Xác định các tác động trực tiếp và gián tiếp thông qua biến trung gian

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa quản trị quy trình đổi mới, kết quả đổi mới và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp (Trang 58 - 65)

CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN KẾT QUẢ

4.5 Xác định các tác động trực tiếp và gián tiếp thông qua biến trung gian

Việc xác định các tác động trực tiếp của các biến độc lập (PM, PF, PO) đến biến kết quả kinh doanh (BP) cũng như tác động gián tiếp của những biến này qua biến trung gian được thực hiện thơng qua phân tích các thành phần của hệ số tương quan. Trước

hết việc phân tích được bắt đầu với các hệ số tương quan giữa các biến độc lập, trung gian và biến phụ thuộc (Xem Bảng 4.8).

Bảng 4.8: Hệ số tương quan giữa các biến độc lập, phụ thuộc và biến trung gian

Hệ số tương quan Pearson BP PM PF PO IO BP 1.000 .52 .61 .49 .52 PM 1.000 .49 .49 .58 PF 1.000 .52 .50 PO 1.000 .71 IO 1.00

Kết quả từ Bảng 4.8 cho thấy các biến độc lập PM, PF, PO và biến trung gian IO có mối quan hệ tương quan rất cao đến biến phụ thuộc BP cho nên nó có thể sử dụng để giải thích sự biến động của BP. Tuy nhiên hệ số tương quan này không phải lúc nào cũng giải thích trọn vẹn sự tác động của các biến này đến BP mà chúng có thể tách ra thành các bộ phận như tác động trực tiếp, gián tiếp, tác động khơng phân tích được (an unanalyzed effect) và tác động nhiễu. Các tác động này được giải thích bởi Pedhazur (1982) và Karl, L.W (2016) dựa trên 4 nguyên tắc như sau:

Tác động trực tiếp (direct effect) được đo lường bởi trọng số của hàm tương quan chuẩn hóa giữa một biến độc lập đến biến phụ thuộc. Tác động trực tiếp này được nhận dạng thông qua đường dẫn của một mũi tên chỉ có một chiều)

Tác động gián tiếp (indirect effect) là tác động của biến độc lập đến biến phụ thuộc thông quan biến trung gian. Tác động này được nhận dạng khi xuất hiện hai đường dẫn mũ tên nối tiếp nhau theo một chiều

Tác động khơng phân tích được (unanalyzed effect) là xuất hiện do xuất hiện sự tương tác của hai biến độc lập (thể hiện thông qua hệ số tương quan) làm ảnh hưởng đến biến phụ thuộc. Tác động này được nhận dạng khi sử dụng đường dẫn mũi tên hai chiều

Tác động nhiễu xuất (spurious effect) hiện do hai biến nào đó bị gây ra bởi một số biến khác hay một tập hợp các biến trong mơ hình. Tác động này được nhận dạng khi một cặp biến bị tác động bởi một hay một tập hợp biến khác.

Dựa trên kết quả của Bảng 4.6 về trọng số của hàm hồi quy tuyến tính chuẩn hóa cũng như Bảng 4.8 về hệ số tương quan, mơ hình cấu trúc dùng để phân tích các tác động này được thể hiện trong Hình 3.2 (Phân tích tác động của mơ hình đường dẫn). Trong hình 3 này, để thuận tiện cho việc đơn giản hóa các ký hiệu trọng số hồi quy của hàm tương quan chuẩn hóa cũng như hệ số tương quan giữa các biến chúng ta sẽ ký hiệu các biến PM, PO, PF, IO và BP theo thứ tự là biến thứ 1, 2, 3, 4, và 5. Và dùng các số thứ tự này trong việc ký hiệu trọng số hồi quy chuẩn hóa và hệ số tương quan (ví dụ ký hiệu r12 thể hiện hệ số tương quan giữa biến thứ 1 và thứ 2 hay biến PM và PO; ký hiệu β14 sẽ thể hiện trong số hồi quy chuẩn hóa giữa biến độc lập PM với biến phụ thuộc IO). Các giá trị của trọng số hồi quy chuẩn hóa và hệ số tương quan giữa ba biến độc lập PM, PO, PF với nhau được thể hiện bằng những con số cụ thể trên sơ đồ. Việc tính tốn các tác động trực tiếp, gián tiếp, khơng phân tích được và nhiễu sẽ được tiến hành dựa trên 4 nguyên tắc nêu trên và được thể hiện trên Bảng 4.9 bên dưới.

