Chất lượng tín dụng theo nhóm nợ qua các năm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn SCB – chi nhánh phạm ngọc thạch (Trang 62)

(đơn vị: tỷ đồng) Chỉ tiêu 2016 2017 2018 Tăng trưởng 2017/20 16 Tăng trưởng 2018/2 017 Dư nợ (tỷ đồng) Tỷ trọng Dư nợ (tỷ đồng) Tỷ trọng Dư nợ (tỷ đồng) Tỷ trọng Nợ nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) 2.324 93,36% 2.160 93,21% 2.441 95,23% -7% 13% Nợ quá hạn 92 3,70% 156 6,73% 79 3,09% 69% -49% Nợ xấu 73 2,94% 1 0,06% 43 1,68% -98% 2997% Tổng cộng 2.489 100% 2.317 100% 2.563 100% -7% 11% (Nguồn: Phòng hành chính – chi nhánh Phạm Ngọc Thạch)

+ Dư nợ xấu: nhìn chung, tình hình tồn đọng nợ xấu đã được cải thiện, tỷ trọng

nợ xấu đã giảm vào năm 2017. Tuy nhiên, đến năm 2018, nợ xấu đã tăng lên đáng kể so với 2017 nhưng nợ xấu vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng dư nợ.

+ Nợ nhóm 1 và nợ nhóm 2: Một số mặt hàng nông sản, sắt thép của các công ty đang có quan hệ tín dụng tại chi nhánh tiêu thụ chậm, nợ đọng vốn trong quá trình đầu tư xây dựng cơ bản kéo dài, vì vậy đã phát sinh nợ nhóm 2 là 156 tỷ đồng và nợ xấu là 1 tỷ đồng trong năm 2017. Đến năm 2018, nợ quá hạn giảm còn 79 tỷ đồng (giảm 49%) nhưng nợ xấu lại tăng lên 43 tỷ đồng (tăng 2997%) so với năm 2017. Đây là tình trạng đáng báo động của ngân hàng SCB- Chi nhánh Phạm Ngọc Thạch. Do vậy, chi nhánh cần phải có các biện pháp phù hợp giúp cho hoạt động cho vay ngày càng phát triển, đạt mức dư nợ thấp nhất có thể.

2.3.2. Tốc độ tăng trưởng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa-SME tại ngân hàng SCB - Chi nhánh Phạm Ngọc Thạch ngân hàng SCB - Chi nhánh Phạm Ngọc Thạch

Trong giai đoạn từ 2016-2018, mức tăng trưởng tín dụng của ngân hàng SCB- Chi nhánh Phạm Ngọc Thạch là không đồng đều, năm 2016 là tăng 48,2%, năm 2017 là giảm 16,7%, đến năm 2018 là tăng 11%. Năm 2017, chi nhánh đạt mức tăng trưởng tín dụng âm, điều này chứng tỏ quy mơ tín dụng giảm so với các năm trước. Tuy nhiên, đến năm 2018, tình hình tín dụng đã tăng lên đáng kể. Mức tăng trưởng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa-SME trong giai đoạn 2016-

2018 có khả quan hơn, năm 2016 là 28,1%, năm 2017 là 29%, năm 2018 là - 2%. Năm 2017, mức tăng trưởng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa-SME của chi nhánh Phạm Ngọc Thạch lại tăng, trong khi mức tăng trưởng tín dụng của tồn chi nhánh giảm. Điều này chứng tỏ, chi nhánh Phạm Ngọc Thạch rất quan tâm tới việc cấp tín dụng cho các đối tượng doanh nghiệp nhỏ và vừa-SME. Tuy nhiên, đến năm 2018, mức tăng trưởng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa-SME là - 2%, chứng tỏ quy mơ tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa-SME giảm so với năm trước.

