6.2 Các lưu vực sông lớ nở Việt Nam
6.2.7 Lưu vực sông Đồng Nai
Đặc điểm hệ thống sông và tài nguyên nước
Sông Đồng Nai, bắt nguồn từ Nhơn Giao trên cao nguyên Lâm Viên cao 1.700m, chảy ra biển qua cửa Soi Rạp, Vũng Tàu, là con sông dài nhất nội địa Việt Nam, 635 km. Diện tích lưu vực 44.100km2, ở Việt Nam 37.400 km2, độ cao bình quân lưu vực 470m, độ dốc 4,6%. Mật độ lưới sông 0,64km/km2, hệsố uốn khúc 2,16, tổng phụ lưu từ cấp 1 - 6 là 266. Phụ lưu chính là La Ngà, Sơng Bé, Sài Gịn và Vàm Cỏ. Thượng và trung lưu sông chảy qua sơn nguyên Đà Lạt, cao nguyên Di Linh, Mơ Nơng, dịng sơng nhiều đoạn bằng phẳng xen lẫn
thác ghềnh (Pren, Trị An). Hạ lưu sông qua đồng bằng Nam Bộ, lịng sơng mở rộng, hội với sơng Sài Gịn rồi đổ ra biển bằng nhiều nhánh chằng chịt, trong đó có Lịng Tào và Sồi Rạp. Lịng Tào sâu, ít bãi bồi, là đường chính cho tàu bè vào cảng Sài Gịn. Tả ngạn Sồi Rạp nhận thêm nước sơng Vàm Cỏ ngay trước khi đổ ra biển.
Thượng nguồn sơng Đồng Nai có dịng chảy trung bình, 20 - 30 l/s.km2. Lưu vực sơng Sài Gịn, sơng Vàm Cỏ mưa ít, bốc hơi mạnh nên lượng nước kém, 10 - 20 l/s.km2. Trung lưu sông Đồng Nai, La Ngà và thượng nguồn sơng Bé có nguồn nước dồi dào, trên 40 l/s.km2. Tổng lượng dịng chảy sơng Đồng Nai là 33 km3/năm, trong đó dịng chính và sơng Bé cung cấp 24,2 km3/năm, sơng Sài Gịn 4,1 km3, sông Vàm Cỏ 4,5 km3 (3,1 km3/năm của hai sông này là nhận từ nước ngoài). Mùa lũ từ tháng 7 - 11, mức độ tập trung dòng chảy cao nhất
nước, 80 - 85% tổng lượng dịng chảy năm, tháng có dịng chảy lớn nhất có thể là 9, 10, cấp 25 - 30% tổng lượng nước năm. Dòng chảy mùa kiệt tương đối lớn, 20 - 30 l/s.km2.
Nguồn thuỷ năng của hệ thống sơng Đồng Nai rất dồi dào, tính đến Trị An là 31 tỷ kW/h, cịn trên sơng Bé 9 tỷ kW/h. Lưu vực hiện có ba hồ chứa đa mục tiêu là Trị An, Đa Nhim,
Thác Mơ và hồ Dầu Tiếng phục vụ cấp nước sinh hoạt và nơng nghiệp. Các cơng trình trên chứa tổng cộng trên 6 km3 nước, đảm bảo cho trên 700 MW công suất lắp đặt thuỷ điện. Trị An và Dầu Tiếng hiện cấp 225 m3/s nước trong mùa khô, nhưng nước mặn có nồng độ tối đa trung bình 4.000ppm vẫn xâm nhập sâu 7km trên đoạn hợp dịng của sơng Đồng Nai và Sài Gòn, gây nguy cơ làm giảm chất lượng nước Tp.Hồ Chí Minh và khu vực xung quanh.
Đặc điểm dân cư kinh tế xã hội và hiện trạng khai thác tài nguyên nước
Châu thổ sông Đồng Nai có vành đai kinh tế Tp. Hồ Chí Minh - Biên Hồ là trung tâm phát triển kinh tế lớn nhất ở Việt Nam. Phần lớn châu thổ, chiếm 10% diện tích cả nước, là nơi sinh sống của trên 10 triệu dân hoạt động trong ba khu vực công nghiệp - dịch vụ, cây công nghiệp - lâm nghiệp và sản xuất nông nghiệp (tập trung trong đồng bằng phù sa Long An). Thu nhập bình quân đầu người cao, gần gấp đơi trung bình cả nước.
Không giống như nhiều vùng khác, châu thổ sông Đồng Nai hầu như khơng có bão, do vậy lụt khơng nghiêm trọng, trừ úng ngập xảy ra ở ven biển trong mùa mưa do khả năng tiêu thoát nước kém. Nhiệt độ, độ ẩm, nắng thuận lợi cho nông nghiệp. Diện tích đất có thể trồng trọt khoảng 1,2 triệu ha, chiếm 17% tổng diện tích đất nơng nghiệp Việt Nam. Nông nghiệp chỉ tập trung trong các thung lũng hẹp, cung cấp 20% tổng sản lượng vùng, tương đương 2
triệu tấn lương thực năm, hay 200kg/người.năm. Cao nguyên cung cấp 90% sản lượng cao su toàn quốc. 56% diện tích đất tiềm năng nơng nghiệp đã được tưới tiêu.