Tương quan giữa Hệ số tương quan

Hệ số tương quan được phân thành các bộ phận tác động Trực tiếp Gián tiếp Tác động khơng phân tích được Tác động nhiễu

PM-IO r14 β41 Không (β42*r12) + (β43*r13) Không PO-IO r24 β42 Không (β41*r12) +(β43*r23) Không PF-IO r34 β43 Không (β42*r23) + (β41*r13) Không PM-BP r15 β51 β54* β41 (β54* β42* .49)+(β54* β43* .49) + (β52* .49) + (β53* .49) Không PO-BP r25 β52 β54* β42 (β51* r12) + (β54* β41* r12) + (β54* β43* r23) + (β53* r23) Không PF-BP r35 β53 β54* β43 (β51*r13)+(β54*β42*r23)+ (β54* β41* r13) + (β52* r23)

IO-BP r45 β54 Không Không *** Xem cách tính bên dưới *** Tác động nhiễu do cả IO và BP củng chịu tác động gây ra bởi PM, PO và PF cũng như sự tương tác của mối quan hệ tương quan giữa ba biến độc lập này, cụ thể tác động này được xác định bằng tổng của các tác động: (β54* β41) + (β51*r12* β42) + (β51*r13* β43) + (β52* β42) + (β52*r12* β41) + (β53* β43) + (β53*r23* β42) + (β53*r13* β41). Sử dụng các dữ liệu về trọng số hồi quy chuẩn hóa (hệ số beta) và hệ số tương quan giữa các biến, các tác động trực tiếp của các biến độc lập (PM, PO, PF và IO) vào biến phụ thuộc (BP), tác động gián tiếp của ba biến độc lập (PM, PO và PF) vào biến phụ thuộc BP thông qua biến trung gian IO, các tác động không thể tách ra được do sự tương tác giữa các biến độc lập và tác động nhiễu được tính tốn cụ thể trong Bảng 4.10.

Bảng 4.10 Tính tốn cụ thể các thành phần của hệ số tương quan

Tương quan giữa Hệ số tương quan

Hệ số tương quan được phân thành các bộ phận tác động Tổng Tác động Trực

tiếp

Gián tiếp Tác động khơng phân tích được Tác động nhiễu PM- IO .58 .28 Không (.52*.49) + (.09*.49) = .30 Không

PO-IO .71 .52 Không (.28*.49) +(.09*.52) =.19 Không PF-IO .50 .09 Không (.52*.52) + (.28*.49) = .41 Không PM- BP .52 .19 (.15*.28) = .042 (.15*.52*.49)+(.15*.09*.49) + (.08*.49) + (.40*.49) = .284 Không .232

PO- BP .49 .08 (.15*.52) = .078 (.19*.49)+(.15*.28*.49) + (.15* .09*.52) + (.4* .52) = .329 Không .158 PF-BP .61 .40 .15* .09 = .0135 (.19*.49)+(.15*.52*.52)+ (.15* .28* .49) + (.08*.52) =.196 .414

IO-BP .52 .15 Không Không .366***

*** Tác động nhiễu: (.15*.28) + (.19*.49*.52) + (.19*.49*.09) + (.08*.52) + (.08*.49*.28) + (.40* .09) + (.40*.52* .52) + (.40*.49*.28) = .366

Từ kết quả trong Bảng 4.17B, một số kết luận được rút ra như sau:

