình đổi mới (thể hiện qua PM, PF và PO) cũng như kết quả kinh doanh (BP) trong khu vực công đạt cao hơn khu vực tư hay các nhà quản trị trong khu vực tư nhân nhìn nhận những kết quả về quản trị quy trình đổi mới cũng như kết quả kinh doanh của doanh nghiệp của mình thấp hơn so với các nhà quản trị thuộc khu vực công (Xem kết quả phân tích trong Bảng 4.12).
Kết quả phân tích này dường như có sự tương phản với quan điểm phổ biến hiện nay đó là khu vực kinh tế tư nhân vận hành có kết quả hơn khu vực nhà nước. Tuy nhiên, điều cần lưu ý là nghiên cứu này đề cập đến các vấn đề thuộc về quản trị quy trình đổi mới và kết quả của đổi mới và như vậy các doanh nghiệp có quy mơ lớn thường có tiềm nâng cao hơn so với các doanh nghiệp có quy mơ vừa và nhỏ. Nếu chấp nhận quan điểm nêu trên thì sự chênh lệch theo hướng khu vực kinh tế nhà nước đánh giá cao việc quản trị quy trình đổi mới và kết quả đổi mới có thể được giải thích là do cơ cấu mẫu. Thật vậy, trong tổng số 90 nhà quản trị làm việc trong doanh nghiệp nhà nước tham gia trả lời bản câu hỏi thì có 20 người làm việc trong những doanh nghiệp có quy mơ vừa và 70 người làm việc trong những doanh nghiệp có quy mơ lớn (chiếm 77,77% trong tổng số nhà quản trị làm việc trong doanh nghiệp nhà nước); trong khi đó trong tổng số 410 nhà quản trị làm việc trong khu vực tư nhân thì các nhà quản trị làm việc trong các doanh nghiệp có quy mơ vừa và nhỏ là 210 người (chiếm 51.20%) và số lượng cịn lại làm việc trong các doanh nghiệp có quy mơ lớn là 200 người (chiếm 49.80%), đây là con số nhỏ hơn đáng kể so với đối tượng là các nhà quản trị làm việc trong các doanh nghiệp nhà nước. đó chính là yếu tố làm cho cảm nhận về kết quả thực hiện các hoạt động quản trị danh mục sản phẩm mới, thể chế hóa quy trình đổi mới, tổ chức hoạt động đổi mới và kết quả hoạt động kinh doanh của các
nhà quản trị làm việc trong doanh nghiệp nhà nước tốt hơn so với doanh nghiệp tư nhân.
Bảng 4.12: Kết quả phân tích ANOVA theo khu vực kinh tế (Tư nhân: 1; Nhà nước: 2)
Phép kiểm định F khi phân tích ANOVA Nhóm
Khác biệt giữa nhóm
Sig
1. PM: Giá trị F = 24.09 và giá trị P= 0.000; Trung bình của hai nhóm 1 và 2 là 3.59 và 4.01
1 2
-.42* 0.000
2. PF: giá trị F = 22,85 và Giá trị xác suất P = 0.000; Trung bình của hai nhóm theo thứ tự là 3.80 và 4.21
1 2
-.41* 0.000
3. PO: Giá trị F= 9,04, và Giá trị xác suất P = 0.003; Trung bình của hai nhóm theo thứ tự là 3.0 và 3.86
1 2
-.26* 0.003
4. IO: Giá trị F = 1.08 và giá trị P = 0.298; Trung bình của hai nhóm theo thứ tự là 3.84 và 3.94
Khơng có sự khác biệt giữa các nhóm
5. BP: Giá trị F = 44,28 và giá trị P = 0.000; Trung bình của 2 nhóm theo thứ tự là 3.87 và 4.37
1 2
-.50* 0.000
4.7.2 Kiểm định sự khác biệt giữa các trung bình theo ngành cơng nghiệp
Tiêu thức phân ngành được chia thành 4 nhóm được mã hóa là 1, 2, 3 và 4 tương ứng với bốn ngành công nghiệp chủ lực theo xác định của TP.CM cụ thể là cơ khí (CK) , điện tử (ĐT), Cao su-Hóa-Nhựa (CHN) và Chế biến tinh lương thực thực phẩm (LTTP). Kết quả phân tích ANOVA thơng qua phép kiểm định F cho thấy có sự khác biệt của tối thiểu hai trung bình với nhau trong 4 nhóm ngành này theo các biến đo lường khái niệm quản trị quy trình đổi mới sản phẩm (PM, PF và PO) và Kết quả kinh doanh (BP) vì giá trị xác suất P của phép kiểm định F cho bốn biến này đều nhỏ hơn mức ý nghĩa alpha (0.05). Riêng biến kết quả đổi mới (IO) thì các nhà quản trị thuộc 4 ngành này hầu như có sự đánh giá đồng nhất với nhau (biến động trong khoảng từ 3.72 đến 4.09) và khơng có sự khác biệt giữa họ (giá trị xác xuất P của
sự khác biệt về nhận định kết quả đổi mới của 4 nhóm quản trị gia thuộc 4 ngành khác nhau). Tất cả dữ liệu phân tích được thể hiện trong Bảng 4.13.
