CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.3 Phương pháp xử lý dữ liệu
Cách tiếp cận định tính được sử dụng cho nghiên cứu này với mục đích kiểm định các giả thuyết nghiên cứu những có kết hợp với định lượng. Kỹ thuật nghiên cứu
định tính được tiến hành thơng qua phương pháp lấy ý kiến chuyên gia và phỏng vấn nhóm tập trung. Cụ thể như sau: Các yếu tố đo lường được thiết kế theo các nghiên cứu trước đây được điều chỉnh bổ sung và hiệu chỉnh bằng phương pháp lấy ý kiến chuyên gia và phỏng vấn nhóm tập trung. Các chuyên gia là những người am hiểu trong lĩnh vực nghiên cứu và phát triển. Riêng phóng vấn nhóm tập trung sẽ tiến hành trên hai nhóm (quy mơ mỗi nhóm từ 8 đến 12 người; thành viên của nhóm là những quản trị gia cấp cao và trung của các doanh nghiệp). Những thành viên nhóm phỏng vấn tập trung sẽ khơng tiến hành điều tra bằng bảng câu hỏi được thiết kế sau nhằm đảm bảo tính khách quan và kết quả nghiên cứu không bị thiên lệch. Kết quả phản hồi từ 12 chun gia có chun mơn cao về lĩnh vực đổi mới sản phẩm đã cho thấy tỷ lệ % đồng thuận các biến quan sát dùng để đo lường từ mức 90% trở lên cho các khái niệm quản trị danh mục sản phẩm mới (PM), tổ chức hoạt động đổi mới (PO), thể chế hóa quy trình đổi mới (PF), kết quả đổi mới (IO) và kết quả hoạt động kinh doanh (BP). Đối với biến kết quả đổi mới có 3/12 chuyên gia đề nghị bổ sung tiêu chí số lượng các giải pháp hữu ích được đăng ký bản quyền. Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ các giải pháp hữu ích nảy thường được giữ bí mật theo hình thức bí mật thương mại cho nên nó khơng được đưa vào bản câu hỏi điều tra.
Nghiên cứu định lượng được tiến hành sau khi thu thập tất cả thông tin từ bảng câu hỏi nhằm giải quyết các câu hỏi nghiên cứu cũng như kiểm định giả thuyết nghiên cứu trong mơ hình nghiên cứu của đề tài này. Kỷ thuật phân tích nhân tố khám phá (EFA) và độ tin cậy của thang đo được sử dụng để kiểm tra giá trị và độ tin cậy của đo lường. Trên cơ sở của hai kỹ thuật này, các biến mới sẽ được xác định và kỹ thuật phân tích thống kê giản đơn được áp dụng nhằm phân tích độ biến thiên cho từng biến. Kỹ thuật phân tích phương sai (ANOVA) đơn biến hay một chiều được tiến hành để khám phá sự khác biệt về quản trị quy trình đổi mới, kết quả đổi mới và kết quả hoạt động kinh doanh cho từng nhóm theo các tiêu thức phân loại như ngành cơng nghiệp (cơ khí, điện tử, cao su-hóa-nhựa và chế biến tinh lương thực-thực phẩm), quy mô (lớn-vừa-nhỏ), thời gian hoạt động, … Cuối cùng phương pháp hồi quy đa biến được áp dụng để kiểm định các giả thuyết. Bên cạnh đó với mơ hình
nghiên cứu được đề xuất trong Sơ đồ 1 đây là dạng mơ hình có biến trung gian là kết quả đổi mới, do đó kỹ thuật phân tích đường dẫn (Path analysis) được áp dụng để phân tích độ phù hợp của mơ hình cũng như xác định các tác động trực tiếp của các biến độc lập đến biến phụ thuộc và các tác động gián tiếp của biến độc lập thông qua biến trung gian. Kỹ thuật phân tích đường dẫn sẽ được trình bày và giải thích cụ thể trong Chương 4 khi phân tích dữ liệu.
Tóm tắt Chương 3
Chương này đề cập đến việc đo lường các khái niệm nghiên cứu trong đó khái niệm quản trị quy trình là một khái niệm lý thuyết hay khái niệm bậc 1 và theo định nghĩa được chia ra thành ba khái niệm bậc 2 đó là quản trị danh mục sản phẩm mới, thể chế hóa quy trình đổi mới sản phẩm và tổ chức hoạt động đổi mới sản phẩm. Các khái niệm bậc 2 của quản trị quy trình đổi mới sản phẩm cùng với khái niệm kết quả đổi mới theo thiết kế đều là những khái niệm nghiên cứu vì chúng được đo lường trực tiếp bằng các yếu tố thành phần hay biến quan sát. Tổng số 23 biến quan sát được sử dụng để đo lường các khái niệm nghiên cứu theo đó khái niệm quản trị danh mục sản phẩm mới, thể chế hóa quy trình, tổ chức hoạt động đổi mới sản phẩm, kết quả đổi mới và kết quả hoạt động kinh doanh đo lường theo thứ tự lần lượt là 5, 5, 4, 5 và 7 yếu tố thành phần. Thang đo Likert 5 bậc được sử dụng trong đo lường. Trên cơ sở đo lường các khái niệm việc xác định đám đông, cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu được trình bày. Cuối cùng kỹ thuật xử lý phân tích nhân tố khám phá và độ tin cậy của thang đo được giới thiệu nhằm xác định giá trị và độ tin cậy của các biến quan sát dùng đo lường các khái niệm nghiên cứu. Trên cơ sở các biến mới được xác định thơng qua phân tích nhân tố khám phá kỹ thuật xử lý thống kê giản đơn được sử dụng để mô tả dữ liệu và kỹ thuật phân tích phương sai (ANOVA) được áp dụng để tìm kiếm sự khác biệt giữa các nhóm hình thành dựa trên các biến kiểm soát. Cuối cùng hàm tương quan đa biến được tiến hành để kiếm định các giả thuyết nghiên cứu theo mơ hình đường dẫn do xuất hiện biến trung gian.