Lưu vực sông Hồng Thái Bình

Một phần của tài liệu Giáo trình tài nguyên nước nguyễn thị phương loan (Trang 95 - 97)

6.2 Các lưu vực sông lớ nở Việt Nam

6.2.1 Lưu vực sông Hồng Thái Bình

Đặc điểm hệ thống sông và tài nguyên nước

Sông Hồng dài 1.126km, bắt nguồn từ núi Ngụy Sơn, Vân Nam Trung Quốc, vào Việt Nam tại Hà Khẩu, chảy theo hướng chính Tây Bắc - Đơng Nam, đổ ra biển qua cửa chính Ba Lạt (dài 556km). Mật độ lưới sông 1 km/km2, hệ số uốn khúc 1,5. Lưu vực có độ cao bình qn 647m, độ dốc 29,9%, diện tích 143.700km2, phần thuộc Việt Nam là 61.400 km2. Tổng phụ lưu từ cấp 1 -6 là 614. Phân lưu hữu ngạn có: sơng Đáy tách ra ở Hát Môn, sông Phủ Lý tách ra ở Hưng Yên, sông Nam Định, sông Ninh Cơ tách ra từ Xuân Trường. Phân lưu tả ngạn có: sơng Trà Lý tách ra từ Thương Hộ, sông Đuống và sông Luộc chia nước sang hệ thống sơng Thái Bình.

Dịng chảy sơng Hồng rất dồi dào nhưng phân bố không đều. Tổng lượng 126,8km3/năm, trong đó riêng sơng Đà đóng góp 57%. Mơ đun dòng chảy 25,7 l/s.km2. Phần lưu vực thuộc Trung Quốc chỉ tạo ra 40% lượng dịng chảy tồn hệ thống. Các tâm dòng chảy lớn đều ở Việt Nam và trùng với tâm mưa lớn là Bắc Quang, Hồng Liên Sơn, Mường Tè, mơ đun dịng chảy 70 - 100 l/s.km2. Tâm dòng chảy nhỏ nhất ở Đồng Văn, Sơn La, Mộc Châu, mơ đun dịng chảy 15 - 20 l/s.km2. Tại Sơn Tây lưu lượng trung bình là 3.600m3/s, lớn nhất 37.800m3/s (tháng 7/1991), nhỏ nhất 840m3/s, chênh nhau 45 lần.

Biến đổi lượng nước năm không nhiều, chênh lệch giữa năm nhiều nước và năm ít nước khoảng 2 - 3 lần. Phân phối dòng chảy theo mùa cực đoan. Mùa lũ, từ tháng 6 - 10, cung cấp 70 - 78 % tổng lượng dịng chảy năm, tháng 8 thường có lượng dịng chảy lớn nhất, 19 - 23%. Kiệt nhất thường gặp vào tháng 3, dòng chảy chỉ đạt 1,7 - 2,5%. Lũ sông Hồng phức tạp và ác liệt, đặc biệt là ở hạ lưu, do ba sông nhánh hợp lưu cùng một chỗ, bờ sông bị hệ thống đê

khống chế, thềm bãi sơng bị ngăn chặn. Đường q trình dịng chảy có dạng răng cưa, lên

xuống hàng chục lần trong mùa lũ, biên độ lũ lớn, cường suất lũ lên lớn, 3 - 7 m/ngày, tốc độ dòng chảy lũ lớn, 3 - 5 m/s.

Phù sa sông Hồng vào loại lớn, tại Sơn Tây độ đục là 1.310 g/m3, tổng lượng phù sa 120 triệu tấn/năm, trong đó sơng Đà cung cấp 53%, sơng Thao 35%. Phù sa mùa lũ lớn gấp 5 - 7 lần mùa kiệt, tại Sơn Tây mùa lũ 3.500g/m3, mùa kiệt - 500 g/m3.

