Hình dạng đáy sông

Một phần của tài liệu Giáo trình tài nguyên nước nguyễn thị phương loan (Trang 48 - 49)

Hình dạng đáy sông thường không đều đặn và bằng phẳng mà bao gồm các lạch sâu và bãi cạn xen kẽ nhau kiểu bàn cờ. Trên đoạn sông cong hình đạng này thể hiện rõ nét nhất với một lạch sâu ăn sát vào bờ lõm ở phần đầu của đoạn sông cong và một bãi cạn bên bờ lồi ở

phần cuối của đoạn sông cong, ngoài ra trên đoạn sông cong còn hình thành một bãi nông hình yên ngựa vắt ngang sông cắt qua đường sâu nhất.

Định luật Facgơ về mối tương quan giữa độ cong của đoạn sông và hình dạng đáy sông phát biểu như sau:

Đường có độ sâu lớn nhất dọc sông nép sát vào bờ lõm và đối diện với chúng là những bãi bồi nông.

Phần sâu nhất của lạch sâu và phần nông nhất của bãi vắt dịch xuống theo dòng so với những điểm có độ cong lớn nhất và nhỏ nhất gần bằng 1/4 chiều dài của lạch sâu cộng bãi vắt. Sự thay đổi độ sâu nhịp nhàng hình thành khi độ cong thay đổi nhịp nhàng, mọi sự thay

đổi độ cong đột ngột sẽ khiến độ sâu thay đổi đột ngột.

Độ cong càng lớn, độ sâu của lạch càng lớn.

Đối với một độ cong cho sẵn, khi độ dài của đoạn sông tăng, độ sâu lúc đầu tăng rồi sau

đó giảm và đối với mỗi đoạn sông tồn tại một giá trị độ dài đường cong trung bình nào đó thích hợp nhất với các độ sâu.

Độ uốn khúc tăng dẫn đến giảm độ dốc, giảm thời gian chảy truyền, giảm mức ác liệt của lũ và ngược lại. Trong điều kiện thung lũng đồng bằng, độ uốn khúc thuỷ văn tự nhiên thể

hiện trạng thái cân bằng tương đối ổn định của tương tác dòng nước - lòng sông.

Những cố gắng nhân tạo hướng tới thay đổi độ uốn khúc trên một đoạn sông, thay đổi hình dạng bờ đáy có thể dẫn tới thay đổi tương tác bờ đáy tại chỗ và tạo ra phản ứng dây chuyền tới toàn bộ quá trình trên phần hạ lưu công trình, phá vỡ quy luật tự nhiên toàn tuyến, tạo ra bất thường dòng chảy lũ và biến hình sóng lũ ngoài khả năng dựđoán và phòng tránh, gây hệ quả nghiêm trọng. Đây là cơ sở khoa học cho công tác thiết kế chỉnh trị dòng sông phục vụ giao thông vận tải cũng như chống xói lở bờ.

Trên nhiều đoạn sông thẳng và rộng, nếu lòng sông dễ xói hơn bờ thì quá trình xói bồi

đáy sông có thể dẫn tới hình thành các bãi bên nằm so le nhau ở hai bên bờ, đối diện mỗi bãi là lạch sâu, giữa hai lạch sâu cũng có một ghềnh cạn, đường chủ lưu là một đường uốn khúc. Về mùa kiệt, các bãi nổi lên, lòng sông trở nên quanh co uốn khúc, chảy quanh các bãi bên. Theo Rôsinski, trong sông thẳng, bãi ở vị trí so le là không thể tránh khỏi; Do tác dụng qua lại giữa dòng nước và lòng sông, khiến cho lòng sông sinh ra biến hình hoặc có những bãi bên so le nhau để thích ứng với kết cấu của dòng nước. Những bãi bên này cũng di chuyển dần về hạ

lưu trong khi bảo tồn về hình dạng và cấu trúc so le, gây bất lợi cho các hoạt động kinh tế cần

độ sâu ổn định ở vùng bờ.

Đoạn sông thẳng có lòng sông đơn nhất phần nhiều nằm trong thung lũng sông thẳng, hẹp, hoặc trong thung lũng sông rộng nhưng bờ khó xói lở, thổ nhưỡng ven bờ phần lớn là đất thịt pha sét hoặc đất sét chịu được xói.

Một phần của tài liệu Giáo trình tài nguyên nước nguyễn thị phương loan (Trang 48 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)