CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ
1.3.3. Nhận dạng biến cố
Biến cố là một sự cố xảy ra bắt nguồn từ các yếu tố bên trong (cơ sở vật chất, nhân sự, chu trình, áp dụng khoa học kỹ thuật,..) hoặc bên ngồi (mơi trường kinh tế, mơi trường tự nhiên, các yếu tố chính trị, cơng nghệ...) ảnh hưởng tốt hoặc xấu đến việc đạt mục tiêu được thiết lập.
Khi nhận dạng biến cố, ban quản trị cần xem xét tất cả các biến cố tiềm ẩn từ các yếu tố bên trong và bên ngồi đơn vị. Từ đó, các nhà quản trị tiến hành đánh giá ảnh hưởng của các biến cố, cần xây dựng biện pháp đối phó nếu biến cố là rủi ro
hoặc cân nhắc điều chỉnh chiến lược và hệ thống mục tiêu nếu biến cố là cơ hội. Việc nhận diện biến cố cần được thực hiện ở mọi cấp độ trong tổ chức.
Các biến cố không xuất hiện tách biệt, thơng thuờng một biến cố này sẽ kích hoạt biến cố khác hoặc các biến cố cùng đồng thời xuất hiện, điều này đòi hỏi các nhà quản trị cần phải xác định và đánh giá mối quan hệ giữa các biến cố để việc QTRR được định hướng tốt nhất.
Hiện nay, có nhiều phương pháp để nhận dạng các biến cố như phỏng vấn chuyên gia liên quan đến vấn đề, động não, Delphi, kỹ thuật nhóm được chỉ định, miếng giấy nhỏ của Crawford… Doanh nghiệp cần lựa chọn phương pháp phù hợp với điều kiện và tính chất của biến cố.
Để có được q trình nhận dạng biến cố hiệu quả, các nhà quản lý cần phải xác định các biến cố theo nguồn gốc phát sinh, phân loại theo hệ thống chi tiết nhất quán, xác định theo viễn cảnh, thu thập dữ liệu một cách phù hợp, xác định tần suất và mức độ một cách rõ ràng.