Nhu cầu về nước

Một phần của tài liệu Giáo trình tài nguyên nước nguyễn thị phương loan (Trang 91 - 93)

6.1 Tổng quan chung

6.1.6 Nhu cầu về nước

Nhu cầu tiêu thụ nước những năm 90 ước tính khoảng 50 tỷ m3/năm, trong đó nơng nghiệp sử dụng 92 %, công nghiệp 5% và sinh hoạt 4%. Gần 84% lượng nước khai thác từ nguồn nước dưới đất được sử dụng cho các mục đích nơng nghiệp, tuy nhiên mức khai thác

này vẫn đảm bảo dòng chảy mơi trường thấp nhất của các sơng ngịi (30% dòng chảy năm thấp nhất).

Việt Nam là nước Đơng Nam Á chi phí nhiều nhất cho thủy lợi. Cả nước hiện có 75 hệ thống thủy nơng, với 659 hồ, đập lớn và vừa, trên 3.500 hồ, đập nhỏ, 1.000 cống tiêu, trên

2.000 trạm bơm lớn nhỏ, trên 10.000 máy bơm các loại, có khả năng cung cấp 60 - 70 tỷ m3/năm. Tuy nhiên, nhiều hệ thống thuỷ nông đã xuống cấp nghiêm trọng, chỉ đáp ứng được 50 - 60% công suất thiết kế.

Từ năm 1998 diện tích được tưới tăng trung bình mỗi năm khoảng 3,4%, nhưng các hệ thống tưới chỉ có thể đáp ứng cho 7,4 triệu ha (bằng khoảng 80% tổng diện tích đất trồng).

Năm 2000 nơng nghiệp tiêu thụ 76,6, tỷ m3 nước, chiếm 84% tổng nhu cầu.

Bảng 6.9.

Nhu cầu sử dụng nước theo vùng ở Việt Nam [ 8 ]

Vùng Tổng trữ lượng W 106m3 Tưới % TNC Sinh hoạt % TNC Công nghiệp % TNC Dịch vụ % TNC Tổng nhu cầu TNC 106m3 % TNC so vớiW Đông Bắc 22 88,9 1,1 4,0 3,3 5,06 14 Tây Bắc 56 88,7 5,6 1,3 1,4 3,95 9 Đồng bằng sông Hồng 141 84,7 2,1 6,2 5,1 17,42 12 Bắc Trung Bộ 46 89,2 2,3 2,6 2,1 10,72 23 Duyên hải Nam Trung Bộ 33 90,5 1,4 4,4 1,6 11,47 35 Tây Nguyên 45,7 85,4 1,7 1,0 0,7 4,81 11

Đông Nam

Bộ 44,4 37,2 4,4 41,6 14,5 7,42 17

ĐB sông

Cửu Long

533 89,4 1,3 2,5 1,9 30,44 6

Dự tính tới năm 2030 dân số cả nước đạt 129 triệu trong đó dân thành phố lên 60 triệu, kinh tế tăng trưởng 10 lần, GDP đầu người tăng 7 lần, diện tích tưới tăng 3,4%/năm, chuẩn cấp nước tăng gấp đơi, 150 lít/ngày/người, 100% dân được cấp nước sạch vào năm 2020. Cơ cấu dùng nước sẽ thay đổi theo xu hướng nông nghiệp 75%, công nghiệp 16%, tiêu dùng 9%. Nhu cầu nước dùng sẽ tăng gấp đôi, chiếm khoảng 1/10 tổng lượng nước sơng ngịi, 1/3 lượng nước nội địa, 1/3 lượng dòng chảy ổn định.

Tăng dân số và đơ thị hố dẫn đến tăng mạnh nhu cầu nước và tăng xả thải ô nhiễm. Tăng trưởng kinh tế và cơng nghiệp hố cũng làm tăng nhu cầu nước và tăng xả thải ô nhiễm. Tăng giá trị bất động sản và đất đai, tăng mật độ dân số, tăng dân trong các vùng rủi ro cao làm tăng rủi ro tài chính và kinh tế gắn liền với lũ lụt, tăng nhu cầu đầu tư cho nhóm nghèo nhất.

Việt Nam có tài nguyên nước dồi dào, nên trong tương lai gần nhu cầu lượng nước dùng vẫn nằm trong khả năng cung cấp bền vững. Tuy nhiên, do nước phân phối theo không gian và thời gian không đồng đều, không đồng pha với biến trình nhu cầu, nên đã có những vùng chịu tác động bất lợi của việc thiếu nước sinh hoạt, sản xuất trong mùa kiệt. Tuy hạn hán không kéo dài, nhưng các đợt hạn thường rất nghiêm trọng, gây thiếu nước cho tưới, thuỷ

điện và cấp nước. Miền Trung Việt Nam đã có biểu hiện hoang mạc hố và hạn hán xảy ra

thường xuyên trong thập kỷ trước. Duyên hải Nam Trung Bộ là khu vực hay bị hạn hán nhất. Tại Tây Nguyên, từ năm 1980, hạn hán xảy ra thường xuyên với tần suất hạn khốc liệt 5 năm/lần. Năm 2003 lưu lượng nước trong tất cả các sơng suối ít hơn 20 - 50 % so với cùng kỳ 2002. Mực nước hồ chứa xuống dưới mực nước chết, gương nước ngầm hạ thấp từ 1,5 - 2m

đến 3 - 4m, gây thiếu nước sinh hoạt cho hàng trăm nghìn hộ dân. Năm 2002 hạn nghiêm

trọng ở duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Ngun và Đơng Nam Bộ. Ngồi thiệt hại về mùa

màng, hạn cịn góp phần gây cháy rừng diện rộng, trong đó có trận cháy 5.000 ha rừng U Minh Thượng và U Minh Hạ.

Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn ở Việt Nam đang là vấn đề nan giải do

những khó khăn tự nhiên và kinh tế xã hội của vùng. 76,6% dân số Việt Nam đang sinh sống

ở nông thôn, trong những điều kiện rất hạn chế về việc cấp thoát nước. trên 50% hộ dân đang

dùng nước giếng khơi, 25% dùng nước sông suối, trên 10% dùng nước mưa. Ước tính, mới có khoảng 30% dân số có nguồn nước tương đối sạch, trong đó chỉ có khoảng 10% đạt tiêu

chuẩn quốc gia.

Theo Uỷ ban Quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường, nông thơn Việt nam có thể chia thành 5 vùng cấp thoát nước cơ bản như sau:

Vùng ven biển, chạy dài từ Móng Cái đến Hà Tiên, bao gồm 91 huyện với diện tích tự nhiên 2,4 triệu ha, có trên 14 triệu dân. Nguồn nước ngọt cũng như việc cấp nước ở đây rất khó khăn, nước mặt và nước ngầm sát đất bị nhiễm mặn, đất chủ yếu thuộc loại cát và cát pha, không thể xây dựng hồ chứa.

Vùng nội đồng, nằm giữa ven biển và trung du, bao gồm 126 huyện, đất đai màu mỡ, 26 triệu dân. Dân đông, ở phân tán không theo quy hoạch, khó tổ chức hệ thống cấp nước tập trung. Nguồn nước sinh hoạt ở đây chủ yếu từ nước mưa, nước sơng ngịi, hồ ao, giếng khơi lấy nước mạch ngang có chất lượng xấu như nước mặt.

Vùng bán sơn địa, cao 25 - 300m, gồm 70 huyện, diện tích 5 triệu ha, đất khơ cằn, trơ trụi, bị rửa trôi, bạc màu, chua và nghèo dinh dưỡng. Dân số 8,5 triệu người, sống tập trung ở

các vùng đất bằng, ven các chân đồi nơi mạch nước ngầm nông hoặc lộ ngay trên mặt đất, chất lượng nước tốt.

Vùng núi thấp, cao 300 - 900m ở phía Bắc, 300 - 700m ở phía Nam, gồm 67 huyện, dân số 6,5 triệu người. Diện tích tự nhiên 9,5 triệu ha, chủ yếu trồng cây công nghiệp. Do rừng bị tàn phá nên cân bằng sinh thái bị phá huỷ, nhiều nguồn nước tự nhiên bị cạn kiệt, hồ chứa khơng có nước, giếng đào nhanh cạn, cung cấp nước gặp nhiều khó khăn. Cần có nhiều hồ chứa điều tiết dòng chảy.

Vùng núi cao, gồm 64 huyện, diện tích tự nhiên 11,4 triệu ha, dân số 3,5 triệu người, đa phần là dân tộc thiểu số. Đây là vùng đất hấp dẫn dân di cư, đến năm 2010 có thể số dân lên tới 10 triệu người, nhưng cũng là vùng có nhiều vấn đề về nước, mùa lũ ác liệt, mùa kiệt thiếu nước nghiêm trọng.

Giao thơng thuỷ có lợi thế quan trọng là an toàn cao, giá cước thấp, chỉ bằng 1/3 giá vận tải đường thuỷ và bộ, đồng thời thích hợp cho việc vận tải hàng siêu trường siêu trọng. Trong tổng chiều dài 41.900 km sông tự nhiên, giao thông thuỷ hiện đang khai thác 11.226 km

(26%).

Mạng lưới đường sơng phía Bắc chủ yếu tập trung ở đồng bằng sơng Hồng, luồng có độ sâu tối thiểu 1,5 - 2m, rộng đáy nhỏ nhất 30 - 60m, mức nước chênh lệch giữa hai mùa từ 5 - 7m, mùa kiệt bị hạn chế bởi độ sâu, sau mùa lũ thường tạo nên những bãi cạn biến động hàng năm.

Luồng lạch các sơng phía Nam có chiều rộng đáy 30 - 100m, độ sâu tối thiểu 2,5 - 3m, rất thuận lợi cho giao thông thủy, tuy nhiên vận tải thuỷ chịu tác động của tĩnh không thấp, khẩu

độ hẹp và nhiều chướng ngại vật dưới sông do lịch sử để lại.

Sông miền Trung mùa lũ nước chảy xiết, mùa cạn thượng nguồn nông, không thuận lợi cho phát triển giao thông thủy.

Một phần của tài liệu Giáo trình tài nguyên nước nguyễn thị phương loan (Trang 91 - 93)