Đánh giá thực trạng đo lường kết quả hoạt động tại công ty TNHH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng mô hình bảng điểm cân bằng (balanced scorecard) để xây dựng hệ thống đo lường kết quả hoạt động tại công ty TNHH thiện tấn dũng (Trang 54 - 58)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ BẢNG ĐIỂM CÂN BẰNG

2.2.5 Đánh giá thực trạng đo lường kết quả hoạt động tại công ty TNHH

Tấn Dũng

Thông qua thực trạng ở bốn phương diện tại cơng ty TNHH Thiện Tấn Dũng, có thể thấy cơng ty có một số ưu điểm sau:

- Ở phương diện tài chính, cơng ty bước đầu đã xác định được mục tiêu cuối cùng của hoạt động kinh doanh là lợi nhuận mang lại cho nhà đầu tư, các thước đo về lợi nhuận đã được xây dựng để đo lường và đánh giá hàng năm.

- Ở phương diện khách hàng, công ty xác định mục tiêu then chốt trong thực hiện chiến lược đó là nâng cao chất lượng dạy học và dịch vụ, nâng cao sự hài lòng của khách hàng, tiến tới mục tiêu duy trì và thu hút khách hàng. Công ty đã sử dụng thước đo về số lượng học sinh để đánh giá số lượng khách hàng, và quản lý chất lượng thông qua các kênh nhận phản hổi từ phụ huynh.

- Ở phương diện qui trình kinh doanh nội bộ, xác định được các mục tiêu xoay quanh nhằm thúc đẩy thực hiện mục tiêu then chốt là nâng cao chất lượng dạy học và dịch vụ. Công ty đã xây dựng thước đo về đo lường và đánh giá ở mục tiêu tuân thủ quy định của công ty.

- Ở phương diện học hỏi và phát triển, công ty đã xây dựng được các thước đo tổng quát về nâng cao chất lượng của nhân viên và nâng cao mức độ hài lòng của nhân viên ở chế độ lương và thưởng.

Tuy nhiên, thực trạng tại công ty TNHH Thiện Tấn Dũng đã bộc lộ rất nhiều tồn tại cần phải được khắc phục

 Phương diện tài chính:

+ Công ty chỉ chú trọng đến lợi nhuận thu về trong kinh doanh, mà bỏ qua các chủ đề chiến lược khác cần được quan tâm trong phương diện tài chính như tăng doanh thu, kiểm sốt chi phí.

+ Công ty chưa xây dựng được kế hoạch kinh doanh cụ thể cần đạt được hàng năm để làm căn cứ đánh giá kết quả hoạt động.

+ Các chỉ tiêu tài chính được đưa ra một cách rời rạc, không được cập nhật thường xuyên dẫn đến khó khăn trong nắm bắt tình hình thực hiện chiến lược để nhà quản trị có các quyết định thích hợp.

+ Chưa thiết lập được các thước đo tương ứng với các mục tiêu trong phương diện tài chính.

+ Xem xét vấn đề tài chính vẫn đơn giản là thuộc trách nhiệm của phịng Tài chính, kế tốn. Cần thiết phải có bộ phận kế tốn quản trị riêng.

 Phương diện khách hàng

+ Quy mơ nhà trường cịn nhỏ, nên số lượng học sinh cũng rất ít. Dẫn đến chưa thể đánh giá về thị phần trong nhóm khách hàng mục tiêu.

+ Chưa xây dựng được các thước đo cụ thể để đo lường và đánh giá về duy trì và thu hút khách hàng.

+ Chưa có phương án để đo lường sự hài lịng khách hàng về chất lượng dạy học và dịch vụ mà công ty cung cấp.

+ Chưa xây dựng được các mục tiêu gắn liền với chiến lược kinh doanh của công ty.

 Phương diện qui trình kinh doanh nội bộ

+ Các qui trình hoạt động cịn nhiều điểm yếu, gây lãng phí nguồn lực và mang lại hiệu suất làm việc thấp.