Hạn chế tài nguyên nước là một vấn đề nghiêm trọng. Lượng mưa lớn nhưng phân hoá cực đoan, trên 90% tập trung vào 7 tháng mùa mưa, từ tháng 5 - 11. Trong những tháng mùa khô lượng mưa chỉ khoảng 10 - 50 mm/tháng, dòng chảy nhỏ, xâm nhập mặn nặng nề. Ảnh
hưởng phức tạp của chế độ triều cản trở tiêu thoát lũ, cản dòng chảy xi dịng chuyển tải chất thải đi khỏi Tp. Hồ Chí Minh và kích thích lan truyền ra diện rộng những nguồn ô nhiễm bất thường vùng cửa sông (Hộp 6.1)
Hộp 6.3
Một số sự cố tràn dầu lớn ở Tp. Hồ Chí Minh
Ngày 8/5/1994 tàu Humanity (Taiwan) và Transco - 01 (Việt Nam) đụng nhau tại Tam thôn Hiệp, huyện Cần Giờ, gây tràn 139 tấn dầu FO, gây ô nhiễm 4 km2, phải bồi thường thiệt hại kinh tế 200.000 USD, 400.000 USD.
Ngày 3/10/1994 tàu Neptune Aries (Singapore) đụng vào cầu cảng A1, cảng Cát Lái, huyện Thủ Đức làm tràn 1680 tấn dầu, gây ô nhiễm 40 km2, phải bồi thường thiệt hại 4.000.000 USD
Ngày 27/1/1996 Tàu Gemini (Singapore) đụng vào cầu cảng A1, cảng Cát Lái, huyện Thủ Đức làm tràn 32 tấn dầu thô nhẹ, gây ô nhiễm 1 km2, phải bồi thường thiệt hại 600.000 USD
Chi tiết về vụ tràn dầu tàu Neptune Aries (Singapore):
Sự cố xảy ra lúc 13 giờ 35 phút, làm sập cầu cảng, thủng thân tàu. Dầu tràn tạo thành lớp dày hàng chục cm, loang nhanh phủ kín cả một khúc sông. Thời điểm sự cố là lúc hai hồ Dầu Tiếng và Trị An đang xả lũ, nên mức nước ngập trong khu vực cao hơn bình thường 15 - 50 cm, dòng chảy mạnh.
Chế độ triều thuộc loại bán nhật triều, biên độ trên 3 m, gây phức tạp thêm quá trình lan truyền và mở rộng diện lan truyền. Vài giờ sau sự cố, biên vết dầu loang đã theo triều lên ngược dòng Đồng Nai 6 km. Chiều cùng ngày, khi triều xuống, vết dầu loang lại bị kéo xi về. Trong vịng 24 giờ đã có 4 lần dầu tiến lui, lan truyền ngược dòng khoảng 10 km và xi dịng khoảng 40 km cách Cát Lái, theo các sông Đồng Nai, Sài Gịn, Sồi Rạp, Ngã Bảy.
Điểm xảy ra sự cố nằm trong khu vực mạng lưới sông rạch chằng chịt, đồng lúa và ao đầm nuôi thuỷ sản được cấp nước từ sơng rạch bằng dịng tự chảy nhờ triều, nên ô nhiễm lan trên diện rộng nhanh. Cửa sông
là rừng ngập mặn phịng hộ mơi trường, diện tích trên 60.000 km2.
nhiễm nặng là 40.000 ha.
Tổ chức ứng cứu gặp khó khăn do: dịng chảy mạnh làm phao quây bị dồn, xếp, đứt không phát huy tác dụng. VIETSO PETRO phải đi từ Vũng Tàu vào nên 1 giờ sáng hôm sau mới tới, gặp nước cạn không xoay trở được và không đủ đèn mạnh nên không làm việc đêm được. Đến 6 giờ sáng tàu mới làm việc được thì vết dầu đã quá mỏng và thiết bị khơng thích hợp nên ứng cứu không hiệu quả. Hơn 200 thuyền nhỏ của dân là lực lượng tham gia thu gom có hiệu quả nhất.
Dầu tràn một phần bay hơi (tối đa khoảng 45%), phần cịn lại hồ tan trong khối nước, dính bám vào thực vật, đất, lắng đọng trong trầm tích, gây ơ nhiễm: Lúa và nhiều loại thực vật thuỷ sinh chết, thực vật ngập mặn có biểu hiện vàng lá, chậm lớn, bần con bị chết, động thực vật phù du giảm khoảng 50%.
Kế hoạch sẽ phát triển thuỷ lợi 81.000 ha đất tiềm năng nơng nghiệp cịn lại trong thời hạn ngắn và trung bình. Tính tốn cân bằng nước cho 30% kế hoạch trên đã cho thấy thiếu nước 10 - 15% mỗi tháng có thể xảy ra từ tháng 2 đến tháng 6, nước ở các vùng thấp sẽ hầu như cạn kiệt trong mùa khô, đe doạ phá vỡ mặt ngăn mặn hiện tại, đẩy xâm nhập mặn sâu
hơn, nghĩa là cần thiết phải xây dựng các cửa cống và đê ngăn mặn. Nhu cầu nước cho công nghiệp và dân sinh cao, nước cho nông nghiệp thiếu nghiêm trọng vào mùa khô, xâm nhập mặn nặng nề ở vùng ven biển cộng với địa hình thuận lợi cho khai thác thuỷ điện là cơ sở thúc
đẩy xây dựng kho nước, dự kiến gồm hai kho ở Đồng Nai, Đa Mi, Hàm Thuận, Bắc Lạc, Phúc
Hồ, Bơn Rơn, sức chứa tổng cộng khoảng 2 tỷ m3 và công suất lắp đặt 1.300 MW. Khai thác nước ngầm vùng thấp và trung du cũng được tính đến trong chiến lược đáp ứng nhu cầu nước tương lai.