Sơng Thái Bình bắt nguồn từ núi Va Ôn 1.060m, đổ ra biển qua cửa Thái Bình, Văn Úc, Cấm. Thái Bình do ba phụ lưu lớn là sông Cầu (từ Tam Đảo), sông Thương (từ Lạng Sơn) và sơng Lục Nam (từ Đình Lập, là phụ lưu của sông Thương) hợp thành, dài 385km, diện tích lưu vực 12.680km2, độ cao trung bình 190m, độ dốc 16,1%.. Mạng lưới sơng xếp theo hình nan quạt, xoè rộng ở Đông Bắc và quy tụ tại Phả Lại, mật độ 2,1 km/km2, hệ số uốn khúc

2,02; Tổng phụ lưu từ cấp 1 - 6 là 143. Lượng nước sơng Thái Bình tại Phả Lại 9,19 km3/năm, trong đó dịng chảy ngầm chiếm 20%. Hàng năm, sơng Thái Bình nhận được từ sơng Hồng gần 33 tỷ m3 nước và 17 triệu tấn phù sa. Mùa lũ từ tháng 6 - 9,10 với dịng chảy chiếm 75% tổng lượng năm. Lưu vực sơng Cầu khá ẩm ướt, mật độ sông suối phát triển 0,95 - 1,2 km/km2, lũ ác liệt, cường suất lũ 1 - 2,5 m/giờ, biên độ mực nước 4 - 10m. Mạng lưới sông Thương kém phát triển, nhất là vùng đá vôi bờ phải thượng và trung du, mật độ 0,5 - 0,7 km/km2. Vùng thượng lưu từ Chi Lăng lên thuộc loại ít nước nhất miền Bắc, 13,3 l/s.km2. Chế độ nước sông Lục Nam cực đoan nhất miền Bắc và dòng chảy ngầm bé nhất miền Bắc (17 - 20% tổng lượng dòng chảy năm).

Đặc điểm dân cư kinh tế xã hội và hiện trạng khai thác tài nguyên nước

Lưu vực sông Hồng - Thái Bình là nơi sinh sống của 1/3 dân số và sản xuất khoảng 1/5 lượng gạo cả nước. Riêng đồng bằng, diện tích 17.000 km2, là nơi cư trú của 17 triệu dân, tạo ra trên 4/5 thu nhập toàn lưu vực và 1/5 GDP. Cơ cấu kinh tế đồng bằng là nông nghiệp 35%, công nghiệp 24% và các dịch vụ 41%.

Hiện tại nhu cầu nước dùng cho nông nghiệp là lớn nhất, chiếm khoảng 90% tổng lượng tiêu thụ. Gần như tồn bộ diện tích trồng lúa trong châu thổ này đều cần các biện pháp thuỷ lợi. Tưới bơm cấp nước cho khoảng 500.000ha, tiêu bằng bơm phục vụ 450.000ha, phần còn lại được tưới tiêu tự chảy. Hệ thống thuỷ lợi thiếu đồng bộ và kém hiệu quả đang gây tổn thất tài nguyên nước và thiếu nước cho sản xuất nông nghiệp.

Tài nguyên nước lưu vực phong phú, thuận lợi cho khai thác, đáp ứng đủ nhu cầu cấp

nước trong tất cả các mùa cho trước mắt và trong tương lai gần. Nước tiêu thụ hiện chiếm 1/4 - 1/2 lượng nước trong sông, tháng 1 cần dưới 700 m3/s trong khi lưu lượng tại Sơn Tây là 1.367 m3/s, tháng 3 cần khoảng 300 m3/s, trong khi lưu lượng tại Sơn Tây là 1.270 m3/s. Một số nơi ở Thái Bình đã xảy ra thiếu nước vào những năm hạn lớn.

Chất lượng nước mặt nhìn chung tốt, đáp ứng các nhu cầu sử dụng. Tuy nhiên vẫn còn tồn tại ba vấn đề đáng lưu ý: Phù sa lớn không thuận lợi cho phục vụ sinh hoạt và sản xuất công nghiệp, nhiễm mặn vùng cửa sông ven biển làm giảm khả năng cấp nước và ảnh hưởng tới sản xuất, ô nhiễm nghiêm trọng tại những vùng trực tiếp nhận nước thải của các đô thị và trung tâm công nghiệp.