+ Chưa có qui trình chung để hướng vào mục tiêu then chốt là nâng cao chất lượng dạy học và dịch vụ.

+ Chưa xây dựng được hệ thống các thước đo có thể diễn đạt được mục tiêu cần hướng đến trong phương diện qui trình kinh doanh nội bộ.

+ Đo lường và đánh giá kết quả ở phương diện qui trình kinh doanh nội bộ chỉ được thực hiện ở mục tiêu tuân thủ quy định của nhà trường, các tiêu chí đánh giá về hiệu suất làm việc, năng lực của qui trình nội bộ và khả năng liên kết của các bộ phận trong quá trình thực hiện nhiệm vụ đều bị bỏ sót.

- Phương diện học hỏi và phát triển

+ Các thước đo hiện có cịn sơ sài, khơng thể hiện được tồn bộ các mục tiêu kinh doanh cần hướng đến ở phương diện học hỏi và phát triển

+ Chưa xây dựng được phương pháp đánh giá nhân viên một cách công bằng và hợp lý.

+ Khơng có phương pháp cụ thể để đo lường mức độ hài lòng của nhân viên. + Thước đo về năng lực nhân viên và năng lực của hệ thống công nghệ thông tin vẫn cịn bị bỏ sót.

+ Cần thiết phải xây dựng một hệ thống các thước đo gắn liền với chiến lược đề ra và các chỉ tiêu kế hoạch làm căn cứ để đánh giá kết quả hoạt động.

Xuất phát từ thực trạng còn nhiều tồn tại của công ty hiện nay, việc làm rõ các mục tiêu chiến lược và đo lường kết quả hoạt động theo chiến lược đề ra là vô cùng quan trọng. Vì vậy xây dựng hệ thống đo lường theo mơ hình BSC để khắc phục những tồn tại và giúp công ty đo lường kết quả hoạt động, quản lý chiến lược là cần thiết được thực hiện.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Công ty TNHH Thiện Tấn Dũng đã trải qua hơn 15 năm hoạt động, tuy nhiên quy mơ hoạt động cịn nhỏ bé. Cơ chế quản lý và hoạt động của cơng ty đã có những bước tiến trong thời gian gần đây tuy nhiên vẫn cịn thơ sơ, lạc hậu và thủ công, chưa ứng dụng rộng rãi những tiến bộ của công nghệ thông tin dẫn đến gây trở lại cho công ty thực hiện những kế hoạch phát triển.

Việc đánh giá hoạt động tại công ty vẫn diễn ra một cách chung chung dưới hình thức hồn thành nhiệm vụ được giao của các cá nhân, dẫn đến liên kết trong nội bộ vẫn còn lỏng lẽo và hiệu suất làm việc còn thấp. Việc đánh giá kết quả về tài chính, đánh giá qui trình nội bộ, đánh giá hiệu quả làm việc của nhân viên cịn mang tính chủ quan, chưa có tiêu chuẩn và quy định rõ ràng nên hoạt động của công ty chưa được hướng đến các mục tiêu chung.

Để khắc phục những hạn chế cịn tồn tại ở cơng ty TNHH Thiện Tấn Dũng, thông qua chương 2, tác giả bước đầu làm rõ lại chiến lược và mục tiêu mà công ty cần đạt được cũng như những hạn chế còn tồn tại trong hoạt động hàng ngày tại công ty. Đây sẽ là tiền đề để tiếp tục xây dựng hệ thống quản lý mới vận dụng mơ hình BSC để đánh giá kết quả hoạt động tại công ty TNHH Thiện Tấn Dũng.

CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG MƠ HÌNH BẢNG ĐIỂM CÂN BẰNG ĐỂ ĐO LƯỜNG KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG TẠI CÔNG TY TNHH

THIỆN TẤN DŨNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng mô hình bảng điểm cân bằng (balanced scorecard) để xây dựng hệ thống đo lường kết quả hoạt động tại công ty TNHH thiện tấn dũng (Trang 54 - 58)