Lưu vực sông Thu Bồn

Một phần của tài liệu Giáo trình tài nguyên nước nguyễn thị phương loan (Trang 100)

6.2 Các lưu vực sông lớ nở Việt Nam

6.2.5 Lưu vực sông Thu Bồn

Sơng Thu Bồn dài 205 km, diện tích lưu vực 10.350 km2, trong đó 80% là cao nguyên với nhiều thung lũng hẹp và đỉnh núi cao, 80% là rừng, độ cao bình quân lưu vực 552m, độ dốc 25,5%. Hệ thống sông phát triển mạnh, hệ số uốn khúc 1,86, tổng phụ lưu từ cấp 1 - 6 là 81. Thượng nguồn Thu Bồn (sông Tranh) bắt nguồn từ núi Ngọc Lĩnh cao 1.600m, chảy theo hướng bắc - nam, đổ ra biển tại cửa sông Thạnh Châu Đông. Sông Cái bắt nguồn từ núi Ngọc Lĩnh, chảy gần song song sông Tranh, hợp với sông Bung tạo thành sông Vũ Gia. Sông Vũ Gia và Thu Bồn hợp lưu nhau tạo thành sông Hội An. Hạ lưu sông Thu Bồn phát triển chằng chịt, với nhiều phân lưu như sông Ngang, Vĩnh Điện, Tĩnh Yên đổ vào vịnh Đà Nẵng qua

sông Hàn, sông Trường đổ vào vịnh An Hồ, đồng thời cũng ăn thơng với sơng Tam Kỳ qua phá Trường Giang. Hiện tượng xói lở bồi lấp dịng sơng vùng hạ lưu diễn biến rất phức tạp.

Dòng chảy phân bố đồng đều trên lưu vực. Tổng lượng dịng chảy năm là 20 km3, trong

đó dịng chảy ngầm 6 km3 . Mùa lũ từ tháng 9, 10 - 12, lượng dòng chảy 65% tổng lượng năm. Lũ lụt xảy ra đồng bộ trong cả hệ thống và rất ác liệt. Biên độ mực nước lên tới gần 20m. Cường suất lũ lên tại nhiều nơi khá lớn, tới vài mét/giờ. Lũ quét cũng là mối đe doạ thường xuyên. Dòng chảy mùa cạn khá lớn, 18 - 41 l/s.km2. Dòng chảy tháng nhỏ nhất (4) chỉ chiếm 2% tổng lượng nước năm.

Nông nghiệp là hoạt động kinh tế chính của lưu vực, với các cây trồng chủ yếu là lúa,

mía, lạc, thuốc lá và sắn. Sản lượng nông nghiệp chiếm khoảng 60% tổng GDP. Đất nơng nghiệp hạn chế, chỉ có 64.000 ha (6% diện tích lưu vực), trong đó trên 2/3 nằm ở vùng đất thấp đã được khai thác, còn khoảng 20.000 ha nằm trên cao nguyên khai thác hạn chế. 70%

diện tích đất canh tác đã được tưới tiêu bằng hệ thống các hồ chứa nhỏ và đập dâng nước, trong đó khoảng 30.000 ha trồng lúa. Nước cho nơng nghiệp có nguy cơ thiếu hụt do mùa kiệt kéo dài và xâm nhập mặn. Lũ lớn và tình trạng cửa sơng khơng ổn định đe dọa vùng hạ lưu và cửa sơng trong đó có thành phố Đà Nẵng. Trong tháng 11 và 12, khoảng 31.000 ha ven biển thường bị ngập lụt ngắn, khoảng 1 - 3 ngày.

Trong tương lai gần, nhu cầu nước lưu vực khó biến động do diện tích canh tác nơng

nghiệp khó tăng. Tuy nhiên cần tính tới biến động bất thường của tài nguyên nước và nhu cầu nước cho đô thị, khu công nghiệp tăng. Dự kiến để khai thác hợp lý tài nguyên đất và nước trong lưu vực có thể áp dụng các giải pháp kho nước nhỏ ở thượng nguồn, thay đổi cơ cấu cây trồng trong mùa khô, thay lúa bằng cá trong mùa úng ngập, đầu tư xây dựng cống ngăn mặn...

Một phần của tài liệu Giáo trình tài nguyên nước nguyễn thị phương loan (Trang 100)