Đặc điểm tài nguyên nước dưới đất Việt Nam

Một phần của tài liệu Giáo trình tài nguyên nước nguyễn thị phương loan (Trang 84)

6.1 Tổng quan chung

6.1.3 Đặc điểm tài nguyên nước dưới đất Việt Nam

Lãnh thổ Việt Nam có thể chia thành 26 đơn vị chứa nước dưới đất, có đặc điểm phân bố, chất lượng, số lượng và khả năng khai thác, sử dụng khác nhau, tuỳ thuộc vào sự hiện diện của chúng ở các miền và phụ miền địa chất thuỷ văn khác nhau.

Kết quả tính tốn cho thấy tiềm năng nước dưới đất của nước ta rất lớn. Tổng trữ lượng

động tự nhiên trên toàn lãnh thổ (chưa kể phần hải đảo) được đánh giá vào khoảng 1828 m3/s,

tương ứng với mơđun dịng ngầm là 4,5 l/s.km2 và phân bố theo các vùng như trong bảng 6.3. Tuy nhiên, trữ lượng động tự nhiên của nước dưới đất phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như điều kiện địa lý tự nhiên và điều kiện địa chất nên các con số trên chưa nói lên mức độ giàu nghèo nước và khả năng khai thác nước dưới đất của các miền địa chất thuỷ văn.

Trữ lượng khai thác của nước dưới đất là lượng nước tính bằng mét khối trong một ngày

đêm có thể thu được bằng các cơng trình lấy nước một cách hợp lý về mặt kinh tế - kỹ thuật

với chế độ khai thác nhất định và chất lượng nước đáp ứng yêu cầu sử dụng suốt trong thời gian tính tốn sử dụng nước. Trữ lượng có tiềm năng khai thác của Việt Nam khoảng gần 60 tỷ m3/năm. Kết quả nghiên cứu được tiến hành ở 144 vùng với tổng diện tích 35000 km2 xác

định được trữ lượng khai thác (cấp A + B) là gần 2.000.000 m3/ngày, thăm dò sơ bộ (cấp C)

là 17.500.000 m3/ngày. Phần lớn trữ lượng khai thác cấp A + B nằm trong phức hệ chứa nước trầm tích aluvi (71%), tiếp đến là trong thành hệ cacbonat (11%).

Bảng 6.3.

Trữ lượng động tự nhiên của nước dưới đất

Vùng Lưu lượng (m3/s) Mô đun (l/s.km2)

Đông Bắc Tây Bắc Đồng bằng Bắc Bộ Bắc Trung Bộ Nam Trung Bộ Tây Nguyên Đồng bằng Nam Bộ Đông Nam Bộ 238,7 214,8 88,9 476,0 318,8 180,5 158,2 163,0 4,5 5,1 3,6 8,0 3,7 3,3 3,4

Chất lượng nước dưới đất được đánh giá dựa trên các chỉ tiêu: độ khoáng hoá, độ pH,

tổng độ cứng, hàm lượng sắt, các hợp chất nitơ, CO2 ăn mòn và vi khuẩn. Theo các chỉ tiêu trên có thể đưa ra một số nhận xét và đánh giá sơ bộ về chất lượng nước dưới đất như sau:

Nước dưới đất ở miền núi và trung du có chất lượng tốt, đáp ứng được yêu cầu sử dụng vào mục đích ăn uống, sinh hoạt. Tuy vậy một số nơi nước cịn chứa nhiều sắt, độ cứng cao và tính ăn mịn CO2 lớn, khơng thuận lợi đối với việc cấp nước cho một số ngành cơng

nghiệp và có tác hại cho các cơng trình xây dựng, địi hỏi phải xử lý.

Vùng ven biển, nước dưới đất thường nhiễm mặn, hàm lượng clo lớn, không đáp ứng tiêu chuẩn nước sinh hoạt.

Đồng bằng Bắc Bộ và Nam Bộ, chất lượng của nước dưới đất thay đổi rất phức tạp do sự

xen kẽ giữa nước nhạt và nước mặn theo diện tích cũng như trên mặt cắt của một số vùng. Các chỉ tiêu khác cũng biến đổi trong giới hạn rất rộng, nhiều khi không rõ quy luật, đặc biệt

là hiện tượng nhiễm mặn, nhiễm sắt, nhiễm phèn khá phổ biến trên nhiều vùng. Ở những vùng canh tác có sử dụng phân bón và một số trung tâm dân cư, công nghiệp lớn, nước dưới đất đã có dấu hiệu nhiễm bẩn ở các mức độ khác nhau.

