2.2 Mối quan hệ giữa các khái niệm nghiên cứu
2.2.1 Mối quan hệ giữa quản trị quy trình đổi mới và kết quả đổi mới
Các hoạt động đổi mới sản phẩm theo truyền thống sẽ bắt đầu từ hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D), tuy nhiên cần lưu ý mục tiêu của R&D và mục tiêu của doanh nghiệp khi đổi mới sản phẩm có sự khác biệt. Mục tiêu của R&D là khởi xướng, điều phối và hoàn thành các hoạt động đổi mới sản phẩm cũng như quy trình cơng nghệ hướng tới việc tạo ra các bản quyền sở hữu trí tuệ theo các dạng khác nhau bản. Khi bản quyền phát minh sáng chế trở thành yếu tố thiết yếu cho sự cạnh tranh của cơng ty thì việc quản trị kết quả bản quyến phát minh sáng chế hoạt động cho thuê công nghệ (licensing) và sử dụng quyền tác giả sẽ giúp doanh nghiệp tạo nên khơng những lợi thế cạnh tranh mà cịn giúp phát sinh dòng thu nhập. Cho nên gia tăng số lượng các bằng phát minh sáng chế hầu như là một công cụ đo lường kết quả của hoạt động R&D nhưng đối với các doanh nghiệp có quy mơ vừa và nhỏ thì đổi mới sản phẩm là một mục tiêu quan trọng hơn. Lợi thế của các công ty lớn, xét theo một phạm vi rộng, chính là tiếp cận và sở hữu các nguồn lực vật chất, khả năng tuyển dụng và lưu giữ các nhà quản trị có chất lượng cao, thu hút các chun gia cơng nghệ hàng đầu, có nguồn tài trợ lớn cho hoạt động R&D, kết nối dễ dàng với các nguồn lực tài trợ từ bên ngồi và có nhiều lợi ích do kết quả kinh tế theo quy mô và phạm vi.
Việc sử dụng có tầm chiến lược các bản quyền phát minh sáng chế và tầm quan trọng của chúng đến lợi thế cạnh tranh đã tạo ra nhiều thách thức lớn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ và điều này đã được minh chứng qua hàng loạt các nghiên cứu tập trung vào các doanh nghiệp lớn (Levin và các cộng sự, 1987; Cohen và các cộng sự, 2000; Rivette và Kline, 2000). Theo Brouwer và Kleinknecht (1999), khuynh hướng sở hữu bằng phát minh sáng chế thể hiện rõ nét nhất ở những doanh nghiệp lớn và có sự hợp tác với những đối tác trong R&D và cũng có sự khác biệt giữa các ngành cũng như quy mô doanh nghiệp. Hơn thế nữa với cùng một nguồn lực
đầu vào các doanh nghiệp đổi mới ở quy mơ nhỏ có tỷ lệ đăng ký bản quyền phát minh sáng chế thấp hơn. Tuy nhiên, mặc dù các doanh nghiệp quy mô nhỏ không đăng ký bản quyền phát minh sáng chế nhưng lại triển khai các ứng dụng của phát minh sáng chế cao hơn doanh nghiệp lớn. Tất cả những phân tích trên cho thấy số lượng các bằng phát minh sáng chế được xem là một chỉ báo cho đổi mới và phát triển công nghệ nhưng chưa hẳn là một chỉ báo cho việc đổi mới sản phẩm.
Artz và các cộng sự (2010) đã tiến hành nghiên cứu các tác nhân đến kết quả đổi mới của doanh nghiệp bao gồm mối quan hệ giữa cam kết cho hoạt động R&D và kết quả của đổi mới dưới hai dạng phát minh và đổi mới. Nếu như phát minh tập trung vào việc hình thành những ý tưởng mới thì đổi mới nhấn mạnh đến phát triển và thương mại hóa sản phẩm. Phát minh được đo lường bởi số lượng các bằng phát minh sáng chế và kết quả từ đổi mới được thể hiện thông qua số lượng sản phẩm mới được hình thành và thương mại hóa. Nghiên cứu này cũng khảo sát mối quan hệ giữa số lượng các bằng phát minh và các sản phẩm được hình thành. Bên cạnh đó nghiên cứu này cũng xem xét sự tác động của đổi mới đến kết quả hoạt động của công ty, được đo lường bằng hệ số hoàn vốn so với tài sản và tăng trưởng doanh số. Một mẫu gồm 272 doanh nghiệp hoạt động trong 35 lĩnh vực được lấy ra với chuỗi dữ liệu trong vòng 19 năm được lấy ra và kết quả đã ủng hộ các giả thuyết nghiên cứu cụ thể như sau: (i) chi phí cho R&D có mối quan hệ quan hệ dương với số lượng các bằng phát minh-sáng chế. Phát hiện này cũng tương thích với các lập luận trước đây khi cho rằng năng lực nghiên cứu nội bộ là yếu tố then chốt thúc đẩy tạo ra các kết quả sáng tạo; (ii) số lượng các bằng phát minh sáng chế có mối quan hệ dương và cùng chiều với số lượng các sản phẩm mới giới thiệu trên thị trường; (iii) số lượng các sản phẩm mới giới thiệu ra thị trường cũng có quan hệ dương và cùng chiều với kết quả hoạt động.
Santamara và các cộng sự (2009) đã tiến hành phân tích các nhân tố thiết yếu quyết định sự thành cơng của quy trình đổi mới trong các ngành có mức thâm dụng cơng nghệ thấp và cao nhằm khám phá quy trình đổi mới lệ thuộc vào các hoạt động R&D phi truyền thống và việc sử dụng các nguồn lực từ bên ngoài. Phát hiện từ
nghiên cứu này dựa trên mẫu lấy ra từ các doanh nghiệp Tây Ban Nha cho thấy các hoạt động không thuộc về bản chất của R&D như thiết kế, sử dụng thiết bị hiện đại và đào tạo là yếu tố quan trọng tạo nên sự thấu hiểu về quá trình đổi mới của bất kỳ một doanh nghiệp nào và những hoạt động này rất quan trọng trong các ngành có mức thâm dụng kỹ thuật thấp và trung bình.
