ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CỦA GPBANK CHI NHÁNH BÌNH DƯƠNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao sự hài lòng của khách hàng đối với chất lượng dịch vụ tại ngân hàng thương mại trách nhiệm hữu hạn một thành viên dầu khí toàn cầu chi nhánh bình dương (Trang 67 - 70)

2.3.2.2 .Các biến độc lập

3.2 ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CỦA GPBANK CHI NHÁNH BÌNH DƯƠNG

DƯƠNG

3.2.1 Nhận định môi trường kinh doanh giai đoạn từ nay đến 2020

3.2.1.1. Tình hình phát triển kinh tế của tỉnh Bình Dương giai đoạn từ nay đến năm 2020 năm 2020

Trong giai đoạn này, Bình Dương sẽ tập trung nâng cao sức cạnh tranh, nhanh chóng hội nhập kinh tế với tốc độ cao và bền vững. Tích cực huy động nội lực, tranh thủ ngoại lực nhằm xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội.

Hiện tại. Bình Dương là một trong những vùng kinh tế trọng điểm phía nam cùng với Đồng Nai và TP. HCM …Đây là cơ hội để có những phát triển mới, tạo bước đột

phá trong tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh cũng như của vùng Đơng Nam Bộ theo hướng hiện đại hóa.

Kết hợp với việc đầu tư phát triển, Bình Dương cũng tập trung nâng cao chất lượng

đô thị, mở rộng địa giới đô thị, phấn đấu đến 2020 phát triển và đa dạng hóa các loại

hình dịch vụ. tạo nhiều việc làm cho người lao động.

Với những nhận định như trên có thể khẳng định với tiềm lực phát triển kinh tế của Bình Dương, chắc chắn đây sẽ là thị trường đầy tiềm năng cho các NHTM khai thác, mở rộng và phát triển các sản phẩm.

3.2.1.2. Môi trường cạnh tranh của các NHTM trên địa bàn

Hiện nay và những năm tới. Bình Dương đang thực hiện nhiều chính sách ưu đãi thu hút đầu tư. Với lợi thế là được thiên nhiên ưu đãi, dân số đơng, có hạ tầng giao thơng rất thuận lợi Bình Dương chắc chắn sẽ có rất nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước quan tâm đầu tư. mở rộng hoạt động. Nhận thấy đây là thị trường đầy tiềm năng nên hầu hết các NHTM ở Việt Nam đều mở chi nhánh, phòng giao dịch để tiếp cận. cung ứng sản phẩm dịch vụ ngân hàng đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn cho các thành phần kinh tế phát triển.

Theo nhận định các NHTM sẽ tăng năng lực cạnh tranh thông qua các giải pháp chính như: chính sách giá cạnh tranh; phát triển mạng lưới hoạt động đến các huyện thị. vùng kinh tế trọng điểm trong tỉnh (Thành phố Thủ Dầu Một. TX. Bến Cát. TX. Tân Uyên. TX. Thuận An...); tập trung thực hiện tốt chính sách chiến lược nâng cao chất lượng và khác biệt hóa sản phẩm dịch vụ ngân hàng; và thực hiện các chính sách khuyến mại, quảng bá, phát triển.

3.2.2. Định hướng hoạt động của GPbank chi nhánh Bình Dương đến 2020 3.2.2.1. Định hướng 3.2.2.1. Định hướng

Nâng cao vai trò ngân hàng phát triển chủ lực phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế của tỉnh với tư cách là một NHTM có vốn Nhà nước chi phối, có năng lực quản trị tiên tiến, kinh doanh an toàn, hiệu quả. Phấn đấu đến năm 2020 trở thành ngân hàng có thương hiệu trên địa bàn về qui mô, hiệu quả, mạng lưới hoạt động;

3.2.2.2. Các mục tiêu ưu tiên

- Củng cố và góp phần nâng cao vị thế của chi nhánh trong hệ thống cũng như khu vực; mở rộng thị phần, phát triển vị thế của GPBank trên địa bàn.

