6.1 Tổng quan chung
6.1.7 Quản lý tài nguyên nước ở Việt Nam
Luật tài nguyên nước được Quốc hội thơng qua 20/5/1998, có hiệu lực từ tháng 1/1999. Luật được xây dựng làm khung pháp lý linh hoạt và sẽ được bổ sung các nghị định quy định trách nhiệm và nhiệm vụ của các tổ chức, cơ quan thực hiện.
Nội dung cơ bản của Luật bảo vệ tài nguyên nước là:
Xác định quyền và nghĩa vụ của các chủ thể khi tham gia các quan hệ phát sinh từ việc khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước.
Quy định quyền hạn, nghĩa vụ và trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong quản lý và bảo vệ tài nguyên nước.
Quy định các tiêu chuẩn về nước làm cơ sở cho cơng tác kiểm sốt, giám sát và bảo vệ
mơi trường.
Điểm đặc biệt của Luật tài nguyên nước là cách tiếp cận quản lý mang tính liên ngành và
phối hợp. Trên cơ sở đó Việt Nam đã thành lập Hội đồng quốc gia về tài nguyên nước và các ban quản lý, quy hoạch lưu vực ở cấp địa phương (hiện đã thành lập được 3 ban quản lý lưu vực sông Cửu Long, Đồng Nai và sông Hồng - Thái Bình). Đây là các đơn vị trực thuộc Chính phủ, có nhiệm vụ tư vấn giúp Chính phủ điều phối và quy hoạch phát triển và tiêu thụ nước
Hộp 6.2.
Các văn bản luật pháp chính của Việt Nam liên quan đến quản lý tài nguyên nước [ 9]
Luật bảo vệ môi trường 27/12/1993. Nghị định 75/CP ngày 18/10/1994 về hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi trường. Nghị định 26/CP ngày 26/4/1996 quy định xử phạt vi phạm hành chính về mơi trường. Nghị định 67/2003/NĐ-CP về phí bảo vệ mơi trường đối với nước thải. Quyết định 155/QĐ-TTg 16/7/1999 về ban hành Quy chế quản lý chất thải nguy hại (bao gồm cả nước thải nguy hại)
Luật đất đai 14/7/1993 và sửa đổi năm 2001. Quyết định 327-CT của Chủ tịch hội đồng Bộ trưởng 15/9/1992 về một số chủ trương chính sách sử dụng đất trống đồi núi trọc, rừng, bãi bồi ven biển và mặt nước. Luật tài nguyên nước 20/5/1998 và Nghị định 179/1999/NĐ-CP về thi hành Luật tài nguyên nước. Chỉ thị 487/TTg 30/7/1996 về tăng cường quản lý nhà nước đối với tài nguyên nước.
Chỉ thị 200/TTg 29/4/1994 về bảo đảm cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn. Quyết định 299/TTg 18/3/1998 về định hướng phát triển cấp và thốt nước đơ thị đến 2020.
Pháp lệnh về phát triển và bảo vệ nguồn lợi thủy sản 1989. Nghị định 43/NĐ-CP 2/5/2003 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Thủy sản. Nghị định 70/NĐ-CP 17/6/2003 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong ngành thủy sản. Luật tài nguyên thủy sản (dự kiến).
Pháp lệnh phòng chống lụt bão 1993, bổ sung và sửa đổi 2000. Quyết định 299/TTg 13/5/1996 hướng dẫn thành lập Ủy ban Phòng chống lụt bão trung ương
Quyết định 67/QQĐ-TTg 15/6/2000 thành lập Hội đồng quốc gia về tài nguyên nước. Quyết định 104/QQĐ- TTg 15/6/2000 về quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng quốc gia về tài nguyên nước.
Quyết định 860/TTg 30/12/1995 về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu của Ủy ban sông Mê Công Việt Nam. Quyết định 37, 38, 39/QĐ-BNN-TCCB của Bộ trưởng BNN&PTNT 9/4/2001 về thành lập Ban quản lý và quy hoạch các lưu vực sông Cửu Long, Đồng Nai, sông Hồng - Thái Bình.
