6. Kết cấu luận văn
2.7. Xác định nguyên nhân vấn đề
Từ tình hình thực tế về hoạt động tín dụng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ và từ kết quả phỏng vấn với lãnh đạo ngân hàng TMCP Sài Gòn SCB – Chi nhánh Phạm Ngọc Thạch đã nêu, tác giả đã xác định được nguyên nhân của vấn đề như sau:
2.7.1. Nguyên nhân chủ quan
Thứ nhất, quy trình cho vay của ngân hàng SCB- Chi nhánh Phạm Ngọc
Thạch còn nhiều bất cập. Trong những năm gần đây, quy trình cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ đã có những thay đổi cáng kể, tuy nhiên vẫn chưa đạt đến độ hợp lý tối đa cho khách hàng. Chỉ có những khách hàng trung thành với chi nhánh mới có thời gian xét duyệt một cách hợp lý bởi vì đã có sẵn hồ sơ từ những lần vay trước, đối với các hàng mới có nhu cầu vay vốn thực sự nhưng lại không đáp ứng được các thủ tục, giấy tờ cần thiết, do vậy đã bỏ lỡ cơ hội trở thành khách hàng thật sự của chi nhánh, hơn nữa thời gian chi nhánh Phạm Ngọc Thạch xét duyệt tín dụng cịn kéo dài, có thể kéo dài tới 10 ngày, thậm chí là 60 ngày như trên.
Thứ hai, chính sách tín dụng của chi nhánh chưa phù hợp, hình thức cho vay
tại chi nhánh Phạm Ngọc Thạch chưa thực sự đa dạng và phong phú. Khi khách hàng đến vay vốn, chi nhánh hướng khách hàng cho vay theo hạn mức và cho vay trực tiếp từng lần. Điều này giúp cho chi nhánh Phạm Ngọc Thạch sẽ quản lý các khoản cho vay một cách nghiêm ngặt hơn, tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng được các yêu cầu của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cụ thể là: điều kiện vay vốn của chi nhánh còn quá tập trung về TSĐB, mặc dù việc này đảm bảo có thể thu hồi vốn của chi nhánh, tuy nhiên lại tạo ra rào cản lớn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ khi muốn tiếp cận vốn vay. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ muốn vay vốn ở chi nhánh thường phải có tài sản bảo đảm để thế chấp hoặc cầm cố.
Thứ ba, ngân hàng SCB- Chi nhánh Phạm Ngọc Thạch luôn tập trung với
việc cho vay đối với các khách hàng, đặc biệt là các doanh nghiệp lớn. Các doanh nghiệp lớn nhận được sự hỗ trợ và bảo lãnh của nhà nước, có quy mơ lớn và dễ nắm bắt được thơng tin nên việc cho các doanh nghiệp lớn vay vốn được coi là an toàn. Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ với quy mô nhỏ và khả năng tài chính cịn hạn chế nên cho vay DNVVN sẽ có nhiều rủi ro hơn. Do vây, ngân hàng SCB- Chi nhánh Phạm Ngọc Thạch còn lưỡng lự khi cho các DNVVN vay.
Thứ tư, đội ngũ lao động tại chi nhánh Phạm Ngọc Thạch còn có một số
rõ về sự quan trọng trong việc phát triển và tạo mối quan hệ đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, ý thức nghề nghiệp của cán bộ chưa cao gây ảnh hưởng đến quá trình giám sát tín dụng và thẩm định điều kiện cho vay đối với các DNNVV. Bên cạnh đó, việc phân cơng cơng tác trong ngân hàng cịn nhiều vướng mắc như: tại chi nhánh Phạm Ngọc Thạch, bộ phận khách hàng định chế tài chính, khách hàng doanh nghiệp lớn và bộ phận khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa-SME tập trung trong cùng bộ phận khách hàng doanh nghiệp mà chưa có bộ phận phụ trách riêng. Vì vậy, từ việc nghiên cứu sản phẩm, cung cấp tín dụng đến việc quản lý các khoản vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa-SME, chưa có bộ phận chuyên trách riêng khiến khả năng phát triển hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ còn gặp rất nhiều vướng mắc.