- Tập trung phát triển hệ thống mạng lưới kênh phân phối cả về số lượng và chất lượng.

- Tập trung nguồn lực tăng tốc phát triển các mặt hoạt động đặc biệt hoạt động ngân hàng bán lẻ với mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 trở thành ngân hàng có thương hiệu trên địa bàn về qui mô và rút ngắn dần khoảng cách với đối thủ .

- Tập trung xử lí, thu hồi nợ xấu và thực hiện các biện pháp tháo gỡ khó khăn cho khách hàng, hạn chế nguy cơ bùng phát nợ xấu mới.

- Nâng cao năng lực cạnh tranh của chi nhánh đặc biệt là nội lực nguồn nhân lực, tăng năng suất lao động đảm bảo nâng cao đời sống cán bộ nhân viên sau cổ phần hóa và cạnh tranh so với các ngân hàng trên địa bàn.

3.2.2.3. Một số chỉ tiêu cơ bản

Bảng 3.1: Một số chỉ tiêu định hướng của Gpbank CN Bình Dương đến 2020

STT Chỉ tiêu Đơn vị Mục tiêu đến năm 2020 Giá trị Tăng trưởng 2018 – 2020 (%) I Chỉ tiêu quy mô

1 Tổng tài sản tỷ đồng 400 14.2

2 Huy động vốn cuối kỳ tỷ đồng 320 15.0

3 Dư nợ tín dụng cuối kỳ tỷ đồng 250 15.0

III Chỉ tiêu chất lượng – Hiệu quả %

1 Tỷ lệ nợ xấu % ≤ 2.5

2 Tỷ lệ nợ nhóm 2 % ≤ 5.0

3 ROA % 2.75

5 Chênh lệch thu chi tỷ đồng 0.02 20.3

6 Lợi nhuận trước thuế tỷ đồng 0.5 21.2

7 Lợi nhuận sau thuế bình quân/người tỷ đồng 0.08 18.9 (Nguồn: Kế hoạch kinh doanh của GPBank Bình Dương giai đoạn 2018 - 2020) Theo số liệu ở bảng 3.1. các chỉ tiêu đều đặt ra mục tiêu phát triển theo chiều hướng tích cực năm sau cao hơn năm trước, tốc độ tăng trưởng tương đối cao đặc biệt là các chỉ tiêu về hiệu quả như thu dịch vụ ròng, chênh lệch thu chi, lợi nhuận và năng suất lao động.

Hai chỉ tiêu qui mô là huy động vốn và dư nợ tín dụng được đặt mục tiêu tăng

trưởng từ mức 15% trở lên. Đây là mức tăng trưởng hợp lý trong giai đoạn nền kinh tế vẫn còn nhiều bất cập, đang dần phục hồi hệ thống GPBank đang trong giai đoạn tái cơ cấu, cải thiện chất lượng dư nợ, ưu tiên phát triển NHBL….

Các chỉ tiêu về hiệu quả đều có mục tiêu tăng trưởng xấp xỉ 20%. Để đạt được mục tiêu này trong điều kiện các chỉ tiêu qui mơ về huy động vốn và tín dụng có tốc độ tăng trưởng thấp hơn. GPBank chi nhánh Bình Dương đã đưa ra các giải pháp gia

tăng nguồn thu như: tăng thu từ hoạt động phi tín dụng, thu nợ xấu... đồng thời thực hiện cơ cấu lại các khoản mục chi phí đảm bảo hiệu quả hơn, nới rộng lãi suất biên về huy động vốn thông qua việc tìm kiếm huy động nguồn vốn có giá rẻ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao sự hài lòng của khách hàng đối với chất lượng dịch vụ tại ngân hàng thương mại trách nhiệm hữu hạn một thành viên dầu khí toàn cầu chi nhánh bình dương (Trang 67 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)