Tuy mối quan hệ tương quan giữa các biến độc lập với biến trung gian IO rất cao: giữa PM-IO, PO-IO và PF-IO lần lượt là 0.58, 0.71 và 0.50 nhưng tác động trực tiếp của các biến độc lập này vào IO chỉ có thể giải thích thơng qua hệ số hồi quy chuẩn hóa là 0.28, 0.52 và 0,09. Nếu xét theo tỷ lệ thì những tác động trực tiếp này chỉ chiếm 48.3% (.28/.58), 73% (.52/.71) và 18% lần lượt cho các biến PM, PO và PF và phần còn lại được giải thích thơng qua sự tương tác giữa các biến độc lập tạo nên tác động dây chuyền đến IO;

Về phương diện quản trị biến “Tổ chức hoạt động đổi mới – PO” có tác động rất mạnh đến “Kết quả đổi mới – IO”, kế tiếp về mức độ tác động vào “Kết quả đổi mới chính là “Thể chế hóa quy trình –PF”, trong khi đó quản trị danh mục đầu tư chỉ tác động thông qua sự tương tác với hai biến độc lập cịn lại và đó là những tác động khơng phân tích được; (ii) Tổng tác động (gồm tác động trực tiếp và gián tiếp) của các biến độc lập PM, PO và PF vào BP bằng 0.232, 0.158 và 0.414; trong đó hệ số tác động trực tiếp chỉ là 0.19, 0.08 và 0.40 còn hệ số tác động gián tiếp thông qua biến trung gian IO là 0.042, 0.078 và 0.0135. Dữ liệu này cho phép rút ra kết luận đó là tác động gián tiếp của biến PO vào BP thông qua biến trung gian rất lớn (49,3% = 0.078/0.158) so với PM (18% = 0.042/0.232) và PF (3% =0.0135/0.414);

Mặc dù hệ số tương quan của biến trung gian “Kết quả đổi mới – IO” rất cao (0.52) nhưng tác động thực của nó biểu hiện qua trọng số hồi quy chuẩn hóa chỉ là 0.15 và phần còn lại (0.37) thể hiện tác động nhiễu của ba biến độc lập PM, PO và PF thông qua biến trung gian IO.

Cuối cùng qua phân tích mơ hình đường dẫn (Path Analysis) kết hợp tách hệ số tương quan của các biến độc lập (PM, PO, PF) và trung gian (IO) chúng ta thấy các biến có tác động mạnh theo mức độ giảm dần (tính đến tác động trực tiếp và gián tiến) đến BP bao gồm PF (0.414), PM (0.232), PO (0.158) và cuối cùng là IO (0.15). Kết quả này cho thấy biến trung gian là “Kết quả đổi mới khơng có tác động mạnh và kết quả kinh doanh so với các biến khác”. Nói cách khác, thứ tự tác động đến kết quả kinh doanh xét theo mức độ mạnh giảm dần đến “Kết quả kinh doanh” của doanh nghiệp lần lượt là các biến “Thể chế hóa quy trình đổi mới”, “Quản trị danh mục sản phẩm mới”, “Tổ chức hoạt động đổi mới” và cuối cùng là “Kết quả đổi mới”.

4.6 Phân tích trung bình các biến

Tình hình thực hiện các hoạt động quản trị quy trình đối mới sản phẩm (thể hiện thơng qua ba biến nghiên cứu “Quản trị danh mục sản phẩm mới - PM”, “Thể chế hóa quy trình đối mới - PF” và “Tổ chức quy trình đổi mới - PO”), “Kết quả đổi mới-IO” và “Kết quả kinh doanh – BP” được thể hiện thông qua sơ đồ 5.2. Kết quả xác định giá trị trung bình đo lường theo mức độ giống với doanh nghiệp của đối tượng điều tra cho thấy: (i) Kết quả thực hiện của tất cả hoạt động thuộc về lĩnh vực quản trị quy trình đổi mới, kết quả đổi mới và kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp điều tra điều được các nhà quản trị làm việc tại đây công nhận đạt cao hơn so với mức độ trung bình (giá trị 3); (ii) Trong tất cả các hoạt động thuộc về quản trị đổi mới quy trình thì các nhà quản trị đánh giá mức độ thực hiện hoạt động thể chế hóa quy trình đổi mới hồn thành ở mức cao nhất (3.88) trong khi đó hai hoạt động quản trị danh mục sản phẩm mới và tổ chức đổi mới chỉ thực hiện ở mức độ trên mức trung bình với các trung bình lần lượt là 3,65 và 3, 66; (iii) Các nhà quản trị công nhận kết quả đổi mới và kết quả kinh doanh đạt ở mức độ khá cao với các giá trị trung bình lần lượt là 3,86 và 3,96.

