6.2 Các lưu vực sông lớ nở Việt Nam
6.2.3 Lưu vực sông Mã
Dịng chính sơng Mã bắt nguồn từ vùng núi PhoueiLong - Lai Châu, chảy theo hướng tây bắc - đông nam, qua Lào một đoạn, đổ ra biển Đông qua ba cửa Sung, Lạch Trường, Đồng
Hới. Diện tích lưu vực 28.400 km2, dài 512 km, trong đó phần ở Việt Nam có diện tích
17.600 km2 (63%), dài 410 km. Độ cao bình quân lưu vực 762m, độ dốc 17,6%. Mật độ lưới sông 0,66km/km2, hệ số uốn khúc 1,79, tổng phụ lưu từ cấp 1 - 6 là 91. Hai phụ lưu lớn là sông Chu và sông Bưởi đều nhập vào sông Mã tại hạ lưu, cách cửa sông 25 - 48 km, tạo mạng lưới sơng hình nan quạt rất nguy hiểm do tăng cường mức ác liệt của lũ. Tổng lượng dòng chảy năm 10,8 km3, dòng chảy phù sa 2,86 triệu tấn/năm. Dòng chảy phân bố không đều. Thượng và trung lưu mưa ít, gió tây khơ nóng nên dịng chảy chỉ khoảng 10 - 20 l/s.km2, hạ lưu 25 l/s.km2. Nhiều nước nhất là vùng thượng nguồn các sơng Luồng, Lị, Bưởi (25 - 35 l/s.km2). Mùa mưa và mùa lũ ở thượng nguồn bắt đầu sớm hơn hạ nguồn một tháng, khiến
mùa lũ hạ nguồn kéo dài 5 tháng, từ tháng 6 - 10, dòng chảy mùa lũ chiếm 70 - 75% tổng lượng năm. Tại Hồi Xuân cường suất lũ lên trên 50 cm/giờ, biên độ mực nước trên 11m. Thời gian lũ lên tương đối ngắn, 2 - 3 ngày. Hạ lưu thường bị ngập úng trong mùa lũ do độ dốc đáy sông nhỏ và ảnh hưởng của triều. Nhật triều khơng đều, biên độ trung bình 1,3m, lớn nhất 2,5m gây ảnh hưởng vào sâu tới 35-40 km. Sông bị đê khống chế từ Cẩm Thuỷ.
Sông Chu, phụ lưu lớn nhất, bắt nguồn từ Lào, diện tích 7.550 km2, dài 325 km. Phần thuộc Việt Nam có diện tích 2.050 km2, dài 160km, mạng lưới sơng suối phát triển, 0,98 km/km2. Dịng chảy hạ lưu bị điều tiết từ đập Bái Thượng. Tổng lượng dòng chảy năm 4,6 km3. Chế độ lũ hai mùa: lũ tiểu mãn đầu hè và lũ chính từ tháng 7 - 11. Lũ ác liệt, cường suất lũ lên 40 - 60 cm/giờ trên sơng chính và trên 100 cm/giờ trên sông nhánh. Biên độ lũ xấp xỉ 10m. Kiệt nhất vào tháng 3, dòng chảy chỉ đạt 1 - 3% tổng lượng năm. Mặn vào sâu 12 km trên sông Lèn.
Dân số lưu vực 3 triệu người, 93% sống ở nông thôn, mức sống thấp. Kinh tế lưu vực chủ yếu là nông nghiệp, sản xuất lúa gạo chiếm 90%. Công nghiệp tập trung vào chế biến nông sản, sản xuất xi măng và phân bón. Kinh tế và tăng trưởng trong lưu vực bị hạn chế bởi nguồn nước, đất đai kém màu mỡ và điều kiện khí hậu khắc nghiệt. Diện tích đất nơng nghiệp
240.000ha (75% tổng tiềm năng), trong đó 136.000ha được tưới và 27.000ha được tiêu bằng các cơng trình tự chảy hoặc bơm. Mỗi năm lưu vực chịu tác động của ít nhất một trận bão, kèm theo mưa lớn và lũ lụt. Diện tích bị ngập úng thường xuyên khoảng 44.000ha. Đê biển không đủ cao và vững chắc nên vẫn bị nước mặn tràn, vỡ đê, nhất là khi có bão, sóng lớn.
Nguồn nước hiện có trong tháng 3, 4 không đủ đáp ứng cho nhu cầu canh tác vụ xuân ở các vùng sông Chu, Lèn, gây thiếu nước trên 27.000 ha. Ngập úng và hạn hán là những thiên tai gây tổn thất nghiêm trọng cho sản xuất nông nghiệp. Mùa kiệt thiếu nước tưới và xâm nhập mặn sâu gây thiệt hại cho nông nghiệp khoảng 17 triệu đô la/năm, bão và ngập úng mùa mưa gây thiệt hại vài chục tỷ/năm.
Khả năng tăng nhu cầu nước nơng nghiệp trong tương lai có thể xảy ra do tăng vụ và tăng diện tích đất nông nghiệp, cũng như đất nông nghiệp được tưới. Nước dùng cho nông nghiệp và sinh hoạt sẽ tăng. Việc cấp nước đô thị, vùng đông dân và vùng cao sẽ có thể trở thành vấn
đề nghiêm trọng trong tương lai. Chiến lược điều tiết dòng chảy hợp lý cho lưu vực là tăng
cường xây dựng các hồ chứa đa năng, phục vụ phát điện và tưới.