Trữ lượng các tầng chứa nước đồng bằng khoảng trên 1 tỷ m3/năm. Khai thác nước ngầm chủ yếu phục vụ cho sinh hoạt và một phần rất nhỏ để tưới. Các vấn đề về nước ngầm hiện nay liên quan chủ yếu tới chất lượng. Khoảng 50% số giếng trong lưu vực không đạt ít nhất một tiêu chuẩn cho phép nào đó, trong đó 19% bị nhiễm mặn bởi nước biển, 3% có hàm lượng nitơrat vượt quá tiêu chuẩn cho phép.

Thiên tai rủi ro lớn nhất liên quan tới nước trên lưu vực là lũ lụt. Trung bình cứ 10 năm thì có khoảng 15 trận bão đổ bộ vào bờ biển lưu vực gây gió to, mưa bão lớn trên diện rộng và

sóng cao. Tại hạ lưu sơng Hồng vấn đề xói lở bờ sơng cục bộ vẫn xảy ra liên tục và có xu thế ngày càng tăng.

Điều kiện khí hậu và nhu cầu lương thực khiến hình thành trên đồng bằng châu thổ sơng

Hồng - Thái Bình truyền thống canh tác lúa nước hai ba vụ với yêu cầu chặt chẽ về thời vụ. Do các vụ đều có nguy cơ chịu rủi ro do lũ lụt, xâm nhập mặn, một tập quán lâu đời chung sống với lũ lụt đã khởi sinh từ đầu Công nguyên và đứng vững tại đây. Hiện lưu vực có

khoảng 3.000 km đê sơng và 1.500 km đê biển. Trong 80 năm thực dân Pháp đô hộ nước ta đã thống kê được 34 năm có vỡ đê sông Hồng và 18 năm vỡ đê Văn Giang. Mỗi lần vỡ đê là một thảm hoạ, ngoài tổn thất người và của do bị lũ cuốn trực tiếp thì tổn thất sau lũ do nạn đói và dịch bệnh hoành hành cũng rất nghiêm trọng.

Điều tiết dịng chảy bằng hồ chứa đa mục đích đang được áp dụng đạt kết quả tại lưu vực

sông Hồng, với hai hồ chứa lớn và rất nhiều hồ chứa nhỏ. Dung tích chứa nước thường xuyên của hồ Hồ Bình là 5,6 tỷ m3, của hồ Thác Bà là 1,2 tỷ m3, tuy nhiên chúng chỉ có khả năng cắt lũ cho Hà Nội ở mức hạn chế. Ngoài nhiệm vụ phịng lũ, các hồ chứa lớn cịn có phục vụ phát điện, giao thông, cấp nước, nuôi trồng thuỷ sản, du lịch. Bất lợi của việc điều tiết dịng chảy bằng kho nước trên lưu vực sơng Hồng là kéo dài thời gian lũ, tăng nguy cơ đe doạ các

đoạn đê xung yếu. Việc xả nước trong mùa kiệt theo kế hoạch phát điện (xả không đều đặn)

có thể làm tăng nguy cơ mặn xâm nhập sâu khi mực nước trong sông hạ thấp. Rủi ro vỡ đập có xác suất rất nhỏ nhưng lại có nguy cơ gây tổn thất rất cao.

Tương lai, lưu vực sơng Hồng - Thái Bình được qui hoạch phát triển mạnh, cư dân đô thị sẽ tăng đến 80% và sản lượng công nghiệp chiếm khoảng 1/2 tổng sản phẩm lưu vực. Điều

này đồng nghĩa với sự tăng mạnh nhu cầu nước dùng chất lượng cao và tăng nguy cơ gây ô nhiễm các nguồn nước do nước thải. Mặt khác nhu cầu nước cho nông nghiệp có khả năng giảm do giảm diện tích đất nơng nghiệp và chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Hiệu suất sử dụng nước chắc chắn sẽ được nâng cao nhờ hồn thiện các hệ thống thuỷ nơng và quản lý tốt tài nguyên.

Một phần của tài liệu Giáo trình tài nguyên nước nguyễn thị phương loan (Trang 95 - 97)