Dùng nước trong thuỷ điện

Một phần của tài liệu Giáo trình tài nguyên nước nguyễn thị phương loan (Trang 68 - 69)

5.1 Nhu cầu, phương thức khai thác nước và hệ quả

5.1.4 Dùng nước trong thuỷ điện

Trong các dạng điện năng, thuỷ điện có giá thành rẻ hơn các loại điện năng khác và được

ưu tiên lựa chọn hơn do có lợi thế là: Khơng gây ơ nhiễm khí, nhiệt như trong nhiệt điện,

phóng xạ trong điện nguyên tử; Sử dụng năng lượng tự tái tạo, nên tiết kiệm tiêu thụ các tài nguyên khơng tái tạo khác; Chi phí quản lý vận hành thấp; Có thể kết hợp phịng lũ và cấp nước cho các đối tượng khác. Trong tổng sản lượng điện tồn thế giới năm 1973 là 6.147 tỷ KWh thì thuỷ điện có 1.275 tỷ KWh, cịn lại là nhiệt điện và điện nguyên tử.

Thuỷ điện từng được coi là ngành dùng nước sạch vì nó khơng gây ô nhiễm trực tiếp môi trường. Tuy nhiên, do nhu cầu tiêu thụ điện năng biến động theo các quy luật xã hội, trong khi phân phối nước tự nhiên có chu kỳ mùa và nhiều năm, thường khơng đồng pha với biến động nhu cầu điện. Nhà máy thuỷ điện ln song hành với kho chứa nước dung tích lớn, gây ra một loạt các vấn đề môi trường tự nhiên, kinh tế, xã hội phức tạp cho vùng lịng hồ, vùng lân cận và hạ lưu. Ngồi ra, do diện tích mặt nước lớn, ước tính khoảng 0,5% dung tích hữu ích của các kho nước bị tổn thất vào bốc hơi. Tổn thất nước vào thấm cũng không nhỏ và phụ thuộc vào điều kiện địa chất vùng đáy cũng như cao độ cột nước dâng.

Các kho nước lớn đều được thiết kế và điều tiết đa mục đích, ví dụ như phát điện, phịng lũ, giao thông thuỷ, tưới... Chế độ dùng nước của thuỷ điện phụ thuộc vào nhu cầu tiêu thụ

điện thực tế nên biến động theo thời gian không trùng pha với nhu cầu của các ngành dùng

nước khác, dẫn đến làm phức tạp công tác điều tiết và làm giảm hiệu quả điều tiết đa mục đích. Ví dụ, mục tiêu của thuỷ điện và các ngành tiêu thụ nước khác là có đủ nước dùng, do

vậy, để đảm bảo an tồn, họ muốn q trình tích nước sẽ được thực hiện ngay từ đầu mùa lũ và tích đầy càng sớm càng tốt. Trong khi đó để phục vụ mục tiêu cắt lũ, phịng lũ thì phải để trống dung tích phịng lũ trong suốt mùa lũ, đề phịng khi có lũ lớn về thì có chỗ chứa. Hơn

nữa độ bền vững của cơng trình có thể bị thử thách do phải chịu đựng những áp lực nước lớn lâu dài. Do vậy để điều tiết nước đa mục đích cần tiến hành q trình tích nước sao cho nó diễn ra càng muộn càng tốt, nhưng vẫn đảm bảo tích đầy vào cuối mùa lũ.

Các kho nước không phải là vĩnh cửu. Tuổi thọ của chúng được thiết kế căn cứ vào kích thước của dung tích chết. Khi dung tích chết bị lấp đầy, kho nước mất đi các chức năng cơ bản của chúng. Người ta không thể xây dựng một kho nước mới ngay trên kho nước đã chết. Cịn trên các dịng sơng khơng phải chỗ nào cũng thuận lợi cho việc xây dựng kho nước. Những nơi phù hợp nhất thường dễ bị khai thác sớm nhất.

Một phần của tài liệu Giáo trình tài nguyên nước nguyễn thị phương loan (Trang 68 - 69)