2.2 Mối quan hệ giữa các khái niệm nghiên cứu
2.2.2 Mối quan hệ giữa kết quả đổi mới và kết quả hoạt động
Kemp và các cộng sự (2003) đã tiến hành phân tích mối quan hệ giữa đổi mới và kết quả hoạt động của doanh nghiệp dựa trên cách tiếp cận theo quy trình để khảo sát từng bước trên quy trình từ việc chuẩn bị nhập lượng cho đổi mới, chuyển hóa và kết quả của quy trình. Kết quả từ nghiên cứu này cho thấy kết quả đổi mới có đóng góp tích cực cho kết quả hoạt động của doanh nghiệp được đo lường bằng các chỉ tiêu như thu hút lao động, tăng trưởng doanh số và lợi nhuận, đặc biệt đối với doanh nghiệp nhỏ thì tác động tích cực đó là tăng trưởng doanh thu và thu hút thêm lao động. Các nghiên cứu khác cũng cố gắng tìm kiếm và khẳng định mối quan hệ giữa đổi mới sản phẩm và kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Kết quả hoạt động của các doanh nghiệp thường được đo lường bằng các tiêu chí như lợi nhuận, tăng trưởng doanh số và lao động (Davidsson, 1989; Delmar, 1996) nhưng xét cho đến cùng thì tiêu chí lợi nhuận phải là thước đo quan trọng nhất về phương diện dài hạn.
Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu trước đây chưa khẳng định được mối quan hệ dương và cùng chiều giữa đổi mới và kết quả hoạt động của doanh nghiệp (Freel, 2000). Lập luận về phương diện lý thuyết cũng như kết quả từ các nghiên cứu định tính cho rằng đổi mới đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên tăng trưởng nhưng các phân tích dựa trên dữ liệu thống kê lại chưa khẳng định đổi mới là yếu tố quyết định sự tăng trưởng doanh số của doanh nghiệp và ngay bản thân phát hiện từ các kết quả nghiên cứu cũng trái ngược nhau (Coad và Rao, 2008; Del Monte và Papagani, 2003). Thật vậy, nhiều nghiên cứu đã phát hiện mối quan hệ âm giữa đổi mới sản phẩm và tăng trưởng doanh số cũng như khơng có mối quan hệ giữa đổi mới sản phẩm và lợi nhuận (Freel và Robson 2004). Một nghiên cứu khác của Varis và Littunen (2010) đã phát hiện khơng hề có mối quan hệ dương và cùng chiều giữa đổi mới với khả năng sinh lợi của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực dịch vụ
nhưng các nghiên cứu khác cho thấy các đổi mới về sản phẩm sẽ tạo nên sự tăng trưởng doanh số và lợi nhuận cho các doanh nghiệp công nghệ cao (Thornhill, 2006). Các nghiên cứu nêu trên đã cho thấy doanh số biên không hề bị tác động bởi kết quả của đổi mới, do đó nếu có một sự khác biệt giữa doanh nghiệp sản xuất và dịch vụ thì đó chính là hầu như khơng hề có mối quan hệ giữa kết quả đổi mới và sự tăng trưởng lao động cũng như khả năng sinh lợi trong các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực dịch vụ (Sandven và Smith, 2000).
Tuy nhiên, nghiên cứu của một số tác giả khác (Thornhill, 2006; Loof, 2000) cho thấy có mối quan hệ dương và cùng chiều giữa doanh số các dịch vụ đổi mới với kết quả hoạt động của doanh nghiệp dịch vụ vừa và nhỏ theo các tiêu thức đo lường như mức độ thu hút thêm lao động, giá trị gia tăng /lao động, doanh số/lao động, lợi nhuận hoạt động/lao động và hệ số hoàn vốn so với tài sản. Một số nghiên cứu khác được thực hiện trong các ngành sản xuất cơng nghiệp cũng khẳng định có một mối quan hệ dương và cùng chiều giữa kết quả đổi mới sản phẩm và kết quả thực hiện của doanh nghiệp (Kleinschmidt và Cooper, 1991; Song và Parry, 1997; Zirger và Maidique, 1990). Lập luận về mối quan hệ này dựa trên cơ sở khi phát triển các sản phẩm đổi mới mặc dù phải tốn kém nhiều nguồn lực nhưng điều này tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp dựa trên sự chấp nhận của khách hàng từ đó làm tăng doanh số, mở rộng thị trường cũng như tăng lợi nhuận. Từ những lập luận và luận cứ nêu trên, giả thuyết sau đây được đề xuất:
H4: Kết quả đổi mới có mối quan hệ dương và cùng chiều với kết quả thực hiện của doanh nghiệp.
Một nghiên cứu gần đây của Lofsten (2014) đã khẳng định mối quan hệ giữa thể chế hóa quy trình đổi mới sản phẩm, tổ chức hoạt động đổi mới và quản trị danh mục đầu đến kết quả đổi mới, đồng thời kết quả đổi mới đến lượt nó lại tác động đến kết quả hoạt động được đo lường bằng doanh số và lợi nhuận. Mơ hình của Lofsten được thể hiện trong hình 2.1: Mối quan hệ giữa quản trị quy trình đổi mới với kết quả đổi mới, doanh số và lợi nhuận. Hạn chế của mơ hình của Lofsten nằm ở chổ các khái niệm đo lường quản trị quy trình là những giá trị cảm nhận có được thơng qua nghiên cứu
điều tra nhưng các giá trị đo lường lợi nhuận và doanh số lại là giá trị thực vì vậy tính tương đồng của thang đo khơng cao. Hơn thế nữa ơ hình này chưa thể hiện được sự tác động trực tiếp của các yếu tố thuộc về quản trị quy trình đổi mới đến lợi nhuận và doanh số, vì vậy các lược khảo lý thuyết có liên quan bên dưới sẽ giúp tìm được mối quan hệ giữa các yếu tố này đến kết quả hoạt động.