Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn SCB – chi nhánh phạm ngọc thạch (Trang 27 - 31)

6. Kết cấu luận văn

1.1. Tổng quan lý thuyết về tín dụng, chất lượng tín dụng và doanh nghiệp nhỏ và

1.1.4. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng ngân hàng

Theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN, quyết định 18/2007/QĐ-NHNN và Thơng tư 02/2013/TT-NHNN có bảng chỉ tiêu đánh giá chất lượng hoạt động của các tổ chức tín dụng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đưa ra, chất lượng tín dụng được đánh giá căn cứ vào các chỉ tiêu như chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ sinh lời, chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn. Cụ thể như sau:

- Tỷ lệ nợ quá hạn:

Nợ quá hạn là hiện tượng phát sinh từ mối quan hệ tín dụng khơng hồn hảo khi người đi vay không thực hiện được nghĩa vụ trả nợ của mình cho Ngân hàng đúng hạn.

Tỷ lệ nợ quá hạn là tỷ lệ phần trăm giữa nợ quá hạn và tổng sư nợ của ngân hàng thương mại ở một thời điểm nhất định, thường là cuối tháng, cuối quý, cuối năm. Tỷ lệ nợ quá hạn này được tính như sau:

Tỷ lệ nợ quá hạn = × 100%.

Phần lớn các khoản nợ quá hạn là các khoản nợ có vấn đề có khả năng mất vốn. Cũng chính vì vậy nên tỷ lệ nợ quá hạn càng cao thì Ngân hàng thương mại càng gặp khó khắn trong kinh doanh vì sẽ có nguy cơ mất vốn, mất khả năng thanh toán và giảm lợi nhuận, tức là tỷ lệ nợ quá hạn càng cao, chất lượng tín dụng càng thấp. Ta có thể thấy chất lượng tín dụng tạo nên từ chính sự an tồn, bởi về mặt bản chất thì Tín dụng là sự hồn trả, do đó tính an tồn là yếu tố quan trọng bậc nhất để cấu thành chất lượng tín dụng.

Chỉ tiêu này phản ánh khái quát về tình hình nợ quá hạn của Ngân hàng trong quá trình cho vay. Chỉ tiêu này càng thấp thì hiệu quả hoạt động của Ngân hàng càng tốt và ngược lại. Ta có thể thấy Ngân hàng đang gặp nhiều rủi ro khi thấy chỉ tiêu này cao. Tuy nhiên, trong thực tế, do những rủi ro trong hoạt động tín dụng nói chung và hoạt động tín dụng của Ngân hàng là khơng thể tránh khỏi. Vì vậy, chấp nhận một tỷ lệ nợ quá hạn nhất định được coi như giới hạn an toàn. Theo khuyến nghị của Ngân hàng Thế giới, tỷ lệ này nên ở mức dưới 5% là có thể chấp nhận được.

Tỷ lệ nợ quá hạn có ý nghĩa là: Cho ta biết trong một đồng dư nợ có bao nhiêu đồng là nợ quá hạn. Nợ quá hạn là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và hoặc lãi đã quá hạn. Tỷ lệ nợ quá hạn cao chứng tỏ chất lượng tín dụng thấp. Ngân hàng cần có các biện pháp kiểm tra, giám sát các khoản vay của mình thật chặt chẽ nhằm nâng cao chất lượng tín dụng.

Mục tiêu phấn đấu của ngân hàng thương mại là không để xảy ra nợ quá hạn. Tuy nhiên trong thực tế điều này rất khó thực hiện, vì vậy khi đánh giá về chất lượng tín dụng cần phải xem xét đến nợ quá hạn.

- Tỷ lệ nợ xấu

Theo Điều 4 trong Nghị quyết xử lý nợ xấu các TCTD mới được Quốc hội thông qua, nợ xấu cuối cùng đã được xác định là khoản nợ xấu hình thành trước ngày 15/8/2017. Theo đó, nợ xấu là các khoản nợ thuộc nhóm 3, 4 và 5:

Nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn, bao gồm:

+ Các khoản nợ quá hạn từ 90 ngày đến dưới 180 ngày;

+ Các khản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại.

Nhóm 4: Nợ nghi ngờ bao gồm:

+ Các khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày;

+ Các khoản nợ cơ cấu lại thời gian trả nợ quá hạn từ 90 đến 180 ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại.

Nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn: + Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày;

+ Các khoản nợ khoanh chờ Chính Phủ xử lý;

+ Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn trên 180 ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại.

Công thức:

Tỷ lệ nợ xấu = × 100%

Ý nghĩa: Tỷ lệ nợ xấu cho ta biết trong một đồng dư nợ có bao nhiêu đồng là nợ xấu. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ là tỷ lệ đánh giá chất lượng tín dụng của tổ chức tín dụng. Nợ xấu có độ rủi ro rất cao, khả năng thu hồi vốn là tương đối khó, khoản vốn của ngân hàng lúc này khơng cịn là rủi ro nữa, mà đã gây thiệt hại cho ngân hàng. Đây là kết quả trực tiếp biểu hiện chất lượng của khoản tín dụng cấp cho khách hàng. Một ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu cao chứng tỏ chất lượng tín dụng của ngân hàng là rất thấp và lúc này cần phải xem xét lại toàn bộ hoạt động tín dụng của mình nếu khơng hậu quả khó lường trước được.

Ta có thể thấy rằng, chỉ tiêu nợ quá hạn, nợ xấu là chỉ tiêu rất quan trọng để đánh giá chất lượng hoạt động cho vay của ngân hàng. Để đảm bảo hoạt động của ngân hàng được an tồn và hiệu quả, thì việc quan trọng là phải khống chế tỷ lệ nợ xấu dưới một mức nào đó. Các ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu trên 7% được xem là ngân

hàng có chất lượng tín dụng kém. Tỷ lệ nợ xấu dưới 5% là tỷ lệ tốt mà các ngân hàng chấp nhận được.

- Tỷ lệ sinh lời của tín dụng

Chỉ tiêu tỷ lệ sinh lời của tín dụng phản ánh khả năng sinh lời của hoạt động tín dụng, cho biết số tiền lãi thu được trên 100 đồng dư nợ là bao nhiêu. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ chất lượng tín dụng càng tốt.

Chỉ tiêu này được tính theo cơng thức:

Tỷ lệ sinh lời của tín dụng = × 100%

- Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn

Phân tích cơ cấu cho vay trong tổng nguồn vốn huy động là việc xem xét đánh giá tỷ trọng cho vay đã phù hợp với khả năng đáp ứng của bản thân Ngân hàng cũng như đòi hỏi về vốn của nền kinh tế chưa. Từ đó, các ngân hàng thương mại có thể biết được khả năng mở rộng tín dụng của mình. Từ đó, quyết định quy mơ, tỷ trọng đầu tư vào các lĩnh vực một cách hợp lý để vừa đảm bảo an toàn vốn cho vay, vừa có thể thu lại lợi nhuận cao nhất có thể. Chỉ tiêu này phản ánh mối tương quan giữa dư nợ cho vay và nguồn vốn huy động. Nếu tiền gửi ít hơn tiền vay thì ngân hàng phải tìm kiếm nguồn vốn có chi phí cao hơn, cịn nếu tiền gửi nhiều hơn tiền cho vay thì ngân hàng sẽ rơi vào tình trạng thừa vốn.

Cơng thức:

Hiệu suất sử dụng vốn =

Hiệu suất sử dụng vốn nói lên khả năng cho vay vốn so với tổng nguồn vốn của Ngân hàng. Chỉ tiêu này càng cao thì hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng có thể ngày càng cao và ngược lại. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần kết hợp với các chỉ tiêu khác để đánh giá một cách tổng quát, không chỉ dựa trên cơ sở chỉ tiêu trên để đánh giá hiệu quả tín dụng của Ngân hàng. Bởi vì, đánh giá như vậy là phiến diện, sẽ dễ dẫn đến đánh giá sai. Chẳng hạn, tỷ lệ nợ quá hạn cao trong khi hiệu suất

sử dụng vốn cũng cao thì hiệu quả hoạt động tín dụng của NHPT chưa chắc đã cao, thậm chí cịn thấp.

Ý nghĩa: Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn cho ta biết trong một đồng vốn huy động được thì bao nhiêu đồng được sử dụng trong cho vay. Đây là chỉ tiêu phản ánh quy mô, khả năng tận dụng nguồn vốn trong cho vay của các ngân hàng thương mại. Hiệu suất sử dụng càng cao thì hoạt động kinh doanh ngày càng có hiệu quả và ngược lại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn SCB – chi nhánh phạm ngọc thạch (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)