Để có thể phân tích sâu lý do vì sau giá trị trung bình của biến Quản trị danh mục sản phẩm mới (PM) và Tổ chức hoạt động đổi mới (PO) thấp việc phân tích chi tiết các yếu tố thành phần của từng biến quan sát cấu thành nên giá trị trung bình của hai biến nghiên cứu này có thể được thực hiện nhằm đánh giá yếu tố thành phần nào đã tác động làm giảm giá trị trung bình của hai biến nghiên cứu này. Dữ liệu từ Bảng 4.11 cho thấy đối với hoạt động quản trị danh mục sản phẩm mới, các nhà quản trị cho rằng hai các hoạt động “Thay đổi tỷ lệ % danh mục sản phẩm mới hàng năm” và “Định hướng phát triển danh mục sản phẩm mới” chưa hoàn thành tốt cho nên giá trị trung bình của chúng nhỏ hơn cả trung bình tổng thể của khái niệm nghiên cứu Quản trị danh mục sản phẩm mới (các giá trị trung bình cảm nhận của hai hoạt động này lần lượt là 3.43 và 3.59 thấp hơn so với trung bình tổng thể là 3.66). Vấn đề tương tự cũng xảy ra đối với khái niệm nghiên cứu tổ chức đổi mới sản phẩm khi đánh giá mức độ thực hiện cơ chế lưỡng năng trong đổi mới và mức độ tham gia của các bộ phận trong hoạt động đổi mới sản phẩm cịn thấp (giá trị trung bình của hai yếu tố này lần lượt là 3.46 và 3.52 trong khi đó trung bình tổng thể là 3.65).

Bảng 4.11 Phân tích cấu thành các yếu tố đo lường PM và PO

3,66 3,88 3,65 3,86 3,96 3,45 3,50 3,55 3,60 3,65 3,70 3,75 3,80 3,85 3,90 3,95 4,00 PM PF PO IO BP

Các yếu tố thành phần đo lường PM

Các yếu tố thành phần đo lường PO

1. Tỷ lệ % thay đổi trong danh mục sản phẩm mới hàng năm (PM1)

3.43 1. Cơ chế lưỡng năng (PO1) 3.46

2. Định hướng phát triển danh mục sản phẩm mới (PM2)

3.59 2. Sự tham gia của các bộ phận trong đổi mới sản phẩm (PO2)

3.52

3. Tỷ lệ % các sản phẩm đổi mới trong danh mục (PM3)

3.67 3. Phân bổ nguồn lực cho đổi mới sản phẩm (PO3)

3.81 4. Thời gian kể từ lúc đưa ra khái

niệm sản phẩm đến lúc giới thiệu trên thị trường (PM4)

3.73 4. Xác định tỷ lệ % chi phí đổi mới sản phẩm so với doanh số (PO4)

3.81

5. Số lượng các sản phẩm mới giới thiệu ra thị trường trong vòng 5 năm vừa qua (PM5)

3.89 Tổ chức hoạt động đổi mới sản phẩm (PO)

3.65

Quản trị danh mục sản phẩm mới (PM)

3.66

(Nguồn: Tính tốn bởi tác giả từ bộ dữ liệu điều tra)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa quản trị quy trình đổi mới, kết quả đổi mới và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp (Trang 58 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)