Hàm lượng Cu, Pb, As, Hg đều nhỏ hơn tiêu chuẩn cho phép đối với nước sinh hoạt. Tuy nhiên, ở một số nơi thuộc đồng bằng Bắc Bộ đã có hàm lượng Hg khá cao. Hàm lượng Mn

trong nước của các lỗ khoan trong trầm tích Đệ tứ bở rời đều cao hơn tiêu chuẩn cho phép. Trên phạm vi toàn quốc những năm trước đây có 22 nhà máy khai thác nước dưới đất tập trung, trong đó 15 nhà máy lấy nước trong các thành tạo bở rời, cát cuội sỏi, ba nhà máy lấy trong thành tạo cacbonat và bốn nhà máy lấy từ đá phun trào bazan. Tính chung cho cả nước thì chỉ có chưa đầy 5% tổng trữ lượng nước được khai thác. Việc khai thác nước dưới đất ở các vùng rất khác nhau. Ví dụ rất khó khai thác nước dưới đất ở vùng Đông Bắc do các tầng chứa nước nằm phân tán và đa dạng. Trong khi đó khai thác nước ngầm ở Tây Nguyên lại dễ dàng, nên đã bị khai thác quá mức để phục vụ tưới cho các loại cây trồng công nghiệp, dẫn

đến tình trạng thiếu nước ở một số địa bàn trong vùng. Đồng bằng sông Hồng và sông Cửu

Long, các vùng phụ cận Hà Nội và Tp.Hồ Chí Minh đã khai thác nước ngầm quá mức gây sụt lún đất, nhiễm mặn.

Tài nguyên nước khoáng, nước nóng của Việt Nam phong phú, có chất lượng tốt, đa dạng về loại hình, có giá trị sử dụng cao cho nhiều mục đích khác nhau như dùng cho thuỷ lý trị liệu, sản xuất nước khống đóng chai, khai thác năng lượng địa nhiệt, CO2... Theo số liệu điều tra, cả nước có khoảng 400 nguồn nước khống và nước nóng, trong đó nguồn có nhiệt độ 30 – 70oC và độ khoáng hoá (ĐKH) <1 – 5 g/l chiếm ưu thế (bảng 6.3, 6.4). 287 nguồn đã được khai thác và khảo sát. Đã xác định được trên 100 điểm nước khống, nước nóng

Bảng 6. 4.

Phân loại nước khoáng Việt Nam theo độ khoáng hoá

Loại nước Độ khoáng hoá

g/l Tỷ lệ số nguồn so với tổng s% ĐKH rất thấp ĐKH thấp ĐKH trung bình ĐKH cao <1,0 1,0 – 5,0 5,0 – 10,0 10,0 – 35,0 48,13 37,98 2,32 11,57 Bảng 6.5.

Phân loại nước khoáng Việt Nam

Loại nước Nhiệt độ nước (oC) Tỷ lệ số nguồn so với tổng số, % Lạnh Ấm Nóng Rất nóng Q nóng Nước sơi <30 30 – 35 35 – 50 50 – 70 70 – 100 >100 3,55 17,75 45,55 23,07 9,46 0,72 6.1.4 Hồ đầm Việt Nam Hồ đầm tự nhiên

Việt Nam khơng có các hồ đầm tự nhiên cỡ lớn vì trong giai đoạn tân kiến tạo vận động nâng là chủ yếu, mạnh mẽ, liên tục, khơng có những đứt gãy kiến tạo và vùng sụt võng sâu. Mặt khác khả năng bồi tích của sơng ngịi rất lớn, nhanh chóng lấp đầy các địa hình trũng.

Hồ nguồn gốc từ sông thường gặp rất nhiều trong vùng đồng bằng châu thổ các con sông lớn. Do đó các đơ thị đồng bằng, gồm cả Hà Nội có rất nhiều hồ nhỏ tạo nên nhiều giá trị cảnh quan sinh thái và môi trường.