Dưới đây là biểu đồ thể hiện mức độ tăng trưởng tín dụng chung của toàn chi nhánh Phạm Ngọc Thạch và tốc độ tăng trưởng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Hình 2.1: Tốc độ tăng trưởng tín dụng tồn chi nhánh và tốc độ tăng trưởng tín dụng đối với DNVVN

Có thể nói rằng mức tăng trưởng tín dụng tại ngân hàng SCB – Chi nhánh Phạm Ngọc Thạch là khơng ổn định, vì vậy chi nhánh cần phải đưa ra các biện pháp nhằm

thu hút được nhiều khách hàng, bao gồm: giới thiệu sản phẩm, tăng cường quảng cáo, vv... Bên cạnh đó, chi nhánh Phạm Ngọc Thạch cần có các chính những chính sách tiếp cận nhiều hơn, cũng cố mối quan hệ với các khách hàng cũ và tạo mối quan hệ tốt với nhiều khách hàng mới nhằm nâng cao chất lượng tín dụng hơn nữa.

2.3.3. Cơng tác huy động vốn tại SCB- chi nhánh Phạm Ngọc Thạch

Nhìn chung, trong những năm gần đây, tỷ lệ tăng trưởng huy động vốn của ngân hàng SCB - Chi nhánh Phạm Ngọc Thạch đều đạt mức trên 12%.

Đến ngày 31/12/2017, tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh đạt 2.821 tỷ đồng so với cùng kỳ năm trước tăng 2,16%, trong đó tiền gửi VND là 1.952 tỷ, tăng 0,7%, tiền gửi ngoại tệ là 869 tỷ, tăng 21%.

Cuối năm 2018, tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh tăng 11,2% so với cùng kỳ năm 2017, trong đó tiền gửi VND là 2.067 tỷ đồng, tăng 12,46%, tiền gửi ngoại tệ là 973 tỷ, tăng 0,2%.

Có thể thấy rằng chi nhánh Phạm Ngọc Thạch đã thực hiện hiệu quả công tác huy động vốn theo xu hướng tăng dần đều. Nguồn tiền gửi VND thường chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu huy động vốn của chi nhánh Phạm Ngọc Thạch. Tuy nhiên, năm 2017 và 2018 cũng có sự thay đổi lớn và trái ngược trong cơ cấu tổng nguồn vốn huy động. Năm 2017, do sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng và ảnh hưởng của việc tăng lãi suất FED khiến cho lãi suất huy động vốn VND luôn không ổn định tiền gửi VND tăng rất ít chỉ với 0,7%, trong khi huy động ngoại tệ tăng mạnh khoảng 21%. Năm 2018, FED cắt giảm lãi suất làm giá tỷ đồng USD giảm, ngân hàng SCB- Chi nhánh Phạm Ngọc Thạch cũng hạn chế mua ngoại tệ vào, vì vậy huy động ngoại tể chỉ tăng 0,2% so với năm trước, tuy nhiên huy động vốn VNĐ lại tăng mạnh hơn.

Bảng 2.4: Cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng SCB - Chi nhánh Phạm Ngọc Thạch

(đơn vị: tỷ đồng)

Chỉ tiêu

2016 2017 2018

Số tiền Số tiền 2017/2016 Số tiền 2018/2017 NV huy động từ các TCKT 2.021 1.927 -3% 2.421 +30,03%

NV huy động từ dân cư 2.242 2.361 +11% 2.316 -2%

Tổng NV 4.263 4.288 +4,1% 4.737 + 11,4%

(Nguồn: báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của chi nhánh qua các năm 2016- 2018)

Năm 2017, nguồn vốn huy động từ dân cư tăng 11% so với năm 2016, tuy nhiên đến năm 2018 lại giảm 2% so với năm 2017. Nguyên nhân nguồn vốn huy động từ dân cư giảm là do tình hình lạm phát tăng cao làm cho đồng tiền mất giá, do vậy khi các nhà đầu tư gửi tiền tiết kiệm khơng cịn là sự hấp dẫn nữa. Nhiều khách hàng đầu tư nguồn vốn nhàn rỗi vào thị trường bất động sản thay vì gửi tiền ở ngân hàng khiến cho nguồn huy động của dân cư giảm.

