CHƯƠNG 5 : KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ
5.2 Các hàm ý quản trị
5.2.1 Tổ chức hoạt động đổi mới
Kết hợp hoạt động đổi mới từ các bộ phận nghiên cứu và phát triển độc lập với các bộ phận sản xuất để cùng tham gia vào quá trình tạo ra và hiện thức hóa ý tưởng đổi mới-sáng tạo. Các ý tưởng mang tính chất đột phá có thể đến từ các bộ phận nghiên cứu phát triển dựa trên sự tác động của tiến bộ kỹ thuật hay từ nhu cầu mới dự báo sẽ xuất hiện trên thị trường nhưng các ý tưởng cài tiến nhỏ mang tính
tiệm tiến lại đến từ các bộ phận sản xuất trực tiếp. Chính vì vậy, thực hiện cơ chế lưỡng năng bằng cách giao nhiệm vụ cho các đơn vị sản xuất vừa sản xuất vừa nghiên cứu thực hiện đổi mới, sẽ góp phần khơi thơng dịng chảy của các ý tưởng đổi mới mang tính chất tiệm tiến một cách liên tục và cuối cùng sẽ tạo sự đổi mới về chất và toàn diện.
Xây dựng kế hoạch ngân sách và phân bổ ngân sách cho các bộ phận tham gia đổi mới cùng với việc phân bổ nguồn lực hạn chế cho các bộ phận một cách thích đáng sẽ tạo điều kiện tiền đề cho hoạt động đổi mới phát triển. Tuy nhiên cần lưu ý sự hợp tác giữa các bộ phận bởi vì kết quả đổi mới khơng đến từ một bộ phận riêng lẻ mà cần có sự hợp tác liên bộ phận và liên chức năng. Do đó trong hoạt động đánh giá thực hiện đổi mới không nên nhấn mạnh quá mức đến sự cạnh tranh mà nên đưa tiêu chí hợp tác vào bộ tiêu chí đánh giá thực hiện.
Khuyến khích người lao động đưa ra các ý kiến cải tiến để giải quyết các bất hợp lý trong quy trình sản xuất và tổ chức các hoạt động trao đổi nhóm hay từ bộ phận để sàng lọc và ứng dụng trực tiếp vào sản xuất. Để duy trì hoạt động này, các hình thức động viên cần được sử dụng.