Trong các vùng núi đá vơi có những hồ tiềm thực do hồ tan ngầm và sụt đổ, như Nậm Soi - Sơn La, Ba Bể - Bắc Cạn. Hồ Ba Bể gồm ba bể thơng nhau, kích thước 4 ì 1,5 km, 2 ì 2,2 km và 3 ì 1 km, nằm ở độ cao 145m, giữa một vùng diệp thạch kết tinh xen núi đá vơi,

diện tích 450 ha, sâu nhất đến 29 m, dung tích 90 triệu mét khối. Sóng do gió trên mặt hồ có thể cao tới 7 - 8 m. Hồ là một cảnh quan đẹp giữa vùng rừng nhiệt đới.

Hồ miệng núi lửa gặp quanh thị xã PlâyCu, điển hình nhất là Biển Hồ, nằm trên độ cao 800m, diện tích mặt nước 600ha, cấp nước tưới, sinh hoạt và cá cho khu vực.

Đầm phá thường gặp dọc bờ biển miền Trung, là sản phẩm của q trình tương tác biển

sơng trong đó biển chiếm ưu thế. Hệ sinh thái đầm phá có đa dạng sinh học và năng suất cao,

đặc biệt có vai trị quan trọng đối với vùng khơi tương tự vai trò của các hệ sinh thái rừng

ngập mặn ở bờ biển miền Bắc và miền Nam. Phá Tam Giang - Cầu Hai lớn và nổi tiếng nhất, với diện tích 7.800ha, dài 20km, rộng 0,5 - 3km, sâu khoảng 1m, nhận nước ngọt từ trên 10 con sơng, trong đó có sơng Hương và thơng với biển qua cửa Thuận An

Ven biển miền Trung có một số hồ nước ngọt trên cát, nơi có nền đá gốc bên dưới khơng bằng phẳng và ít thấm, có vai trị quan trọng trong cấp nước ngọt cho sinh hoạt và sản xuất.

Hồ chứa

Việt Nam có khoảng 3.600 hồ chứa kích thước khác nhau, trong đó chỉ có chưa đến 15% là các hồ cỡ vừa và lớn, dung tích >1 triệu m3 hoặc có độ cao >10m. Hồ chứa lớn thường

được thiết kế và sử dụng đa mục đích, trước tiên là phát điện, điều tiết dòng chảy (cắt lũ và

cấp nước mùa kiệt), ngồi ra cịn có các mục đích sử dụng khác như phục vụ giao thông, thuỷ lợi, du lịch... Sự tích tụ phù sa đã làm giảm nhiều dung tích các hồ chứa, một số hồ chỉ cịn khoảng 30% dung tích ban đầu. Hồ chứa nhỏ chỉ phục vụ tưới tại chỗ và khai thác để nuôi trồng thuỷ sản.

Bảng 6.6.

Các hồ chứa lớn ở Việt Nam

Hồ chứa Dung tích 106 m3 Diện tích tưới

ha Thuỷ điện MW 1 2 3 4 5 6 7 8 9 Hồ Bình Thác Bà Trị An Dầu Tiếng Thác Mơ Yaly Phú Ninh Sông Hinh Kẻ Gỗ 9.450 2.940 2.760 1.580 1.370 1.037 414 357 345 72.000 23.000 17.000 1.920 108 420 150 720 66 Hộp 6.1. Hồ Hồ Bình trên sơng Đà [12]

Hồ Hồ Bình khởi cơng ngày 6/11/1979, chặn dịng 12/1/1983. Hồ có các thơng số thiết kế sau:

Đập: cao 123m, dài 734m, rộng 20m.

Cao trình đáy Cửa Lưu lượng tối đa

Xả đáy 56 m 6 × 10m 21.900m3/s

Đặc trưng Mực nước (m) Diện tích mặt nước (Km2) Dung tích (Km

3)

Tối thiểu 75 107

Chết 80 117

Trước lũ 85 4,5

Dâng bình thường 115 208 (dài 230km) 9,5

Gia cường 120 308

Dung tích hữu ích 5,65

Dung tích phịng lũ 5,6

* Bồi lắng theo thiết kế trong thời gian vận hành là 0,54% dung tích hồ, tương đương 51 tr. m3/năm, trong

đó sau 25 năm bồi 60% dung tích chết, sau 50 năm bồi 90% dung tích chết và 3% dung tích hữu ích, sau 60

năm bồi tồn bộ dung tích chết và một phần dung tích hữu ích.

