Đánh giá thực trạng chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa-

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn SCB – chi nhánh phạm ngọc thạch (Trang 90 - 92)

6. Kết cấu luận văn

2.6. Đánh giá thực trạng chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa-

SME tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn SCB – Chi nhánh Phạm Ngọc Thạch

2.6.1. Những kết quả đạt được

Trước tình hình nền kinh tế thế giới có nhiều biến động về giá lương thực, giá vàng, giá dầu thế giới đang ngày càng tăng lên, khiến cho nền kinh tế Việt Nam gặp nhiều khó khăn, lạm phát cũng gia tăng, đồng thời cũng làm gia tăng sự cạnh tranh. Tuy nhiên, với những chiến lược điều hành đứng đắn, ban lãnh đạo ngân hàng SCB – Chi nhánh Phạm Ngọc Thạch cũng với sự cố gắng, nỗ lực, tinh thần trách nhiệm của đội nhân sự nên chi nhánh đã đạt được những thành quả đáng khích lệ liên quan đến hoạt động tín dụng nói chung và tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ nói riêng, cụ thể như sau:

Một là chi nhánh Phạm Ngọc Thạch đã duy trì được tỷ trọng dư nợ ngắn hạn

ở mức cao hơn dư nợ trung dài hạn nhằm hạn chế rủi ro, nhưng vẫn đẩy mạnh tăng trưởng dư nợ trung dài hạn với mục đích mở rộng quy mơ tín dụng. Nhờ sự kết hợp hài hịa giữa việc mở rộng quy mơ tín dụng và giảm thiểu rủi ro, ngân hàng SCB- Chi nhánh Phạm Ngọc Thạch đã đáp ứng được mục tiêu phát triển của chi nhánh nói tiêng và tồn ngân hàng nói chung.

Hai là cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ đã được chú trọng hơn, từ đó khiến

cho mức tăng trưởng tín dụng của ngân hàng SCB- Chi nhánh Phạm Ngọc Thạch đối với DNVVN cũng cao hơn. Có thể thấy rằng chi nhánh Phạm Ngọc Thạch cũng rất có uy tín đối với những DNVVN.

Ba là ngân hàng SCB- Chi nhánh Phạm Ngọc Thạch ln xem chất lượng tín

biện pháp phù hợp nhằm thu hồi nợ tồn đọng, nơ quá hạn, giảm thiểu tỷ lệ nợ quá hạn, vv.

Bốn là chi nhánh Phạm Ngọc Thạch có nhiều cố gắng trong việc thực hiện

chính sách tín dụng hợp lý, bao gồm thực hiện thủ tục vay vốn nhanh gọn thông qua cơ chế lãi suất thỏa thuận giúp cho chi nhánh ngày càng thu hút được nhiều khách hàng tới vay vốn.

Có được những thành công như trên, một phần là nhờ sự đồn kết từ phía ban lãnh đạo và tồn thể cán bộ nhân viên trong chi nhánh, đồng thời cũng do có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp đảng, cơng đồn, đồn và các bộ phận chuyên môn tại chi nhánh Phạm Ngọc Thạch. Bên cạnh đó, chi nhánh cũng nhận được sự quan tâm từ các ban ngành, trung ương đến địa phương cùng với sự hỗ trợ nhiệt tình từ quận, thành phố trên địa bàn mà chi nhánh đang hoạt động.

2.6.2. Những khó khăn và hạn chế

Bên cạnh những thành công đạt được, chất lượng tín dụng đối với các DNVVN của ngân hàng SCB- Chi nhánh Phạm Ngọc Thạch vẫn còn một số hạn chế, cụ thể như sau:

Thứ nhất, mặc dù ngân hàng SCB- Chi nhánh Phạm Ngọc Thạch đã chú

trọng hơn tới việc cho vay DNVVN, tuy nhiên hiện nay nhu cầu về tín dụng của các doanh nghiệp ngày càng tăng, đặc biệt là hoạt động cho vay vốn đối với các DNVVN vẫn chưa thật sự tương xứng với tiềm năng của thị trường cũng như khả năng của chi nhành. Trong tổng dư nợ tín dụng của cả chi nhánh Phạm Ngọc Thạch, tỷ trọng dư nợ tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ còn quá thấp.

Thứ hai, nợ quá hạn trong hoạt động tín dụng đối với DNVVN tại ngân hàng

SCB- Chi nhánh Phạm Ngọc Thạch có nguy cơ phát sinh cao. Điều này là do việc tiếp cận và thẩm định dự án của ban lãnh đạo chi nhánh còn chưa cao. Mặc dù nợ xấu đã giảm nhưng do chi nhánh Phạm Ngọc Thạch đã xóa nợ vì trước đó đã tính dự phịng rủi ro. Do vậy, ngân hàng SCB- Chi nhánh Phạm Ngọc Thạch cần phải đưa ra những biện pháp phù hợp nhằm giảm thiểu rui ro trong tương lai.

Thứ ba, thu nhập từ hoạt động tín dụng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ

vẫn chưa cao so với thu nhập từ hoạt động tín dụng của ngân hàng SCB- Chi nhánh Phạm Ngọc Thạch. Điều này cho thấy, chất lượng và hiệu quả tín dụng đối với DNVVN cịn thấp.

Thứ tư, về quy trình tín dụng, các cán bộ tín dụng chưa thật sự chú trọng đến

việc hướng dẫn khách hàng hoàn thành thủ tục hồ sơ, tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ vay vốn. Bên cạnh đó, việc trình duyệt hồ sơ vay vốn và phát quyết tín dụng cịn chậm trễ. Q trình theo dõi, xem xét và giám sát các khoản vay chưa thật sự chặt chẽ, điều này ảnh hưởng đến việc thu nợ và giải quyết vấn đề phát sinh trong quá trình cấp tín dụng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng SCB – Chi nhánh Phạm Ngọc Thạch.

Thứ năm, các doanh nghiệp vẫn gặp khó khăn trong việc tiếp cận vốn của

ngân hàng SCB- Chi nhánh Phạm Ngọc Thạch do chính sách tín dụng vẫn cịn thắt chặt, chưa phù hợp với từng ngành nghề.

Thứ sáu, mặc dù ngân hàng SCB – Chi nhánh Phạm Ngọc Thạch đã có quy

định về việc cho vay khơng có tài sản đảm bảo, tuy nhiên thực tế các hợp đồng cho vay của chi nhánh với doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn căn cứ trên cơ sở tài sản bảo đảm, việc cho vay theo tín chấp chưa áp dụng mạnh mẽ. Có thể nói yêu cầu về tài sản bảo đảm là yêu cầu gây khó khăn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ khi tiếp cận vốn vay. Vì điều kiện kinh tế khó khăn, khơng có tài sản đảm bảo nên các doanh nghiệp mới phải vay vốn từ ngân hàng. Bên cạnh đó, việc định giá, quản lý và xử lý tài sản bảo đảm trong khi hợp đồng vay vốn không được thưc hiện cũng rất phức tạp, khiến cho ngân hàng tốn nhiều thời gian cũng như chi phí.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn SCB – chi nhánh phạm ngọc thạch (Trang 90 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)