Mơ hình nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa quản trị quy trình đổi mới, kết quả đổi mới và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp (Trang 38)

Tóm tắt Chương 2

Chương 2 khởi đầu bằng việc giới thiệu các khái niệm có liên quan như quy trình và quản trị quy trình đổi mới, kết quả đổi mới và kết quả hoạt động của doanh nghiệp từ những góc nhìn khác nhau dựa trên các nghiên cứu trước đây. Trên nền tảng lý thuyết về đổi mới có liên quan đến vấn đề nghiên cứu, bằng các lập luận dựa trên minh chứng và luận cứ từ các nghiên cứu trước đây, mối quan hệ giữa các khái niệm về quản trị quy trình đổi mới (bao gồm quản trị danh mục sản phẩm mới, thể chế hóa quy trình và tổ chức hoạt động đổi mới), kết quả đổi mới và kết quả hoạt động của doanh nghiệp đã được làm rõ. Từ những mối quan hệ đó, mơ hình nghiên cứu của đề tài được hình thành và các giả thuyết kiểm định đã được nêu ra. Những nội dung nêu trên chính là điều kiện tiền đề cho việc đo lường các khai niệm, quyết định đối tượng điều tra, chọn mẫu và phương pháp xử lý dữ liệu cho chương kế tiếp.

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Đo lường các khái niệm nghiên cứu 3.1 Đo lường các khái niệm nghiên cứu

Quy trình đổi mới sản phẩm được xem là một khái niệm bậc nhất bao gồm ba khái niệm bậc 2, đó là: quản trị danh mục, thể chế hóa quy trình và tổ chức

Quản trị danh mục sản phẩm mới (Portfolio management) đóng vai trị quan

trọng trong quá trình đổi mới sản phẩm vì liên quan đến các lựa chọn mang tầm chiến lược như xác định thứ tự ưu tiên, phân tích mối quan hệ đánh đổi giữa rủi ro và tỷ suất lợi nhuận tiềm năng, xác định các sản phẩm đưa vào danh mục, xác định thời điểm đưa sản phẩm mới ra thị trường, …Khi đưa bất kỳ một sản phẩm mới vào danh mục, các nhà quản trị phải xác định đầu tư vào sản phẩm và cơng nghệ gì, định hướng cho thị trường mục tiêu nào cũng như xác định thứ tự ưu tiên thực hiện các dự án phát triển sản phẩm mới. Dựa trên kết quả nghiên cứu của Cooper (1999) và Killen (2008), khái niệm này được đo lường bằng các yếu tố thành phần như sau: (i) Tỷ lệ % thay đổi trong danh mục hàng năm; (ii) Định hướng phát triển danh mục sản phẩm mới; (iii) Tỷ lệ % các sản phẩm đổi mới trong danh mục; (iv) Thời gian kể từ lúc đưa ra khái niệm sản phẩm đến lúc giới thiệu trên thị trường; và (v) Số lượng các sản phẩm mới giới thiệu ra thị trường trong vòng 5 năm vừa qua.

Thể chế hóa quy trình đổi mới (Formalization): Các doanh nghiệp cần tạo ra

một quy trình quản trị có hệ thống để quản lý các giai đoạn trong quy trình đổi mới sản phẩm nhằm khuyến khích các ý tưởng mới, quản trị chúng theo một cách tốt nhất và hoạch định quy trình chặt chẽ theo trình tự, đây là điều đặc biệt quan trọng trong những ngành được thúc đẩy bởi công nghệ. Các nhà nghiên cứu (Chiesa và Masella, 1996; Cooper và Kleinschmidt ,1995; Tatikonda và Rosenthal 2000) đã xây dựng một hệ thống các biến quan sát để đo lường khái niệm này và dựa trên mức độ tương đồng giữa họ, nghiên cứu này đề xuất các yếu tố thành phần đo lường khái niệm này như sau: (i) Công bố chính thức quy trình đổi mới sản phẩm; (ii) Xác định các giai đoạn trong quy trình đổi mới sản phẩm; (iii) Hoạch định tỷ lệ % chi phí đổi mới sản phẩm trong tổng chi phí R&D; (iv) Xây dựng chương trình giám sát quy trình đổi mới sản

phẩm có kết quả hơn; và (v) Xác định trách nhiệm của đội quản lý dự án đổi mới sản phẩm.