* Quản lý mực nước trước lũ: Theo Quy định ngày 30/6/1991 của Ban Phòng chống lụt bão Trung ương

(BPCLBTƯ): Kỳ lũ sớm: (15/6 - 15/7) duy trì mực nước 91 ± 1m. Kỳ lũ chính (16/7 - 15/8) duy trì mực nước 89 ± 1m, sau khi đỉnh lũ qua thì nhanh chóng tích nước đến 115 m. Mùa kiệt cấp nước đến mực nước trước lũ, thấp nhất 70,5m

Các vấn đề môi trường hồ chứa sau 8 năm hoạt động

1. Bồi lắng: Trung bình 69,4 triệu m3/năm, nhiều hơn thiết kế 5%, làm đáy hồ bị nâng cao trung bình 0,34 m/năm. Những nguyên nhân làm tăng bồi lắng lòng hồ so với thiết kế là do xói lở vùng bờ và dải bán ngập, rửa trơi xói mịn từ vùng rừng đầu nguồn không được bảo vệ và tăng mực nước trước lũ. Lắng ở phần dung tích chết 78%, dung tích hữu ích 20%, nguyên nhân là do vùng cửa hồ nằm trong dung tích hữu ích quá dài.

2. Hoạt động địa chấn tích cực quan sát thấy trong vùng hồ, dọc đứt gãy sâu Chợ Bờ. Động đất kích thích tăng mạnh những năm đầu tích nước, đặc biệt là ở khu vực quanh đập. Tần suất xuất hiện động đất và các dư chấn địa chất tập trung vào 1991 - 1992 sau đó giảm dần.

3. Các hiện tượng thành tạo khe nứt, trượt lở ven hồ, nâng cao mực nước ngầm, thẩm thấu nước, thay đổi cơ chế và mức độ hoạt động caxtơ quan sát thấy ở một số khu vực.

4. Biến động hệ sinh thái thượng du: Ở cạn mất 1.610,8 ha rừng, 10 họ (33%), 92 loài sinh vật (49,7%), số cá thể nhiều loài cũng giảm. Ở nước hệ sinh thái nước hồ chứa thay thế gây biến động mạnh quần xã sinh vật, mất các động vật ăn đáy, động thực vật phù du phát triển, phì dưỡng xuất hiện ở một số vùng cửa sông

đổ vào hồ trong những năm đầu. Trước khi có hồ, khu hệ cá sơng Đà có 95 lồi, đến 1992 mới điều tra được 31 lồi.

5. Diễn biến lịng sơng hạ du: Xói sâu cục bộ ngay sau chân đập tạo hố tiêu năng và gây bồi tích vùng kế tiếp. Xói ngang vùng thị xã Hồ Bình năm 1989-1990 do xả mạnh sinh dịng quẩn sau đập tràn phía bờ phải, làm xói lở mạnh chân đập, phá huỷ đường vào hầm giao thông qua đập tràn; Sạt trượt vùng bờ do hạ thấp mực nước mạnh sinh dòng thấm đột ngột từ bờ ra phía sơng.

6. Ảnh hưởng đến vùng hạ lưu và cửa sông: Giảm lượng phù sa trong sơng (trung bình 1986 – 19995 cịn 77 triệu tấn/năm) dẫn tới giảm 1/2 tốc độ lấn biển vùng cửa sơng (chỉ cịn 50m/năm), ảnh hưởng tới chất lượng rừng ngập mặn khiến chim di cư giảm từ 1000 – 2000 con xuống cịn 500 – 600 con, mỏ tơm Ba Lạt và bãi cá giảm 50% sản lượng, hàng năm mất 500 triệu con cá bột sông Hồng.

7. Các vấn đề xã hội: Ngập 2.899 ha ruộng, 170 ha rừng trồng, 840 ha cây ăn quả, 107.308 m2 nhà, trường, trạm xá, kho tàng, 406 km đường dân sinh, 42 hồ đập thuỷ lợi, 63 phai đập thuỷ lợi, 37 tuyến mương, 35.352 m2 ao cá, di chuyển 11.763 mồ mả, 53.033 người.