Năm 2017, nguồn vốn huy động từ tổ chức kinh tế giảm 3% so với năm 2016, nhưng đến năm 2018 lại tăng đột biến 30,03 % so với năm 2017. Nguồn tiền gửi từ các tổ chức kinh tế là những nguồn tiền lớn, vì vậy ngân hàng SCB- Chi nhánh Phạm Ngọc Thạch cũng rất chú trọng đến việc huy động nguồn tiền từ các tổ chức kinh tế.

2.3.4. Tình hình dư nợ tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa-SME tại SCB, chi nhánh Phạm Ngọc Thạch chi nhánh Phạm Ngọc Thạch

Trong những năm gần đây, ngân hàng SCB- Chi nhánh Phạm Ngọc Thạch đã chú trọng hơn tới đối tượng khách hàng chính là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Vì vậy, trong tổng dư nợ của chi nhánh, tỷ trọng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ ngày càng tăng dần. Tính đến tháng 12 năm 2018, tổng dư nợ tồn phịng khách hàng doanh nghiệp là 178.45 tỷ.

 Dư nợ tín dụng chia theo thời hạn

Bảng 2.5: Dư nợ tín dụng đối với DNVVN chia theo thời hạn

Chỉ tiêu 2016 2017 2018 Tăng trưởng 2017/2016 Tăng trưởng 2018/2 017 Dư nợ (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Dư nợ (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Dư nợ (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Dư nợ ngắn hạn 166 61% 242 69% 261 76% 46% 8% Dư nợ trung hạn 73 27% 77 22% 65 19% 5% -16% Dư nợ dài hạn 33 12% 32 9% 17 5% -3% -46% Tổng cộng 272 100% 351 100% 343 100% 29% -2% (Nguồn: Phòng KHDN – chi nhánh Phạm Ngọc Thạch)

Nhìn chung, xét về cơ cấu dư nợ theo thời hạn thì tỷ lệ dư nợ ngắn hạn ln chiếm tỷ trọng cao hơn so với dư nợ trung hạn và dài hạn. Tuy nhiên, đối với các khoản vay trung dài hạn có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn so với dư nợ ngắn hạn. năm 2016 là 39%, năm 2017 là 31%, năm 2018 là 24%. Ngân hàng duy trì tỷ trọng dư nợ ngắn hạn ở mức cao hơn so với dư nợ trung và dài hạn. Điều này chứng tỏ ngân hàng SCB - Chi nhánh Phạm Ngọc Thạch ln tăng cường kiểm sốt tăng trưởng hoạt động tín dụng, đặc biệt đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ với mục đích nâng cao chất lượng tín dụng và giảm thiểu rủi ro. Bên cạnh đó, chi nhánh cũng tập trung vào việc mở rộng tín dụng. Do đó, các khoản tín dụng trung và dài hạn tăng trưởng với tốc độ nhanh chóng, phù hợp với mục tiêu, chiến lược phát triển của chi nhánh.

 Dư nợ tín dụng theo tài sản đảm bảo

Trong những năm gần đây, cơ cấu dư nợ của ngân hàng SCB- Chi nhánh Phạm Ngọc Thạch có nhiều thay đổi. Đặc biệt, năm 2016 là năm bắt đầu thực hiện các QĐ số 070, 071, 072/HĐQT ngày 02/02/2016 của HĐQT ngân hàng TMCP Sài Gịn SCB ban hành với mục đích là tăng cường chất lượng tín dụng thơng qua việc nâng cao các tiêu chuẩn tín dụng sàng lọc khách hàng. Mục đích của các tiêu chuẩn

này là nhằm thắt chặt hơn các quy định liên quan đến việc cho vay giúp hạn chế rủi ro tín dụng, có thể xảy ra ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động kinh doanh của chi nhánh Phạm Ngọc Thạch. Do vậy, có sự thay đổi đáng kể trong cơ cấu dư nợ theo tài sản đảm bảo tại ngân hàng SCB - Chi nhánh Phạm Ngọc Thạch và các doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN). Bảng 2.6: Dư nợ tín dụng theo TSĐB Chỉ tiêu 2016 2017 2018 Dư nợ (tỷ đồng) Tỷ trọng Dư nợ (tỷ đồng) Tỷ trọng Dư nợ (tỷ đồng) Tỷ trọng Dư nợ có TSĐB 2.004 80,5% 1.895 81,8% 2.204 86% Dư nợ khơng có TSĐB 485 19,5% 422 18,2% 359 14% Tổng cộng 2.489 100% 2.317 100% 2.563 100% (Nguồn: phòng KHDN – chi nhánh Phạm Ngọc Thạch)