Bảng 4.13: Kiểm định sự khác biệt giữa các trung bình theo ngành cơng nghiệp.
Kiểm định ANOVA cho các biến Nhóm
Khác biệt giữa nhóm
Sig
PM: Giá trị F = 5.15 và giá trị P =0.002; Trung bình của 4 nhóm theo thứ tự là 3.68; 3.45; 3.78 và 3.73 2 3 -.33* 0.002 4 -.28* 0.011 PF: Giá trị F=4.76 và P = 0.003; Trung bình của 4 nhóm theo thứ tự là 3.61; 3.85; 3.96 và 3,97 1 3 -.35* 0.005 4 -.35* 0.004
PO: Giá trị F= 4.40 và P=0.005; Trung bình của 4 nhóm theo thứ tự là 3.66; 3.49; 3.81 và 3.63
2 3 -.32* 0.002
IO: Giá trị F=1.53 và P=0.205; Trung bình của 4 nhóm theo thứ tự là 3.90; 3.72; 3.90 và 3.92
Khơng có sự khác biệt giữa các nhóm BP: Giá trị F=5.40 và P=0.001; Trung bình của 4 nhóm theo thứ tự là 3.72; 3.92; 4.09 và 3.98 1 3 -.36* 0.001 4 -.26* 0.033
Phân tích chi tiết hơn bằng phép kiểm định Bonferroni để tìm kiếm sự khác biệt giữa các nhóm dựa trên Bảng 4.13, chúng ta thấy: (i) Các nhà quản trị thuộc ngành Cao su-Hóa-Nhựa (CHN) và Chế biến tinh lương thực-thực phẩm (LTTP) đánh giá cao kết quả “Quản trị danh mục sản phẩm mới – PM” so với các nhà quản trị hoạt động trong ngành điện tử, điều này phần nào do tính chất cơng việc của ngành điện tử (ĐT) hầu như chỉ thực hiện các hoạt động gia cơng linh kiện và lắp ráp trong khi đó hai ngành nêu trên chủ động hơn trong việc phát triển sản phẩm mới; (ii) Các nhà quản trị trong hai ngành Cao su-Hóa-Nhựa (C-H-N) và Chế biến tinh lương thực-thực phẩm (LTTP) cho rằng kết quả thực hiện hoạt động “Thể chế hóa quy trình đổi mới sản phẩm - PO” và “Kết quả kinh doanh – BP” của họ cao hơn so với ngành cơ khí; (iii) Có sự khác biệt dương đáng kể và đủ độ tin cậy thống kê ở mức 95% liên quan đến hoạt động “Tổ chức đổi mới-PO” giữa ngành Cao su-Hóa-Nhựa so với ngành
đổi mới hầu như được thực hiện tốt hơn trong những ngành chủ động đưa ra các sản phẩm mới do lực kéo từ thị trường chẳng hạn như hai ngành Cao su-Hóa-Nhựa và Chế biến tinh thực phẩm khi những doanh nghiệp phải thay đổi sản phẩm liên tục nhằm đáp ứng với những sự thay đổi từ nhu cầu của thị trường trong khi đó những ngành gia cơng lắp ráp như cơ khí và điện tử hầu như sản xuất dựa trên công nghệ và thiết kế đã chuẩn hóa từ những đối tác nước ngồi. Đây là một phát hiện khá thú vị và cần có những nghiên cứu sâu hơn bằng kỹ thuật định tính.
