Tài nguyên nước hồ chứa

Một phần của tài liệu Giáo trình tài nguyên nước nguyễn thị phương loan (Trang 54 - 55)

3.2.1 Tổng quan

Hồ chứa, còn gọi là kho nước nhân tạo, hồ chứa nhân tạo, là những thuỷ vực chứa nước tương đối lớn, hình thành một cách nhân tạo hoặc bán nhân tạo, có chế độ nước bị điều tiết nhân tạo. Các hồ chứa lớn trên thế giới đều được xây dựng theo phương thức đắp đập ngăn sông. Những con đập đầu tiên đã được xây dựng từ khoảng 5.000 năm trước trên sông Ti-gri và Ơ-phra-tơở Me-zo-po-ta-mia, trên sông Nin ở Hi Lạp và trên sông In-du ở Pakistan. Tất cả

các đập xa xưa được xây dựng chủ yếu để phục vụ cấp nước tưới cho nông nghiệp và kiểm soát lũ. Mục tiêu xây đập thủy điện được thực hiện từ 1890. Đập lớn được định nghĩa là loại

đập có chiều cao >15m hoặc cao từ 5 – 15m nhưng có dung tích >3 tỷ m3. Những năm giữa của thế kỷ 20 có 5.000 đập lớn đã được xây dựng. Tốc độ xây dựng đập tăng nhanh và đến cuối thế kỷ trước đã có 45.000 đập lớn đang hoạt động. Thêm vào đó, toàn thế giới còn có khoảng 800.000 đập khác không thuộc loại lớn. Tổng chi phí của việc xây dựng đập trong thế

kỷ 20 ước tính khoảng 2.000 tỷ USD.

Trong gần suốt thế kỷ trước, đập lớn được xem là biểu tượng của khả năng chế ngự tự

nhiên và phát triển công nghiệp cũng như quyền lực chính trị, kinh tế xã hội và điện lực. Đối với nhiều chính phủ, việc xây dựng các đập lớn có ý nghĩa thể hiện sức mạnh của đất nước. Kết quả là hơn một nửa các con sông chính trên thế giới đã bịảnh hưởng của đập và gần 40 triệu người dân đã phải di dời. Trung Quốc là nước có nhiều đập lớn nhất, với khoảng hơn 20.000 đập (trên tổng số >90.000 đập), Mỹ có khoảng 6.400, Ấn Độ 4.000, Nhật và Tây Ban Nha có >1.000 đập. Năm 1992, Trung Quốc đã tiến hành công trình trên sông Dương Tử trị

(12% nhu cầu toàn quốc). Công trình làm 1,3 triệu người phải di dời và ngập 41.000ha đất nông nghiệp.

Những hồ chứa có dung tích >1 triệu m3 hoặc dung tích <1 triệu m3 nhưng có vai trò đặc biệt quan trọng trong khu vực, như là nguồn cấp nước cho một đô thị lớn, được gọi là kho nước lớn. Trên thế giới đã xây dựng hơn 10.000 hồ chứa, trong đó >30 hồ dung tích >10km3, 150 hồ dung tích >5km3, chiếm 80% tổng dung tích các hồ chứa. Tổng dung tích hữu ích của hồ chứa nhân tạo ước khoảng 5.000 km3, diện tích mặt nước >600.000 km2. Từ 1960 việc xây dựng kho nước trên thế giới phát triển mạnh. Trong khoảng 30 năm số kho nước tăng gấp đôi và dung tích chứa tăng còn nhiều hơn. Trên 60% dung tích kho nước hiện phân bố tại các nước đang phát triển.

Kho nước được xây dựng phục vụ nhiều mục đích kinh tế xã hội và kỹ thuật như sau: Sản xuất điện cho tiêu thụ trong nước và xuất khẩu

Trữ và cấp nước tưới cho các vùng đất nông nghiệp để nâng cao năng suất sản lượng cây trồng, đảm bảo an ninh lương thực

Điều tiết chếđộ dòng chảy, cắt lũ và tăng dòng chảy kiệt, cải thiện hệ sinh thái.

Ngoài ra việc xây dựng đập và hồ chứa còn tạo thêm những lợi ích xã hội khác như: phát triển điện khí hóa nông thôn, tạo việc làm trong quá trình xây dựng đập nói riêng và tăng cường phát triển nói chung, phát triển ngư nghiệp và du lịch... Các lợi ích trên đã góp phần quan trọng cho sự phát triển con người ở nhiều nước. Nhưng cũng đã có những ví dụ về

những đập không đáp ứng được sự mong đợi về mặt tài chính, kỹ thuật và kinh tế như dự

kiến, đặc biệt là khi so sánh với các giải pháp thay thế khác có thể thực hiện được. Đồng thời những tác động bất lợi của việc xây dựng đập về mặt môi trường, sinh thái và xã hội vượt xa dự kiến ban đầu, dẫn đến gia tăng mức phản đối của cộng đồng đối với việc xây đập. Do đó xu thế phát triển nhanh các đập và kho nước lớn đã chững lại tại các quốc gia phát triển. Hơn thế nữa một số đập đã xây dựng cũng bị hủy bỏ. Mỹ đã loại bỏ >500 đập nhỏ trong những năm gần đây.

Bảng 3.2.

Một số kho nước lớn trên thế giới

Stt Tên hồ/sông (châu lục hoặc quốc gia) Dung tích km3 Diện tích km2 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

Oden- Fols - Victoria /s. Nin (Phi) Bratxk /s. Angara (CHLB Nga)

Cariba/s. Zamberi (Dămbia & Rođedia Nam) Naser /s. Nin (Xuđăng & Ai Cập)

Volta /s. Volta (Ga Na)

Daniel – Djonson / s. Manikugan (Canađa) En Ninho – Mateco /s.Karoni (Vênêzuêla) Krasnoar /s. Enixây (CHLB Nga)

Vadi – Tactar /s. Tigre (Irăc)

Xamưnxa /s. Hoàng Hà (Trung Quốc) Quibưsep /s. Vonga (CHLB Nga) O – Mid /s. Kolorađô (Mỹ) 205 169 160 157 148 142 111 73 67 65 58 37 76.000 5.470 4.450 5.120 8.480 1.940 - 2.000 2.000 3.500 6.448 631

Một phần của tài liệu Giáo trình tài nguyên nước nguyễn thị phương loan (Trang 54 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)