Từ bảng trên, có thể thấy rằng tỷ lệ cho vay khơng có tài sản đảm bảo ngày càng giảm. Nguyên nhân là do ngân hàng SCB- Chi nhánh Phạm Ngọc Thạch chỉ tập trung vào việc cho vay có tài sản bảo đảm, đặc biệt chú trong đối với các khoản vay có tài sản bảo đảm cố tình gia tăng thanh khoản để đảm bảo an tồn cho việc thu hồi nợ.

2.4. Thực trạng chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa-SME tại SCB, chi nhánh Phạm Ngọc Thạch SCB, chi nhánh Phạm Ngọc Thạch

2.4.1. Chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn

Tỷ lệ nợ quá hạn là một trong những yếu tố quan trọng nhằm phân tích, đánh giá chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa-SME tại các ngân hàng nói chung và ngân hàng SCB- Chi nhánh Phạm Ngọc Thạch nói riêng. Nợ quá hạn là điều tất yếu và không thể tránh khỏi đối vơi ngân hàng hoạt động trong lĩnh vực tín dụng. Điều quan trọng và cần thiết đối với các ngân hàng là giảm tỷ lệ nợ quá hạn tới mức thấp nhất. Chất lượng tín dụng được đánh giá là tốt đối với một ngân hàng đều có tỷ lệ từ 1-2%.

Dưới đây là tình hình nợ quá hạn tại ngân hàng SCB- Chi nhánh Phạm Ngọc Thạch:

Bảng 2.7: Tình hình nợ quá hạn giai đoạn 2016-2018

(đơn vị: tỷ đồng) Chỉ tiêu 2016 2017 2018 Chi nhánh DNNVV Chi nhánh DNNVV Chi nhánh DNNVV Tổng dư nợ 2.489 272 2.317 351 2.563 343 Nợ quá hạn 92 15 110 18 79 14 Tỷ lệ nợ quá hạn 3,70% 5,34% 4,73% 5,09% 3,09% 4,17% (Nguồn: phòng KHDN- chi nhánh Phạm Ngọc Thạch)

Bảng số liệu trên cho thấy tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ của ngân hàng SCB - Chi nhánh Phạm Ngọc Thạch là tương đối thấp. Nhìn chung, trong các năm vừa qua, dư nợ tín dụng của toàn chi nhánh đều tăng, đồng thời nợ quá hạn giảm đều thể hiện hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ của chi nhánh Phạm Ngọc Thạch tăng trưởng lành mạnh và đạt hiệu quả. Tuy nhiên, tỷ lệ nợ quá hạn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ lại cao hơn tỷ lệ nợ quá hạn chung của toàn chi nhánh. Điều này xảy ra là do hiệu quả kinh doanh thấp, tình hình tài chính và sản xuất của nhiều doanh nghiệp cịn nhiều khó khăn khiến cho nợ nần kéo dài, không giải quyết vốn kịp thời và trả nợ không đúng hạn cho ngân hàng SCB - Chi nhánh Phạm Ngọc Thạch.

Trong báo cáo tín dụng của ngân hàng SCB - Chi nhánh Phạm Ngọc Thạch trong các năm từ 2016-2018, có thể thấy tỷ lệ nợ quá hạn của chi nhánh nói chung và đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa-SME nói riêng ngày càng giảm. Nguyên nhân là do ban lãnh đạo của chi nhánh Phạm Ngọc Thạch đã rất chú trọng và luôn đưa ra các phương án tích cực như: triển khai thực hiện các giải pháp về nâng cao chất lượng tín dụng, đồng thời đánh giá về thực trạng dư nợ và chất lượng của từng đơn vị vay vốn, liên tục cho vay có TSĐB có tính thanh khoản cao cũng như đẩy mạnh công tác thu hồi nợ đã xử lý và nợ xấu.