Tổ chức hoạt động đổi mới (Organization): Khai thông hoạt động R&D của tổ

chức sẽ làm tăng sự thấu hiểu về mối liên kết giữa cấu trúc tổ chức thiết kế các đơn vị nghiên cứu độc lập hay thiết kế theo cơ cấu lưỡng năng vừa chịu trách nhiệm sản xuất vừa thực hiện hoạt động đổi mới. Bên cạnh đó cần tổ chức các đội phát triển sản phẩm mới, phối hợp các hoạt động của các đơn vị sản xuất và các bộ phận chức năng trong hoạt động phát triển sản phẩm mới và thực hiện các nỗ lực trong việc phân bổ nguồn lực vào các hoạt động đổi mới có kết quả và hiệu suất chính là các nội dung cơ bản của tổ chức hoạt động đổi mới. Các hoạt động này bao hàm cả việc thiết kế cơ cấu, tố chức vận hành, điều phối và phối hợp liên bộ phận và liên chức năng. Nghiên cứu này sử dụng các yếu tố thành phần dựa trên đề xuất của Cohen và Klepper (1996) để đo lường khái niệm tổ chức hoạt động đổi mới, chúng bao gồm: (i) Số nhóm đổi mới sản phẩm gắn liền với các đơn vị sản xuất trực thuộc trong doanh nghiệp hay cơ chế lưỡng năng; (ii) Sự tham gia của các bộ phận trong đổi mới sản phẩm; (iii) Phân bổ nguồn lực cho đổi mới sản phẩm; và (iv) Tỷ lệ % chi phí đổi mới sản phẩm so với doanh số.

Kết quả đổi mới: khái niệm này được đo lường bằng một số lượng lớn các tiêu

chí có tính chất khác. Một số nhà nghiên cứu cho rằng việc đo lường cụ thể nhất chính là số lượng các bằng phát minh-sáng chế, quyền tác giả và số lượng các bản quyền cho cho thuê (Taylor và Silberston, 1973). Các tiêu chí này thể hiện kết quả trực tiếp từ từ hoạt động R&D. Tuy nhiên, không phải bất kỳ doanh nghiệp nào, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ, khi có được bản quyền sở hữu trí tuệ từ việc đầu tư R&D đều khai thác bằng cách tạo ra sản phẩm mới. Hơn thế nữa, vì bản quyền sở hữu trí tuệ đều có thời hạn cho nên nhiều doanh nghiệp muốn giữ quyền khai thác các sở hữu trí tuệ lâu dài hay suốt đời đều chọn hình thức bí mật thương mại. Chính vì vậy kết quả đổi mới có thể được đo lường theo một cách khác đó là mức độ mới lạ và độc đáo của sản phẩm mới so với những sản phẩm hiện hữu, tần suất thường xuyên giới thiệu sản phẩm mới ra thị trường, sự đóng góp của sản phẩm mới trong tăng trường

của thị trường và giá trị mang lại cho khách hàng (Avlonitis và Salavou, 2007; Atuahene-Gima 1995; Song và Montoya-Weiss, 1998). Dựa trên cách tiếp cận này, các yếu tố thành phần được sử dụng để đo lường kết quả đổi mới về phương diện sản phẩm bao gồm: (i) Tính mới của sản phẩm; (ii) Tính độc đáo của sản phẩm; (iii) Mức độ thường xuyên giới thiệu sản phẩm mới ra thị trường; (iv) Đóng góp của sản phẩm mới trong quá trình mở rộng thị trường; và (v) Giá trị tăng thêm mà sản phẩm mới đem lại cho khách hàng.