4.7.3 Kiểm định sự khác biệt giữa các trung bình theo quy mơ
Hoạt động quản trị quy trình đổi mới sản phẩm, kết quả đổi mới và kể cả kết quả kinh doanh đều được xem là có mối quan hệ mật thiết với quy mơ doanh nghiệp bởi vì điều kiện quy mơ càng lớn thì mức đầu tư vào nghiên cứu và phát triển có tiềm năng lớn hơn và đó là tiền đề cho hoạt động đổi mới sáng tạo. Trong nghiên cứu này các nhóm được mã hóa theo 1, 2 và 3 thể hiện quy mô nhỏ, vừa và lớn. Kết quả thể hiện trong Bảng 4.13 cho phép rút ra những kết luận như sau: (i) Các nhà quản trị làm việc trong những doanh nghiệp có quy mơ vừa và lớn đều cho rằng kết quả thực hiện quản lý quy trình đổi mới sản phẩm (thể hiện thông qua ba biến PM, PF, PO), kết quả đổi mới (IO) và kết quả kinh doanh (BP) của đơn vị mình cao hơn so với kết quả của những biến nêu trên được đánh giá bởi các nhà quản trị thuộc doanh nghiệp quy mơ nhỏ. Nói cách khác kết quả hoạt động thể hiện qua các biến PM, PF, PO, IO và BP của các doanh nghiệp nhỏ thấp hơn so với doanh nghiệp vừa và lớn và tất cả sự khác biệt này đều đủ độ tin cậy ở mức ý nghĩa thống kê 5% (xem Bảng 4.14); (ii) Một phát hiện khá thú vị khác đó là các doanh nghiệp có quy mơ vừa lại có kết quả tổ chức đổi mới (PO), thực hiện hoạt động đổi mới (IO), và kết quả kinh doanh (BP) cao hơn doanh nghiệp có quy mơ lớn và mức vượt trội này đủ độ tin cậy thông kê ở mức ý nghĩa 5%. Như vậy quy mơ có tác động đến mức độ và kết quả quản lý quy trình đổi mới phần nào do các doanh nghiệp có quy mơ lớn chú trọng đến việc chuẩn hóa quy trình đổi mới để kiểm sốt tốt hơn chi phí đầu tư cho hoạt động đổi mới vì những kết quả đổi mới khơng thành cơng sẽ làm cho chi phí chìm (sunk cost) tăng thêm và làm
đổi mới mở dựa trên sao chép hay sử dụng các phát minh sáng chế hoặc giải pháp hữu ích đã hết thời gian bảo hộ bản quyền sở hữu trí tuệ và chi phí cho cách tiếp cận này ít tốn kém hơn cho nên kết quả đổi mới và kết quả kinh doanh sẽ được nâng cao.
Bảng 4.14: Kiểm định sự khác biệt giũa trung bình các nhóm phân theo quy mơ
Kiểm định ANOVA cho các biến Nhóm
Khác biệt giữa nhóm
Sig
PM: Giá trị F = 47.04 và giá trị P =0.000; Trung bình của 3 nhóm theo quy mơ nhỏ, vừa, lớn theo thư tự là 3.14; 3.93; 3.80
1 2 -.79* 0.000 3 -.65* 0.000 PF: Giá trị F=54.82 và P = 0.000; Trung bình của
3 nhóm ứng với quy mơ nhỏ- vừa – lớn theo thứ tự là 3.34; 4.19; 4.00
1 2 -.85* 0.000 3 -.66* 0.000 PO: Giá trị F= 36.43 và P=0.000; Trung bình của
3 nhóm ứng với quy mơ nhỏ- vừa – lớn theo thứ tự là 3.22; 3.96; 3.73
1 2 -.74* 0.000 3 -.50* 0.000
2 3 .24* 0.009
IO: Giá trị F=24.62 và P=0.000; Trung bình của 3 nhóm ứng với quy mơ nhỏ- vừa – lớn theo thứ tự là 3.51; 4.27; 3.86
1 2 -.75* 0.000 3 -.35* 0.000
2 3 .40* 0.000
BP: Giá trị F=56.96 và P=0.000; Trung bình của 3 nhóm ứng với quy mơ nhỏ- vừa – lớn theo thứ tự là 3.48; 4.29; 4.05
1 2 -.80* 0.000 3 -.57* 0.000
2 3 .24* 0.002
4.7.4 Kiểm định sự khác biệt giữa các trung bình theo cấp quản trị
Các nhà quản trị được tiếp cận để điều tra bao gồm những người giữ vị trí cấp trung (là trưởng các phòng và đơn vị sản xuất có tham gia vào các hoạt động quản lý nghiên cứu & phát triển, thiết kế và đổi mới sản phẩm) và cấp cao (là giám đốc hay phó giám đốc phụ trách các chức năng có liên quan đến cơng nghệ, sản xuất và kinh doanh). Kết quả phân tích ANOVA từ Bảng 4.15 cho thấy các nhà quản trị cấp cao cảm nhận về kết quả của các biến PM, PF, PO, IO và BP cao hơn sao với các nhà quản trị cấp trung. Tất cả các chênh lệch này đều đảm bảo độ tin cậy thống kê ở mức 95%. Đặc biệt các nhà quản trị cấp cao đánh giá kết quả kinh doanh của đơn vị cao hơn so với các nhà quản trị cấp trung (tỷ lệ này lên đến 13.85% so với giá trị trung bình tổng thể của biến BP). Bằng phương pháp phỏng vấn chuyên gia để tìm nền tảng giải thích
cho sự khác biệt về cảm nhận này, nhiều chuyên gia đã đồng thuận quan điểm cho rằng các nhà quản trị cấp cao trong doanh nghiệp là những người nắm bắt nhiều thông tin và đúng bản chất của các thơng tin cho nên cách nhìn nhận của họ sẽ có sự chính xác.