Quyết định 357/BNN&PTNT 13/3/1997 ban hành quy chế tạm thời thực hiện chế độ cấp phép thăm dò, khai thác, hành nghề khoan nước ngầm và đăng ký cơng trình khai thác nước ngầm
Quyết định 395/QĐ-BKHCNMT 10/4/1998 ban hành quy chế bảo vệ môi trường trong các hoạt động tìm kiếm, thăm dị, phát triển mỏ , khai thác, tàng trữ, vận chuyển chế biến dầu khí và các dịch vụ liên quan.
Trách nhiệm quản lý tài nguyên nước được chia sẻ cho 9 bộ và cơ quan ngang bộ chịu trách nhiệm trong từng nội dung công việc cụ thể (Bảng 6.10). Uỷ ban nhân dân các tỉnh chịu trách nhiệm thực thi các chức năng quản lý ở cấp tỉnh và huyện. Chi phí cho quản lý tài nguyên nước từ ngân sách không được phân bổ thành mục riêng. Ước tính đầu tư của nhà nước cho ngành nước chiếm 33% ngân sách giai đoạn 1996 - 1998 và 21% năm 2001 (8,559 tỷ đồng), bao gồm 64% từ nguồn ODA và 36% từ đầu tư trực tiếp trong nước, chủ yếu tập
trung vào thủy lợi và cấp thoát nước.
Bảng 6.10.
Chức năng của các cơ quan nhà nước Việt Nam trong quản lý nguồn nước [ 9 ]
Cơ quan Trách nhiệm
Bộ Tài nguyên và Môi trường
Quản lý chung về tài nguyên nước. Cục Quản lý tài nguyên nước quản lý nhà nước, kiểm kê, xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu về tài nguyên nước. Vụ khí tượng thủy văn quản lý nhà nước về xây dựng chính sách tiêu chuẩn, quy trình khảo sát các thơng số nền và quản lý dữ liệu. Cục Địa chất khoáng sản quản lý nước khoáng.
Bộ NN và PTNT
Quản lý các hệ thống phịng chống lụt bão, cơng trình thuỷ lợi, cấp nước sạch, vệ sinh môi trường nông thôn
Bộ Công nghiệp
Xây dựng, vận hành, quản lý các cơ sở thuỷ điện Bộ Xây
dựng
Quy hoạch khơng gian và xây dựng các cơng trình cấp thốt nước và vệ sinh
Bộ Giao
thông Quy hoạch, xây dựng và quản lý các hệ thống giao thông thuỷ Bộ Thuỷ
sản Bảo vệ và khai thác các nguồn lợi thuỷ sản Bộ Y tế Quản lý chất lượng nước dùng trong ăn uống Bộ KH
và Đầu tư
Xây dựng kế hoạch đầu tư cho nguồn nước Bộ Tài
chính
Hệ thống quan trắc tài nguyên nước
Mạng lưới quan trắc thủy văn hiện có 232 trạm phân bố trên tồn bộ các hệ thống sơng,
đo đạc các yếu tố thủy văn theo quy phạm thống nhất, liên tục. Trách nhiệm xử lý và phân
tích dữ liệu được giao cho 9 trung tâm khí tượng thủy văn cấp vùng.
Mạng quan trắc môi trường năm 2002 có 21 trạm, quan trắc tại 250 điểm thuộc 45 tỉnh thành, bao gồm cả những điểm nóng như khu công nghiệp, thành phố lớn và các vùng sinh thái nhạy cảm. Tần suất quan trắc 6lần/năm. Kết quả quan trắc được giao cho phòng dữ liệu và thông tin cục bảo vệ môi trường.
Mạng quan trắc nước dưới đất có 310 trạm với trên 600 điểm phủ rộng trên tồn quốc, do Cục địa chất khống sản quản lý.
Bộ Thủy sản tiến hành quan trắc chất lượng nước ở các khu vực có hoạt động nuôi trồng thủy sản.
Bộ Y tế chịu trách nhiệm giám sát chất lượng nước uống.