Kết quả hoạt động: Kết quả hoạt động của doanh nghiệp có thể được đo lường

bằng kết quả tài chính và kết quả phi tài chính. Có rất nhiều tiêu thức đo lường kết quả hoạt động thơng qua mức độ hồn thành mục tiêu về tỷ lệ tăng năng suất, tỷ lệ tăng doanh số, mở rộng thị phần mục tiêu, hiệu suất vận hành, …và kết quả tài chính thường được thể hiện thơng qua mức độ hồn thành các mục tiêu tài chính như hệ số hồn vốn đầu tư, tỷ suất lợi nhuận và hệ số hoàn vốn so với tài sản (Davisson, 1989; Delmar, 1996; Zahra, 1991). Dựa trên các nghiên cứu của các tác giả khi khảo sát về mối quan hệ giữa đổi mới sản phẩm với kết quả thực hiện của doanh nghiệp (Brah và Chong, 2004; Kim và Lee, 2010; Kristal và các cộng sự 2010; Sila và Ebrahimpour 2005), các yếu tố sử dụng để đo lường kết quả hoạt động kinh doanh thể hiện mức độ hoàn thành các mục tiêu về: (i) Thị phần; (ii) Tỷ lệ tăng thị phần; (iii) Sự chấp nhận thương hiệu; (iv) Tăng trưởng doanh số; (v) Hệ số hoàn vốn so với tài sản; (vi) Tỷ suất lợi nhuận so với doanh số; (vii) Tỷ lệ doanh số của thị trường mới so với tổng doanh số.

Các biến kiểm soát: là các biến thể hiện đặc trưng của doanh nghiệp như tuổi

đời, ngành nghề và quy mô của doanh nghiệp, …các biến kiểm soát được đưa vào nghiên cứu dựa trên cơ sở thực tiễn từ những nghiên cứu trước đây đã chứng tỏ có tác động đến kết quả đổi mới cũng như kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp (Hans Lofsten, 2014). Việc đưa các biến kiểm sốt này vào mơ hình nghiên cứu nhằm khảo sát sự tác động của chúng đến các khái niệm nghiên cứu.

Thang đo Likert 5 bậc được sử dụng để đo lường các khái niệm như quản trị danh mục, thể chế hóa, tổ chức, kết quả đổi mới và kết quả hoạt động kinh doanh.

Riêng các biến kiểm soát như tuổi đời của doanh nghiệp đo lường bằng thang đo khoảng cách, đời sống của sản phẩm và ngành nghề được đo lường bằng thang đo danh xưng. Việc đo lường các biến và cơ sở lý thuyết của đo lường được tổng kết trong biểu 1.

Bảng 3.1: Đo lường các khái niệm nghiên cứu

STT Các khái niệm nghiên cứu

Tác giả đề xuất

đo lường Các yếu tố thành phần sử dụng để đo lường khái niệm (các biến quan sát) Mã hóa 1 Quản trị danh mục sản phẩm mới (PM) Cooper (1999) và Killen (2008)

1. Tỷ lệ % thay đổi trong danh mục hàng năm

PM1 2. Định hướng phát triển danh mục

sản phẩm mới

PM2 3. Tỷ lệ % các sản phẩm đổi mới

trong danh mục

PM3 4. Thời gian kể từ lúc đưa ra khái

niệm sản phẩm đến lúc giới thiệu trên thị trường

PM4 5. Số lượng các sản phẩm mới giới

thiệu ra thị trường trong vòng 5 năm vừa qua

PM5 2 Thể chế hóa quy trình (PF) Chiesa và Masella (1996); Cooper và Kleinschmidt (1995); Tatikonda và Rosenthal (2000) 1. Cơng bố chính thức quy trình đổi mới sản phẩm PF1 2. Xác định các giai đoạn trong quy trình đổi mới sản phẩm