Bảng 4.15: Kiểm định sự khác biệt giữa trung bình các biến theo cấp quản trị
Kiểm định ANOVA cho các biến Nhóm Khác biệt giữa nhóm
Sig 1. PM: Giá trị F = 16.67 và giá trị kiểm định
P= 0.000; Trung bình của hai nhóm 1 và 2 là 3.74 và 3.43
1 2 .31* 0.000
2. PF: giá trị F = 24.15 và giá trị kiểm định P = 0.000; Trung bình của hai nhóm theo thứ tư là 3.97 và 3.61
1 2 .36* 0.000
3. PO: Giá trị F = 12.83 và giá trị kiểm định P = 0.000; Trung bình của hai nhóm theo thứ tự là 3.72 và 3.45
1 2 .27* 0.000
4. IO: Giá trị F = 8.27 và giá trị P = 0.004; Trung bình của hai nhóm theo thứ tự là 3.92 và 3.67
1 2 .25* 0.004
5. BP: Giá trị F = 66.94 và giá trị P = 0.000; Trung bình của 2 nhóm theo thứ tự là 4.09 và 3.56
1 2 .53* 0.000
4.7.5 Kiểm định khác biệt giữa trung bình các biến theo đời sống của doanh nghiệp nghiệp
Đời sống của doanh nghiệp được chia thành 2 nhóm: nhóm 1 là những doanh nghiệp có thời gian hoạt động dưới 5 năm và nhóm 2 là những doanh nghiệp có đời sống từ 5 năm trở lên. Sử dụng kỹ thuật phân tích ANOVA để kiểm định sự khác biệt của hai nhóm này cho thấy tất cả những nhà quản trị thuộc các doanh nghiệp có thời gian hoạt động từ 5 năm trở lên đều có nhận định kết quả thực hiện các hoạt động quản trị quy trình đổi mới (các biến PM, PF, PO), kết quả đổi mới (IO) và kết quả kinh doanh đều đạt mức cao hơn so với các doanh nghiệp có thời gian hoạt động dưới 5 năm. Mức độ của sự khác biệt này đặc biệt cao hơn đáng kể ở các hoạt động “Quản trị danh mục sản phẩm mới” và “Tổ chức hoạt động đổi mới” (xem Bảng 4.16). Điều này cho thấy những doanh nghiệp có truyền thống và thời gian hoạt động lâu dài có nhiều
kinh nghiệm để triển khai và vận hành hoạt động quản trị danh mục sản phẩm cũng như tổ chức hoạt động đổi mới so với các doanh nghiệp mới ra đời, thường là những doanh nghiệp phải tập trung nguồn lực cho hoạt động bán hàng và xâm nhập thị trường.
Bảng 4.16: Kiểm định sự khác biệt giữa các trung bình theo đời sống của doanh nghiệp
Kiểm định ANOVA cho các biến Nhóm Khác biệt giữa nhóm
Sig
1. PM: Giá trị F = 24.834 và giá trị kiểm định P = 0.000 Trung bình của hai nhóm 1 và 2 là 3.05 và 3.70
1 2 -.65 0.000
2. PF: giá trị F = 6.428 giá trị kiểm định P = 0.012; Trung bình của hai nhóm theo thứ tư là 3.57 và 3.90
1 2 -.33 0.000
3. PO: Giá trị F = 20.98 và giá trị kiểm định P = 0.000; Trung bình của hai nhóm theo thứ tự là 3.11 và 3.69
1 2 -.58 0.000
4. IO: Giá trị F = 5.54 và giá trị P = 0.061; Trung bình của hai nhóm theo thứ tự là 3.60 và 3.87
1 2 -.27 0.004
5. BP: Giá trị F = 2.72 và giá trị P = 0.100; Trung bình của 2 nhóm theo thứ tự là 3.77 và 3.97
1 2 -.20 0.000
4.7.6 Tổng hợp kết quả phân tích ANOVA
Trên cơ sở phân tích sự khác biệt giữa trung bình của các biến theo 5 tiêu thức phân