Lưu vực sông Cả

Một phần của tài liệu Giáo trình tài nguyên nước nguyễn thị phương loan (Trang 99 - 100)

6.2 Các lưu vực sông lớ nở Việt Nam

6.2.4 Lưu vực sông Cả

Sông Cả dài 531 km, bắt nguồn từ bản Khom Han, Lào trên độ cao 1.100m, chảy theo hướng chính là Tây Bắc - Đông Nam, đổ ra biển Đông qua ba cửa Hội, Sát và Lị. Diện tích lưu vực 27.000km2, phần thuộc Việt Nam 17.730 km2(66%) và sông dài 360km. Độ cao bình quân lưu vực 294m, độ dốc 18,3%. Tổng phụ lưu từ cấp 1 - 6 là 151, hệ số uốn khúc 1,74. Dòng chảy khơng lớn, 21 km3/năm (ở Lào 4,9 km3/năm). Dịng chảy phù sa 4,4 triệu tấn/năm. Mơ đun dịng chảy ở thượng lưu 20 l/s.km2 và ở hạ lưu 30 l/s.km2. Lũ tiểu mãn tháng 5, 7. Mùa lũ chính từ tháng 7, 8 - 11, dịng chảy chiếm 65 - 75% tổng lượng năm. Biên

độ mực nước 10 - 15m. Kiệt nhất là tháng 3 hoặc 4, mô đun 30 ngày liên tục nhỏ nhất là 4,8 -

5,5 l/s.km2.

Phụ lưu lớn nhất là sơng Hiếu (sơng Con), diện tích lưu vực 5.340 km2, dài 228 km. Thượng lưu mưa nhiều, mật độ sông suối rất phát triển, 1 -1,28 km/km2, tổng lượng dòng chảy năm 5 km3. Mơ đun dịng chảy trung bình 20 - 30 l/s.km2, mơ đun dịng chảy nhỏ nhất 30 ngày liên tục chỉ có 2 - 3 l/s.km2.

Phụ lưu lớn thứ hai là sông Ngàn Sâu, diện tích lưu vực 3.210 km2. Mật độ sơng suối

phát triển trên1 km/km2, nguồn nước phong phú, 6 km3/năm (40 - 70 l/s.km2). Lũ tiểu mãn tháng 5, 7. Mùa lũ chính ngắn, chậm, từ tháng 9 - 11, chiếm 50 - 60% tổng lượng nước năm. Mơ đun dịng chảy liên tục 30 ngày nhỏ nhất 3 - 4 l/s.km2. Hệ thống thuỷ lợi được xây dựng khá tốt, như Nham Hùng Nghi, Diễn Yên Quỳnh, Nghệ An và Linh Cảm, nhưng hiệu quả sử dụng chưa cao, diện tích trồng trọt được tưới ước đạt 85.000 ha.

Dân số lưu vực 3 triệu người, 90% sống ở nơng thơn, 15% là dân tộc ít người. 60% GDP của lưu vực là từ nơng nghiệp, trong đó sản xuất lúa gạo chiếm 80%. Công nghiệp chỉ giới hạn trong lĩnh vực xây dựng, sửa chữa đầu máy xe lửa, đóng tàu, chế biến chè và hải sản, với tỷ trọng khoảng 14% GDP. Tốc độ tăng trưởng kinh tế thấp, một số người dân sống rất nghèo khổ.

Trở ngại lớn đối với sự phát triển là bão, lũ lụt. Lũ ác liệt và ngập lụt thường gây thiệt hại cho sản xuất trên diện tích 30.000 - 60.000 ha/năm, làm mất khoảng 10-20% sản lượng nông nghiệp, tương đương với khoảng 20-40 triệu đô la Mỹ. Nước kiệt tháng 3 gây nhiễm mặn

nặng vào sâu tới 20 km. Hạn hán có thể xảy ra vào tháng 5, 6 cũng là những trở ngại đáng kể cho sản xuất nông nghiệp. Giải pháp hạn chế thiên tai hiệu quả nhất là hồ chứa đa mục đích và cải thiện hệ thống kiểm soát lũ.

Một phần của tài liệu Giáo trình tài nguyên nước nguyễn thị phương loan (Trang 99 - 100)