Thứ năm, ngân hàng SCB- Chi nhánh Phạm Ngọc Thạch chưa thật sự chú
trọng đến việc quảng bá các sản phẩm tín dụng, thiếu liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Bên cạnh đó, chi nhánh cũng chưa tập trung nghiên cứu, tìm hiểu về đối tượng khách hàng để đưa ra các dịch vụ tín dụng phù hợp với đối tượng là doanh nghiệp nhỏ và vừa. Do đó, chi nhánh vẫn tồn đọng vốn trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa thiếu vốn sản xuất kinh doanh.
2.7.2. Nguyên nhân khách quan
Thứ nhất, việc tiếp cận với nguồn vốn tín dụng của các DNVVN vẫn cịn khó
khăn. Nguyên nhân nếu một ngân hàng muốn cho một doanh nghiệp vay vốn thì u cầu doanh nghiệp đó phải có các điều kiện cần thiết nhằm bảo đảm an toàn trả nợ, chẳng hạn như: tài sản thế chấp, cầm cố hoặc các phương án trả nợ. Trong khi đó các doanh nghiệp vừa và nhỏ với giá trị tài sản và quy mô vốn chủ sở hữu thấp nên không thể đáp ứng yêu cầu về tài sản bảo đảm từ phía chi nhánh. Thêm vào đó, các doanh nghiệp vừa và nhỏ còn nhiều hạn chế về mặt tài chính, do vậy việc nhận được sự bảo lãnh trong quan hệ tín dụng cũng trở nên khó khăn hơn.
Thứ hai, nguyên nhân khiến cho việc tiếp cận vốn tín dụng của các DNVVN
cịn nhiều khó khản cũng xuất phát từ bản thân các DNVVN. Doanh nghiệp khơng nắm rõ về cơ chế tín dụng tại ngân hàng, có tâm lý e ngại về thủ tục vay vốn của
ngân hàng, việc xử lý cho vay của ngân hàng cũng gặp nhiều khó khăn. Đa số các DNVVN thiết lập thủ tục vay vốn cua ngân hàng SCB- Chi nhánh Phạm Ngọc Thạch không đúng theo quy định mà chi nhánh yêu cầu.
Thứ ba, năng lực quản lý kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa
cao, đội ngũ cán bộ nhân viên còn thiếu kinh nghiệm, chuyên môn. Điều này ảnh hưởng đến quá trình sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, khiến cho khả năng sinh lời thấp. Một số doanh nghiệp cố tình chiếm dụng vốn của ngân hàng và đối tác, làm giấy tờ giả mạo, xin vay rồi bỏ trốn. Chính những vấn đề như vậy khiến cho uy tín của các DNVVN đối với ngân hàng SCB- Chi nhánh Phạm Ngọc Thạch bị giảm xuống.
Thứ tư, các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng chưa thực hiện nghiêm túc các
pháp lệnh kế tốn thống kê, báo cáo tài chính vẫn cịn nhiều sai sót khơng đúng với tình hình thực tế, khiến cho ngân hàng SCB- Chi nhánh Phạm Ngọc Thạch gặp nhiều khó khăn trong q trình thẩm định, xét duyệt cho vay. Nhiều doanh nghiệp muốn đạt được mục đích vay vốn đã cố tình làm giấy tờ giả hoặc báo cáo sai thực tế khiến cho việc kinh doanh sản xuất của các doanh nghiệp bị thua lỗ, khơng trả được nợ cho chi nhánh. Vì vậy, tỷ lệ rủi ro tín dụng trong q trình cấp tín dụng cho các doanh nghiệp này tương đối cao.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Trong chương 2, tác giả đã giới thiệu tổng quan về Ngân hàng TMCP Sài Gòn, về SCB Phạm Ngọc Thạch, đồng thời đánh giá về tình hình hoạt động, về kết quả kinh doanh của Ngân hàng SCB – chi nhánh Phạm Ngọc Thạch, trong đó tập trung vào các chỉ tiêu đối với DNNVV. Tác giả đã phân tích thực trạng chất lượng tín dụng dựa trên dữ liệu thứ cấp tại Ngân hàng và dựa trên kết quả phỏng vấn các chuyên gia để đưa ra các phân tích cụ thể các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng cho DNNVV tại chi nhánh. Bên cạnh những kết quả đạt được, tại Chi nhánh vẫn tồn đọng nhiều hạn chế làm ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng. Từ những phân tích trên, tác giả đã rút ra những kết luận về phương hướng giải quyết cho các vấn đề. Và những giải pháp cụ thể sẽ được trình bày trong chương 3.
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA-SME TẠI NGÂN HÀNG TMCP