Ứng xử tai biến liên quan tới nước

Một phần của tài liệu Giáo trình tài nguyên nước nguyễn thị phương loan (Trang 70 - 71)

5.1 Nhu cầu, phương thức khai thác nước và hệ quả

5.1.7 Ứng xử tai biến liên quan tới nước

Ứng xử phòng chống lũ lụt

Lịch sử chống chọi nhiều năm với lũ lụt đã giúp loài người tìm ra nhiều cách ứng xử

khác nhau với chúng. Tuỳ thuộc đặc điểm tự nhiên và xã hội địa phương, cộng đồng có thể hình thành những phong cách ứng xử với lũ rất đa dạng, phức tạp và sáng tạo. Mỗi cách ứng xử với lũ lụt đều có những tiện ích và bất lợi nhất định. Ngồi ra, tuy cách tiếp cận ứng xử tai

biến lũ lụt rất đa dạng, nhưng chúng đều dựa trên một nền tảng chung là cần các thông tin dự báo và báo bão lũ kịp thời, chính xác. Dưới đây là một số tiếp cận ứng xử phòng chống lũ lụt thường gặp:

Tránh lũ bằng cách cư trú ở nơi cao, thốt lũ thuận lợi, chỉ thích hợp khi đất rộng, người thưa hoặc tiềm năng tài chính dồi dào.

Trốn lũ bằng cách sơ tán đến các vùng an tồn hơn, là giải pháp tình thế vì nó làm gián

đoạn mọi hoạt động sản xuất, sinh hoạt, chỉ nên áp dụng trong những trường hợp cấp bách và

giải pháp cũng chỉ thực sự có hiệu quả khi dự báo và báo bão lũ được thực hiện một cách chính xác, kịp thời.

Tơn cao vùng cần bảo vệ là giải pháp mang tính địa phương tốn kém, khó khăn và gây nhiều hệ quả xấu cho bên ngoài như tạo thêm những vùng trũng mới, cản trở chuyển động của dòng lũ...

Khống chế lũ bằng các cơng trình như đê điều, hồ chứa... cần sự đồng lịng của tồn thể cộng đồng và đầu tư khoa học kỹ thuật, cơng nghệ, tài chính ở mức cao. Đê điều có tác dụng cách ly hồn tồn các diện tích có giá trị khỏi nguy cơ ngập lụt và sóng lớn, nhưng cũng có hàng loạt nhược điểm là: Ngăn cản quá trình bồi tụ nâng cao đồng bằng và tăng cường bồi tụ nâng cao đáy sông; Cản trở sự phát triển tự nhiên của hệ thống sơng trên mặt bằng; Chi phí xây dựng và bảo dưỡng lớn, thường xuyên; Tạo ra nguy cơ gây rủi ro lớn khi vỡ đê.

Chung sống hồ bình với lũ (như sống trên thuyền bè, nhà vượt lũ...) và khai thác các giá trị kinh tế tích cực của lũ để phát triển là một hướng ứng xử với lũ lụt mang tính bền vững.

Ứng xử phòng chống hạn hán

Ứng xử phòng chống hạn hán thường ít được quan tâm hơn so với ứng xử phòng chống

lũ lụt. Tuy nhiên, cũng đã có những ví dụ về sự điều chỉnh mùa vụ và cơ cấu cây trồng, sử dụng các giống cây chịu hạn cao để tránh nhu cầu nước tưới cao trong thời kỳ khan hiếm nước, tạo lớp che chắn bề mặt bằng thực vật hoặc vật nhân tạo để hạn chế bốc hơi nước, giữ

ẩm cho cây, trồng cây gây rừng và giữ lớp thực vật mặt để tăng cường thấm và giữ nước

ngầm. Sử dụng kho nước để tích nước dành cho mùa kiệt là một giải pháp cơng trình tốn kém và cũng gây nên những hệ quả môi trường nhất định.

Ứng xử phòng chống dịch bệnh liên quan đến nước

Đối với những loại bệnh mà tác nhân truyền bệnh có liên quan với nước, như muỗi, ốc...

thì giải pháp phóng tránh hiệu quả nhất là kiểm sốt chặt chẽ tại những vùng có độ ẩm cao, hạn chế tối đa những vùng nước mà các sinh vật này có thể sinh trưởng, cách ly hiệu quả với các sinh vật truyền bệnh, diệt trừ sinh vật truyền bệnh.

Đối những bệnh truyền nhiễm mà sinh vật gây bệnh có thể sống được trong nước thì giải

pháp phòng ngừa hiệu quả là quản lý tốt phân rác thải, sống hợp vệ sinh, ăn chín uống sơi...

Một phần của tài liệu Giáo trình tài nguyên nước nguyễn thị phương loan (Trang 70 - 71)