6.1.5 Tai biến rủi ro liên quan đến nước ở Việt Nam

Việt Nam là một trong những quốc gia thường xuyên bị ảnh hưởng nặng nề của bão, áp thấp nhiệt đới, lũ lụt, hạn hán, nước biển dâng, trượt lở đất, xâm nhập mặn…

Các hình thế thời tiết gây mưa lũ ở Việt Nam rất đa dạng và thường cùng đồng thời xuất hiện: Mưa lũ trên lưu vực sông Hồng - Thái Bình do các hình thế thời tiết cơ bản sau gây nên: xoáy thấp Bắc Bộ, bão, xoáy thấp lạnh, dải áp thấp Nam Trung Quốc, rãnh thấp nóng phía Tây, dải hội tụ nhiệt đới, xốy thuận kết hợp với khơng khí lạnh hay các hình thế thời tiết

khác. Miền Trung chịu ảnh hưởng của các loại hình thời tiết gây mưa như bão, khơng khí lạnh, thấp, dải hội tụ nhiệt đới, hoặc các hình thế thời tiết khác kết hợp phức tạp với nhau. Mưa lớn trên lưu vực sơng Mê Cơng có ngun nhân từ dải hội tụ nhiệt đới kết hợp với gió mùa tây nam, bão hoặc áp thấp nhiệt đới.

Bão là một loại hình thế thời tiết đặc biệt gây gió từ 120 km/giờ (cấp 1) - 250 km/giờ (cấp 5), sóng lớn trịn đầu cao 10 - 12 m do áp thấp ở tâm bão hút nước lên và mưa lớn. Trận bão năm 1902 ở Việt Nam đã bẻ gẫy cầu Tràng Tiền (Huế). Hàng năm nước ta phải nhận hoặc

chịu ảnh hưởng trực tiếp của trung bình 4 - 6 trận bão, nhiều nhất là 11 - 12 trận, tập trung từ tháng 5 - 12. Bão cung cấp 12% lượng mưa ở đồng bằng Bắc Bộ và Đông Trường Sơn, 6 - 12% lượng mưa cho khu Tây Bắc, 5 - 10% lượng mưa cho Tây Nguyên và gần 5% lượng mưa cho Nam Bộ. Trong nhiều năm bão đổ bộ vào Việt Nam tuân theo quy luật chung là chậm dần từ Bắc vào Nam và hầu như hiếm gặp ở cực Nam Việt Nam. Những năm gần đây đã xuất hiện bất thường trong thời gian xuất hiện, đường đi và điểm đổ bộ của bão, gia tăng mạnh mẽ thiệt hại do bão gây ra.

Theo thống kê sơ bộ, trong những thập kỷ cuối cùng của thế kỷ trước, trung bình mỗi năm Việt Nam có trên 800 người chết do các loại thiên tai khác nhau, trong đó tổn thất do lũ lụt đồng bằng sông Cửu Long thường chiếm trên dưới một nửa. Đặc biệt cơn bão số 5

LINDA vào Cà Mau ngày 2/11/1997 đã làm khoảng 3.000 người thiệt mạng, 3008 tàu thuyền bị đắm. Nước dâng do bão gây hư hại nghiêm trọng các tuyến đê biển và tổn thất tài nguyên, tài sản các loại.

Lũ lụt trên các sông Việt Nam

Dịng chảy sơng ngịi Việt Nam phân hố thành hai mùa: mùa lũ và mùa kiệt. Mùa lũ từ 3 - 5 tháng. Từ Bắc vào Nam mùa lũ bắt đầu và kết thúc chậm dần. Mùa lũ ở Bắc Bộ từ tháng 6

đến tháng 9, 10. Nam Thanh Hoá - Nghệ An: tháng 7 - 11, Hà Tĩnh - Bắc đèo Hải Vân: tháng

9 - 12, Nam đèo Hải Vân – Ninh Thuận: tháng 10 - 12, Tây Nguyên: tháng 7, 8 - 11, 12, Nam Bộ: tháng 7 - 11. Phần còn lại trong năm là mùa kiệt. Dòng chảy phân bố cực đoan theo mùa:

Một phần của tài liệu Giáo trình tài nguyên nước nguyễn thị phương loan (Trang 84)