Tiêu chí Tần số Phần trăm (%) Giới tính Nam 97 51,6 Nữ 91 48,4 Nghề nghiệp Cán bộ, công chức, viên chức 76 40,4 Công nhân 17 9,0
Thất nghiệp, đang tìm việc làm 9 4,8 Chủ doanh nghiệp/doanh nhân,
buôn bán kinh doanh 49 26,1
Sinh viên 25 13,3
Nội trợ, nghỉ hưu 12 6,4
Độ tuổi
Dưới 35 tuổi 90 47,9
Từ 36 tuổi đến dưới 50 tuổi 62 33,0
Từ 50 tuổi đến dưới 60 tuổi 24 12,8
Trên 60 tuổi 12 6,4 Thu nhập trung bình hàng tháng Dưới 3 triệu 10 5,3 3 đến 6 triệu 44 23,4 6 đến 10 triệu 72 38,3 10 đến 15 triệu 39 20,7 15 đến 20 triệu 20 10,6
Trên 20 triệu 3 1,6
Nguồn: Kết quả xử lý số liệu Về độ tuổi. Trong số 188 bảng hỏi hợp lệ, độ tuổi chiếm đại đa số đối tượng trả lời phỏng vấn là dưới 35 tuổi. Điều này cũng phù hợp với tỷ lệ khách hàng đăng kí sử dụng dịch vụ Internet Banking bên phía ngân hàng cung cấp. Theo đó, khách hàng sử dụng dịch vụ Internet Banking trả lời phỏng vấn phần lớn ở độ tuổi dưới 35 tuổi, với tỷ lệ 47,9%. Con số này cũng dễ dàng lý giải trong thực tế. Bởi đây là độ tuổi tiếp cận và nhanh chóng làm quen với cơng nghệ tốt nhất trong các lứa tuổi. Nhất là trong xu thế phát triển công nghệ hiện nay, thời gian làm việc tất bật, việc sử dụng các ứng dụng của công nghệ để phục vụ cho cuộc sống ngày càng được sự quan tâm của giới trẻ. Vì vậy mà tỉ lệ sử dụng Internet Banking ở độ tuổi nay cao cũng là điều hiển nhiên. Các nhóm tuổi cịn lại có tỷ lệ sử dụng Internet Banking thấp hơn. Từ 35 – 50 tuổi là 33,0% tương ứng với 62 khách hàng. Từ 50 – 60 tuổi là 12,8% tương ứng với 24 khách hàng. Trên 60 tuổi thì chỉ giảm cịn 6,4%. Các khách hàng từ 50 – 60 tuổi cũng không sử dụng dịch vụ này thường xuyên do một số hạn chế như: hạn chế về tiếp nhận công nghệ, thao tác chậm...
Về thu nhập trung bình hàng tháng. Thu nhập chính là một trong những yếu tố đặc trưng cho đối tượng khách hàng. Internet Banking được đánh giá là rất phù hợp cho các giao dịch vừa và nhỏ. Vì vậy mà các việc sử dụng Internet Banking phụ thuộc rất lớn vào thu nhập của khách hàng. Theo đó, đa số khách hàng có thu nhập từ 6 đến 10 triệu đồng với 38,3%. Trong khi đó, số khách hàng có thu nhập từ 3 đến 6 triệu đồng là 23,4%; từ 10 đến 15 triệu đồng là 20,7%. Cá biệt, số khách hàng có thu nhập trên 20 triệu đồng là khá thấp, chỉ với 1,6%. Kết quả này cũng phản ánh đúng thực tế tình hình thu nhập của khách hàng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
Về các dịch vụ Internet Banking mà khách hàng thường xuyên sử dụng. Hoạt động được sử dụng nhiều nhất khi khách hàng sử dụng dịch vụ Internet Banking là hoạt động chuyển khoản. Do sự tiết kiệm thời gian và chi phí cả phí người gửi và người nhận nên hoạt động này tác động rất lớn đến việc sử dụng dịch vụ. Minh chứng là trong số 188 khách hàng được phỏng vấn, có đến 169 người (89,9%) thường có hoạt động chuyển khoản khi sử dụng Internet Banking. Các hoạt động khác như thanh tốn hóa đơn hay xem lịch sử giao dịch cũng được khách hàng thường xuyên sử dụng.
Số khách hàng sử dụng các hoạt động trên tương đương nhau với lần lượt 145 khách hàng (77,1%) và 139 khách hàng (73,9%). Các hóa đơn mọi người thường xuyên thanh toán chủ yếu là tiền điện, nước hoặc mua thẻ nạp tiền điện thoại, thanh toán khi mua hàng trực tuyến. Số lượng vay ứng trước chuyển khoản và gửi tiết kiệm trực tuyến có tỉ lệ khá thấp do những hoạt động này mới được triển khai (tỷ lệ khách hàng sử dụng hai dịch vụ lần lượt là 5,3% và 9,6%).