Lưu vực sông Kỳ Cùng Bằng Giang

Một phần của tài liệu Giáo trình tài nguyên nước nguyễn thị phương loan (Trang 97 - 98)

6.2 Các lưu vực sông lớ nở Việt Nam

6.2.2 Lưu vực sông Kỳ Cùng Bằng Giang

Hệ thống sông và tài nguyên nước

Kỳ Cùng - Bằng Giang là hệ thống sông gồm hai nhánh lớn là Kỳ Cùng, Bằng Giang, chảy trong lòng máng Cao Lạng và gặp nhau ở Trung Quốc. Lưu vực có lượng mưa 1.422mm/năm, tập trung chủ yếu (85%) vào mùa mưa, từ tháng 4 - 10; Lượng bốc hơi 762 mm/năm. Sông Kỳ Cùng bắt nguồn từ đèo Xeo Bo cao 625m, dài 243 km, chảy theo hướng gần Đông Bắc - Tây Nam, lịng sơng uốn khúc mạnh, mật độ sông suối 0,88 km/km2, tổng phụ lưu từ cấp 1 - 6 là 80, độ cao bình qn lưu vực 386m, độ dốc 18,8%, diện tích lưu vực thuộc Việt Nam 6.532 km2. Mơ đun dịng chảy 17 l/s.km2, nhỏ so với các vùng Bắc Bộ. Tổng lượng dịng chảy 3,6 km3/năm, trong đó 70 - 75% là dịng chảy mùa lũ (tháng 6 - 10). Dịng chảy nhỏ nhất thuộc loại bé nhất vùng Đơng Bắc, mơ đun dịng chảy 30 ngày nhỏ nhất liên tục dưới 3 l/s.km2. Sông Bằng Giang dài 108 km, bắt nguồn từ Na Lượng Nưa cao 600m, chảy theo hướng Tây Bắc - Đơng Nam. Diện tích lưu vực thuộc Việt Nam 4.000 km2, 40% là núi đá vơi, độ cao bình qn 482m, độ dốc 20,1%. Hệ số uốn khúc lịng sơng 1,29; Mật độ lưới sông 0,91 km/km2, tổng phụ lưu từ cấp 1 - 6 là 26. Cao ngun Pắc-pó và Bình Lạng có mật độ sông suối rất thấp 0,5 - 0,7 km/km2, vùng núi đất diệp thạch, sa thạch mật độ sông

suối lớn hơn 0,9 - 1,24 km/km2. Tổng lượng dòng chảy năm 3,73 km3, trong đó 76% là dịng chảy mùa lũ (tháng 6 - 9).

Nhìn chung lượng nước hiện có trong sơng ngịi lớn hơn nhu cầu dùng nước thường xuyên, nhưng vẫn tồn tại vấn đề thiếu nước địa phương do địa hình núi cao và dịng chảy

phân phối cực đoan. Đặc biệt nghiêm trọng là thiếu nước sản xuất ở lưu vực sông Kỳ Cùng vào mùa khơ, khi tổng dịng chảy ba tháng kiệt nhất chỉ bằng 3% dịng chảy năm, trong khi đó các thoả thuận với Trung Quốc đòi hỏi phải duy trì một lượng nước cần thiết trong sơng ở

biên giới. Trong các vùng núi đá vôi xa xôi, vào thời kỳ mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3, ngay nguồn nước cung cấp cho dân cư sinh hoạt cũng rất khan hiếm. Lũ mang tính chất núi rõ nét. Dòng chảy mùa lũ cao gấp 10 - 15 lần mùa kiệt. Tại lưu vực Kỳ Cùng mưa lũ tháng 7 có thể làm ngập tới 10.000ha đất nơng nghiệp.

Đặc điểm dân cư kinh tế xã hội và hiện trạng khai thác tài nguyên nước

Cư dân lưu vực chỉ có 1,02 triệu người, đa phần là dân tộc thiểu số, mật độ dân thấp, 91 người/km2, sống rải rác trong các vùng núi, với 86% dân số nông thôn. Nông nghiệp hiện cung cấp 42% tổng sản phẩm khu vực, trong đó 40% là từ chăn ni. Chỉ có 10% diện tích lưu vực (tức 135.000ha) được sử dụng để trồng trọt, trong đó có 28.000 ha được tưới bằng các cơng trình thuỷ lợi nhỏ bơm và tự chảy. Diện tích lúa trong khu vực liên tục giảm và được thay thế bằng các loại cây trồng trên đất khô như ngô, khoai tây, khoai lang và sắn. Đây là

một xu thế chuyển đổi đúng đắn, phù hợp với điều kiện tự nhiên khu vực. Rừng trước đây

chiếm 90% diện tích lưu vực, hiện đã bị chặt phá nhiều, nhưng những diện tích này vẫn là đất tiềm năng thích hợp nhất cho trồng lại rừng và cây công nghiệp. Sử dụng đất theo hướng này cũng là một giải pháp tốt cho phát triển kinh tế trong điều kiện tài nguyên nước hạn chế.

Một phần của tài liệu Giáo trình tài nguyên nước nguyễn thị phương loan (Trang 97 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)