Chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn SCB – chi nhánh phạm ngọc thạch (Trang 67 - 69)

6. Kết cấu luận văn

2.4. Thực trạng chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa-SME tạ

2.4.1. Chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn

Tỷ lệ nợ quá hạn là một trong những yếu tố quan trọng nhằm phân tích, đánh giá chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa-SME tại các ngân hàng nói chung và ngân hàng SCB- Chi nhánh Phạm Ngọc Thạch nói riêng. Nợ quá hạn là điều tất yếu và không thể tránh khỏi đối vơi ngân hàng hoạt động trong lĩnh vực tín dụng. Điều quan trọng và cần thiết đối với các ngân hàng là giảm tỷ lệ nợ quá hạn tới mức thấp nhất. Chất lượng tín dụng được đánh giá là tốt đối với một ngân hàng đều có tỷ lệ từ 1-2%.

Dưới đây là tình hình nợ quá hạn tại ngân hàng SCB- Chi nhánh Phạm Ngọc Thạch:

Bảng 2.7: Tình hình nợ quá hạn giai đoạn 2016-2018

(đơn vị: tỷ đồng) Chỉ tiêu 2016 2017 2018 Chi nhánh DNNVV Chi nhánh DNNVV Chi nhánh DNNVV Tổng dư nợ 2.489 272 2.317 351 2.563 343 Nợ quá hạn 92 15 110 18 79 14 Tỷ lệ nợ quá hạn 3,70% 5,34% 4,73% 5,09% 3,09% 4,17% (Nguồn: phòng KHDN- chi nhánh Phạm Ngọc Thạch)

Bảng số liệu trên cho thấy tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ của ngân hàng SCB - Chi nhánh Phạm Ngọc Thạch là tương đối thấp. Nhìn chung, trong các năm vừa qua, dư nợ tín dụng của tồn chi nhánh đều tăng, đồng thời nợ quá hạn giảm đều thể hiện hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ của chi nhánh Phạm Ngọc Thạch tăng trưởng lành mạnh và đạt hiệu quả. Tuy nhiên, tỷ lệ nợ quá hạn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ lại cao hơn tỷ lệ nợ quá hạn chung của toàn chi nhánh. Điều này xảy ra là do hiệu quả kinh doanh thấp, tình hình tài chính và sản xuất của nhiều doanh nghiệp còn nhiều khó khăn khiến cho nợ nần kéo dài, không giải quyết vốn kịp thời và trả nợ không đúng hạn cho ngân hàng SCB - Chi nhánh Phạm Ngọc Thạch.

Trong báo cáo tín dụng của ngân hàng SCB - Chi nhánh Phạm Ngọc Thạch trong các năm từ 2016-2018, có thể thấy tỷ lệ nợ quá hạn của chi nhánh nói chung và đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa-SME nói riêng ngày càng giảm. Nguyên nhân là do ban lãnh đạo của chi nhánh Phạm Ngọc Thạch đã rất chú trọng và luôn đưa ra các phương án tích cực như: triển khai thực hiện các giải pháp về nâng cao chất lượng tín dụng, đồng thời đánh giá về thực trạng dư nợ và chất lượng của từng đơn vị vay vốn, liên tục cho vay có TSĐB có tính thanh khoản cao cũng như đẩy mạnh công tác thu hồi nợ đã xử lý và nợ xấu.

0,00% 1,00% 2,00% 3,00% 4,00% 5,00% 6,00%

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Tỷ lệ nợ quá hạn của chi nhánh Tỷ lệ nợ quá hạn đối với DNVVN

Hình 2.2: Tỷ lệ nợ quá hạn chi nhánh và tỷ lệ quá hạn đối với DNVVN

Phòng khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ đã đóng góp rất đáng kể vào hoạt động thu nợ đã xử lý rủi ro của chi nhánh Phạm Ngọc Thạch. Tổng nợ xấu năm 2016 lên tới 53.9 tỷ, chủ yếu là các khoản nợ phát sinh từ trước năm 2015, nhiều doanh nghiệp vay vốn đã khơng cịn tồn tại, những doanh nghiệp còn đang hoạt động hầu hết đều chưa thốt khỏi tình trạng sản xuất yếu kém, khơng đủ tiền để trả nợ. Theo chỉ đạo của tổng giám đốc ngân hàng SCB, phòng khách hàng doanh nghiệp đã gấp rút, đẩy mạnh công tác xử lý và thu hổi nợ xấu. Do vậy, đến tháng 12 năm 2016 sau khi xử lý rủi ro, nợ xấu đã khơng cịn, và cũng khơng có nợ xấu phát sinh thêm năm 2017.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn SCB – chi nhánh phạm ngọc thạch (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)