PF2 3. Hoạch định tỷ lệ % chi phí đổi mới sản phẩm trong tổng chi phí R/D

PF3 4. Xây dựng chương trình giám sát quy trình

PF4 5. Xác định trách nhiệm của đội quản lý dự án PF5 3 Tổ chức hoạt động đổi mới sản phẩm (PO) Cohen and Klepper (1996)

1. Cơ chế lưỡng năng (các đơn vị kiêm nhiệm hay chức năng vừa sản xuất vừa nghiên cứu)

PO1 2. Sự tham gia của các bộ phận trong đổi mới sản phẩm

PO2 3. Phân bổ nguồn lực cho đổi mới sản phẩm

4. Xác định tỷ lệ % chi phí đổi mới sản phẩm so với doanh số PO4 4 Kết quả đổi mới (IO) Avlonitis và Salavou (2007); Gima (1995); Song và Montoya-Weiss (1998)

1. Tính mới của sản phẩm IO1 2. Tính độc đáo của sản phẩm IO2 3. Mức độ thường xuyên giới thiệu sản phẩm mới ra thị trường IO3 4. Đóng góp của sản phẩm mới trong quá trình mở rộng thị trường

IO4 5. Giá trị đem lại cho khách hàng của sản phẩm mới IO5 5 Kết quả hoạt động (BP) Brah và Chong (2004); Kim và Lee, (2010); Kristal và các cộng sự (2010); Sila và Ebrahimpour (2005) 1. Thị phần BP1 2. Tỷ lệ tăng thị phần BP2 3. Sự chấp nhận thương hiệu BP3 4. Tăng trưởng doanh số BP4 5. Hệ số hoàn vốn so tài sản BP5 6. Tỷ suất lợi nhuận so doanh số BP6 7. Tỷ lệ doanh số thị trường mới/tổng doanh số

BP7

Dựa trên kết quả đo lường các khái niệm, bảng câu hỏi điều tra dùng thu thập dữ liệu thứ cấp sau khi thực hiện phỏng vấn chuyên gia được thiết kế (Xem bảng câu hỏi điều tra trong phần phụ lục).

3.2 Đám đông nghiên cứu, cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu

Đám đông nghiên cứu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, do điều kiện giới hạn về thời gian, nghiên cứu này thực hiện lấy mẫu điều tra chủ yếu là các doanh nghiệp đang hoạt động tại Khu công nghệ cao Quận 9 bên cạnh việc lấy mẫu thuận tiện cho các doanh nghiệp khác phân bố bên ngồi khu cơng nghệ cao này. Lý do cho việc tập trung vào nhóm các doanh nghiệp này dựa trên các yếu tố sau đây: (i) Khu vực này là nơi tập trung các doanh nghiệp ứng dụng các công nghệ và kỹ thuật mới trong sản xuất; (ii) Có nhiều cơng ty lớn trên thế giới đầu tư tại đây và những công ty này đã và đang thực hiện việc chuyển giao công nghệ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam đóng trên địa bàn này; (iii) Có nhiều viện và trung tâm nghiên cứu khoa học đặt trụ sở tại Khu công nghệ cao

cầu cho các tập đoàn đa quốc gia tại đây. Tất cả những đặc trưng trên cho thấy các doanh nghiệp trong khu vực này có tiềm năng tiếp thu các công nghệ mới thông qua các đơn vị nghiên cứu và chuyển giao công nghệ mới cũng như tiếp cận công nghệ mới thông qua việc đặt hành và trở thành một nhà cung ứng các linh kiện và chi tiết cho những tập đoàn đa quốc gia. Bên cạnh đó việc tiếp cận các thơng tin để được cơng nhận là doanh nghiệp khoa học công nghệ dễ dàng hơn so với những đơn vị phân bố ở bên ngồi từ đó sẽ có nhiều thuận lợi trong việc hỗ trợ tiếp cận thông tin về các công nghệ mới đang áp dụng trong ngành. Chính những thuận lợi đó cho phép những doanh nghiệp vừa và nhỏ tại đây có thể thực hiện đổi mới mở mà khơng cần phải đầu từ chi phí lớn cho hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D).