0,00% 1,00% 2,00% 3,00% 4,00% 5,00% 6,00%

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Tỷ lệ nợ quá hạn của chi nhánh Tỷ lệ nợ quá hạn đối với DNVVN

Hình 2.2: Tỷ lệ nợ quá hạn chi nhánh và tỷ lệ quá hạn đối với DNVVN

Phòng khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ đã đóng góp rất đáng kể vào hoạt động thu nợ đã xử lý rủi ro của chi nhánh Phạm Ngọc Thạch. Tổng nợ xấu năm 2016 lên tới 53.9 tỷ, chủ yếu là các khoản nợ phát sinh từ trước năm 2015, nhiều doanh nghiệp vay vốn đã khơng cịn tồn tại, những doanh nghiệp còn đang hoạt động hầu hết đều chưa thốt khỏi tình trạng sản xuất yếu kém, khơng đủ tiền để trả nợ. Theo chỉ đạo của tổng giám đốc ngân hàng SCB, phòng khách hàng doanh nghiệp đã gấp rút, đẩy mạnh công tác xử lý và thu hổi nợ xấu. Do vậy, đến tháng 12 năm 2016 sau khi xử lý rủi ro, nợ xấu đã không cịn, và cũng khơng có nợ xấu phát sinh thêm năm 2017.

2.4.2. Chỉ tiêu tỷ lệ nợ xấu

Những khoản nợ quá hạn trên 360 ngày được coi là nợ có khả năng mất vốn. Ngồi tỷ lệ nợ q hạn thì tỷ lệ nợ xấu cũng là yếu tố quan trọng để đánh giá chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng. Tình hình nợ xấu đối với các DNNVV tại ngân hàng SCB - Chi nhánh Phạm Ngọc Thạch trong những năm gần đây được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.8: Tình hình nợ xấu

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu

2016 2017 2018

Chi nhánh DNNVV Chi nhánh DNNVV Chi nhánh DNNVV

Tổng dư nợ 2.489 272 2.317 351 2.563 343 Nợ xấu 16 2,5 12 2 14 3 Tỷ lệ nợ xấu 0,64% 0,92% 0,51% 0,53% 0,55% 0,82% (Nguồn: Phòng KHDN - Chi nhánh Phạm Ngọc Thạch)

Trước tình hình kinh tế và các hoạt động kinh doanh của ngân hàng phải đối mặt với nhiều khó khăn trong các năm vừa qua. Ngân hàng SCB- Chi nhánh Phạm Ngọc Thạch đã thắt chặt chính sách tiền tệ thắt chặt nhằm kiềm chế lạm phát đã ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản của ngân hàng, điều này khiến cho lãi suất tăng cao giúp huy động vốn và nâng cao lãi suất cho vay đối với nền kinh tế khiến cho kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ giảm sút. Những rắc rối trong sản xuất kinh doanh khiến cho các khoản vay trở thành nợ xấu. Tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng SCB - Chi nhánh Phạm Ngọc Thạch cụ thể như sau: năm 2016, tỷ lệ nợ xấu chiếm 0,64 %/ tổng dư nợ và giảm còn 0,51% vào năm 2017 và 0,55% vào năm 2018. Tuy nhiên, chỉ tiêu này ở mảng DNNVV lại cao hơn mức bình quân chung của chi nhánh. Chỉ tiêu này lần lượt là 0,92%; 0,53% và 0,82% qua các năm 2016 – 2018. Đây là vấn đề nhức nhối làm ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh chung của toàn chi nhánh.

2.4.3. Chỉ tiêu tỷ lệ sinh lời của tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn SCB – chi nhánh phạm ngọc thạch (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)