Nhân tố Hệ số hồi quy
chuẩn hóa t Sig. VIF
(Hằng số) 5 E-17 .000 1.000 REC .179 3.228 .002 1.000 REL .473 8.547 .000 1.000 INC .238 4.306 .000 1.000 LEA .180 3.256 .001 1.000 GRO .274 4.946 .000 1.000 JOB .310 5.599 .000 1.000
Biến phụ thuộc: MOV
Từ hệ số Beta của kết quả phân tích hồi quy, ta có phương trình hồi quy của nghiên cứu như sau:
MOV = 5E-17 +0,179*REC +0,473*REL +0,238*INC+ 0,18*LEA + 0,274*GRO +0,31*JOB +e
3.4.2. Tóm tắt kết quả nghiên cứu
Từ bảng 3.5 phương trình hồi quy thể hiện mối quan hệ giữa động lực làm việc của nhân viên (MOV) với các biến độc lập: (REC) Được công nhận đầy đủ việc đã làm; (REL) Quan hệ đồng nghiệp; (INC) Thu nhập; (LEA) Phong cách lãnh đạo; (GRO) Sự thăng tiến và phát triển nghề nghiệp và (JOB) Cơng việc thú vị được thể hiện qua hình 3.1.
Từ kết quả nghiên cứu này ta thấy thứ tự về độ tác động của các biến độc lập tác động lên biến động lực làm việc thông qua hệ số Beta. Với ý nghĩa của hệ số Beta là khi giả định các yếu tố khác không đổi, nếu công ty thể hiện biến độc lập thêm 1 đơn vị thì sẽ làm cho động lực làm việc của nhân viên văn phòng tăng thêm Beta đơn vị. Cụ thể thứ tự hệ số tác động lên biến MOV của các biến độc lập như sau:
Với hệ số Beta = 0,473 thì yếu tố Quan hệ đồng nghiệp có tác động lớn nhất đến động lực làm việc của nhân viên văn phòng OHV.
Với hệ số Beta = 0,31 thì yếu tố Cơng việc thú vị có tác động lớn thứ 2 đến động lực làm việc của nhân viên văn phịng OHV.
Với hệ số Beta = 0,274 thì yếu tố Sự thăng tiến và phát triển nghề nghiệp có tác động lớn thứ 3 đến động lực làm việc của nhân viên văn phòng OHV.
Với hệ số Beta = 0,238 thì yếu tố Thu nhập xếp thứ 4 về độ tác động đến động lực làm việc của nhân viên văn phòng OHV.
Với hệ số Beta = 0,18 thì yếu tố Phong cách lãnh đạo xếp thứ 5 về độ tác động đến động lực làm việc của nhân viên văn phòng OHV.
Với hệ số Beta = 0,179 thì yếu tố Được cơng nhận đầy đủ việc đã làm xếp vị trí cuối cùng trong 6 yếu tố về độ tác động đến động lực làm việc của nhân viên văn phòng OHV.
Từ đây, ta có được mơ hình kết quả nghiên cứu, tóm tắt hệ số tác động của các biến độc lập lên biến phụ thuộc như hình 3.1.