Đối tượng điều tra là các doanh nghiệp nhưng đối tượng thu thập thông tin là các nhà quản trị cấp cao của doanh nghiệp và lãnh đạo phụ trách R&D. doanh nghiệp và lãnh đạo phụ trách. Số lượng lượng các doanh nghiệp dự kiến điều tra là 100 thuộc các ngành nghề khác nhau tại Khu công nghệ cao Quận 9 và mỗi doanh nghiệp sẽ tiến hành điều tra từ 5 đến 6 người là các nhà quản trị cấp cao và cấp trung là những người am hiểu về hoạt động kinh doanh và hoạt động đổi mới sản phẩm. Đồng thời những đối tương điều tra này cũng là những con người am hiểu về hoạt động công nghệ cũng như sản xuất kinh doanh của đơn vị. Cỡ mẫu thu thập theo dự kiến từ 500- 600 người cỡ mẫu này phù hợp cho nhu cầu xử lý dữ liệu thống kê (số mẫu tối thiểu = bậc cao nhất của thang đo x số biến quan sát = 5x26 = 130) trong phân tích nhân tố khám phá (EFA) cũng như các kỹ thuật thống kê suy luận khác như ANOVA (quy mô mẫu tối thiểu = bậc cao nhất của thang đo x số biến quan sát x số nhóm = 5 x 26 x 4 = 520) với số nhóm phân tích cao nhất là 4 nhóm theo ngành cơng nghiệp.

Việc chọn mẫu được tiến hành theo phương pháp phân tầng phi xác suất, theo đó các doanh nghiệp được phân loại theo ngành nghê và quy mô (nhỏ, vừa và lớn) và các đối tượng điều tra được tiếp cận theo thuận tiện.

3.3 Phương pháp xử lý dữ liệu

Cách tiếp cận định tính được sử dụng cho nghiên cứu này với mục đích kiểm định các giả thuyết nghiên cứu những có kết hợp với định lượng. Kỹ thuật nghiên cứu

định tính được tiến hành thơng qua phương pháp lấy ý kiến chuyên gia và phỏng vấn nhóm tập trung. Cụ thể như sau: Các yếu tố đo lường được thiết kế theo các nghiên cứu trước đây được điều chỉnh bổ sung và hiệu chỉnh bằng phương pháp lấy ý kiến chuyên gia và phỏng vấn nhóm tập trung. Các chuyên gia là những người am hiểu trong lĩnh vực nghiên cứu và phát triển. Riêng phóng vấn nhóm tập trung sẽ tiến hành trên hai nhóm (quy mơ mỗi nhóm từ 8 đến 12 người; thành viên của nhóm là những quản trị gia cấp cao và trung của các doanh nghiệp). Những thành viên nhóm phỏng vấn tập trung sẽ không tiến hành điều tra bằng bảng câu hỏi được thiết kế sau nhằm đảm bảo tính khách quan và kết quả nghiên cứu không bị thiên lệch. Kết quả phản hồi từ 12 chun gia có chun mơn cao về lĩnh vực đổi mới sản phẩm đã cho thấy tỷ lệ % đồng thuận các biến quan sát dùng để đo lường từ mức 90% trở lên cho các khái niệm quản trị danh mục sản phẩm mới (PM), tổ chức hoạt động đổi mới (PO), thể chế hóa quy trình đổi mới (PF), kết quả đổi mới (IO) và kết quả hoạt động kinh doanh (BP). Đối với biến kết quả đổi mới có 3/12 chuyên gia đề nghị bổ sung tiêu chí số lượng các giải pháp hữu ích được đăng ký bản quyền. Tuy nhiên, đối với các doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa quản trị quy trình đổi mới, kết quả đổi mới và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)