6. Kết cấu luận văn
2.5. Phân tích các nhân tố tác động đến chất lượng tín dụng đối với DNVVN tạ
2.5.2. Chiến lược phát triển chung của ngân hàng SCB
Trong Phần thứ 3 và Phần thứ 4 của Quy chế cấp tín dụng của ngân hàng (Quyết định số 15/2018/QĐ-SCB-HĐQT về việc ban hành Quy chế cấp tín dụng của Ngân hàng TMCP Sài Gòn ngày 31/07/2018) đã nêu rõ các nguyên tắc trong hoạt động cấp tín dụng và chính sách tín dụng, đó cũng là chiến lược phát triển chung của toàn hệ thống với 6 nguyên tắc sau: Nguyên tắc Tuân thủ; Nguyên tắc
lựa chọn khách hàng; Nguyên tắc Thỏa thuận; Nguyên tắc Thận trọng; Nguyên tắc phân quyền; Nguyên tắc kiểm tra giám sát sử dụng vốn.
Về mục tiêu của hoạt động tín dụng:
- Tăng trưởng tín dụng hiệu quả, an toàn, phân tán rủi ro, phát triển bền vững và phù hợp với nguyên tắc trong hoạt động cấp tín dụng của SCB.
- Tạo nguồn thu nhập cho SCB và phát triển các sản phẩm dịch vụ bán chéo.
- Phấn đấu trở thành một trong những ngân hàng bán lẻ hàng đầu tại Việt Nam cung cấp các sản phẩm, dịch vụ và về giải pháp tài chính đa năng cho nhiều đối tượng khách hàng.
- Chú trọng cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh, thương mại, dịch vụ, tiêu dùng và cho vay các ngành nghề, lĩnh vực ưu tiên theo định hướng của Chính Phủ và NHNN; giảm dần tỷ trọng cho vãy lĩnh vực bất động sản.
- Xây dựng, triển khai, phát triển và hồn thiện các sản phẩm tín dụng, nâng cao chất lượng, hiệu quả, đáp ứng nhu cầu hợp lý của khách hàng, hướng dẫn theo thông lệ quốc tế, đồng thời thúc đẩy đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ.
- Xử lý các khoản nợ xấu, nợ quá hạn một cách hiệu quả, tăng tỷ lệ tài sản sinh lời trên tổng tài sản của SCB một cách bền vững và kiểm soát tỷ lệ nợ xấu dưới 3% theo quy định của NHNN.
Về định hướng hoạt động tín dụng xác định thị trường mục tiêu theo đối tượng khách hàng như sau:
- Doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu, có khả năng cạnh tranh lâu dài, sử dụng nhiều sản phẩm dịch vụ của SCB.
- Cá nhân, hộ gia đình có đăng ký kinh doanh, chú trọng đến tiểu thương tại các khu đô thị, khu thương mại, chợ.
- Cán bộ nhân viên có nghề nghiệp chun mơn và cơng tác trong các ngành có thu nhập ổn định
Về định hướng trong giai đoạn 2020 - 2025: ngân hàng SCB phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh; chuyển dịch cơ cấu tài sản nợ - có theo hướng bền vững, an toàn, hiệu quả; chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu, mơ hình hoạt
động theo mục tiêu phát triển hoạt động bán lẻ, khách hàng SME, FDI; cơ cấu và nền khách hàng ổn định… tạo tiền đề vững chắc cho việc hoàn thành phương án tái cơ cấu giai đoạn này. Đến 2025, hệ thống phấn đấu hoàn thành tồn diện 10/10 chỉ tiêu đã đề ra, trong đó: tổng tài sản đạt trên 983.000 tỷ đồng, tăng trưởng bình quân 17,2% so với giai đoạn 2015 - 2020, giữ vững vị thế là một trong ngân hàng thương mại có quy mơ tài sản lớn nhất Việt Nam; với tổng nguồn vốn huy động đạt trên 202.000 tỷ đồng, tăng trưởng gần 8%; Tổng quy mơ tín dụng và đầu tư đạt trên 214.000 tỷ đồng, tăng trưởng 6,8%; Chênh lệch thu chi tăng trưởng 12%; Lợi nhuận trước thuế riêng khối doanh nghiệp đạt 1.625 tỷ đồng, tăng trưởng 12%; Lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt trên 8.959 tỷ đồng;
Với chiến lược đã đề ra trong giai đoạn 2015 – 2020 và trong giai đoạn sắp tới, đặt trọng tâm vào đối tượng DNNVV làm nền tảng bền vững cho sự phát triển và thịnh vượng chung của ngân hàng thì các chính sách, quy định cũng sẽ được nới lỏng, góp phần cạnh tranh lành mạnh với các đối thủ cạnh tranh, tạo điểm khác biệt để thu hút các DNNVV có nguồn lực tài chính mạnh, hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả về tại ngân hàng, nâng cao chất lượng tín dụng của hệ thống ngân hàng nói chung và của chi nhánh Phạm Ngọc Thạch nói riêng.