Một trong những quy trình đổi mới sản phẩm quan trọng chính là quản trị danh mục đổi mới và phân bố nguồn lực để tạo ra những sản phẩm mới. Quản trị danh mục là một quy trình ra quyết định đầy năng động (Cooper, 2008) để thúc đẩy việc giới thiệu các sản phẩm mới ra thị trường một cách nhanh chóng cũng như cập nhật và điều chỉnh các sản phẩm hiện hữu phù hợp nhu cầu của người tiêu dùng hơn. Trong suốt quá trình này, các dự án được đánh giá, lựa chọn và phân loại ưu tiên; các dự án hiện hữu được tăng tốc hoặc từ bỏ hay tái phân hạng ưu tiên. Quy trình quyết định danh mục đặc trưng bởi sự không chắc chắn, thông tin thay đổi liên tục, các cơ hội đầy năng động và đa mục tiêu. Killen và các cộng sự (2008) tạo ra một khung đối chuẩn để xác định các thực tiễn quản trị tốt nhất cho danh mục phát triền các dự án về sản phẩm và dịch vụ. Nghiên cứu này được tiến hành dựa trên mẫu bao gồm 60 tổ chức tại Úc bao hàm nhiều ngành nghề từ sản xuất cho đến dịch vụ và kết quả cho thấy có mối quan hệ tích cực giữa quản trị danh mục dự án và phát triển sản phẩm mới.
Quản trị danh mục dự án các sản phẩm mới là một quy trình đổi mới sản phẩm đầy năng động cho phép cập nhật và điều chỉnh danh sách các dự án R&D cũng như phát triển sản phẩm mới một cách liên tục và trong quá trình này các dự án mới sẽ được đua ra. Tất cả những điều đó cho phép kết luận quản trị danh mục sản phẩm là bộ phận quan trọng trong quản trị đổi mới sản phẩm và hoạt động này khi thực hiện tốt sẽ góp phần đưa nhanh các sản phẩm mới ra thị trường cho nên giả thuyết thứ nhất sẽ được đưa ra như sau:
H1: Quản trị danh mục sản phẩm (PM) có mối quan hệ dương hay có tác động tích cực với kết quả đổi mới sản phẩm.
Cooper và Kleinschmidt (1995) cho rằng các doanh nghiệp có kết quả hoạt động tốt thường ứng dụng các kỹ thuật đo lường rõ ràng cho hoạt động R&D. Tuy nhiên, hai tác giả này dường như ít quan tâm đến cách thức đo lường những doanh nghiệp được xem là tốt. Đo lường kết quả R&D phải đối mặt với nhiều vấn đề khó khăn do bản chất của những hoạt động này cũng như do tính chất vơ hình của kết quả (Chiesa và Masella, 1996). Hơn thế nữa, hệ thống đo lường thực hiện thường được xây dựng dựa trên các biến nhập lượng hay các đánh giá định tính về hệ quả. Trong một nghiên cứu về tác động của quy mô doanh nghiệp đến đổi mới sản phẩm và quy trình, Cohen và Klepper (1996) phát hiện ra đổi mới quy trình ít tạo ra khả năng tăng doanh số hay tăng trưởng. Điều này khẳng định rằng kết quả từ quy trình R&D lệ thuộc nhiều hơn vào sản lượng của doanh nghiệp ở thời điểm tiến hành R&D so với kết quả từ sản phẩm của R&D.
Tatikonda và Rosenthal (2000) phát hiện các phương pháp triển khai dự án có mối quan hệ dương và cùng chiều thành công trong triển khai dự án. Hơn thế nữa, những phương pháp này vừa tác động riêng rẽ vừa cộng hưởng do đó các doanh nghiệp cần cân bằng vừa tính ổn định và linh hoạt trong q trình phát triển sản phẩm thông qua việc lựa chọn và kết hợp các phương pháp. Tuy nhiên kết quả của các phương pháp này không tùy thuộc vào sự độc đáo của quy trình cơng nghệ hay sản phẩm vì vậy các doanh nghiệp nên vận dụng phối hợp ở mức cao nhất và sự đa dạng của các dự án nên được quản lý bằng cách sử dụng các phương pháp triển khai có tính phổ qt và được thể chế hóa bằng các văn bản có tính pháp lý. Từ những cơ sở đó, giả thuyết được đưa ra như sau:
H2: Thể chế hóa quy trình đổi mới sản phẩm (PF) có mối quan hệ dương và cùng chiều với kết quả đổi mới sản phẩm.
Kết quả nghiên cứu của Cohen và Klepper (1996) đã chỉ ra mối quan hệ tích cực giữa đổi mới sản phẩm với các các nỗ lực phân bố nguồn lực, tổ chức vận hành hoạt động đổi mới, thực hiện phân cơng chun mơn hóa hoạt động đổi mới theo hướng tập trung và phi tập trung (tất cả những điều này thể hiện hoạt động tổ chức đổi mới). Nói cách khác hoạt động tổ chức đổi mới thể hiện việc phân công và phối
hợp các hoạt động R&D giữa các bộ phận cũng như phân bổ nguồn lực cho R&D có mối quan hệ dương với kết quả đổi mới, vì vậy giả thuyết thứ ba được đặt ra như sau:
H3: Hoạt động tổ chức đổi mới sản phẩm (PO) có quan hệ dương và cùng chiều với kết quả đổi mới sản phẩm.