Đối tượng khảo sát và bảng câu hỏi khảo sát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng mô hình bảng điểm cân bằng (balanced scorecard) để xây dựng hệ thống đo lường kết quả hoạt động tại công ty TNHH thiện tấn dũng (Trang 63 - 66)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ BẢNG ĐIỂM CÂN BẰNG

3.2 Trình tự xây dựng mơ hình BSCtại cơng ty TNHH Thiện Tấn Dũng

3.3.2 Đối tượng khảo sát và bảng câu hỏi khảo sát

a. Khảo sát về chiến lược và nhu cầu xây dựng mơ hình BSC tại cơng ty TNHH Thiện Tấn Dũng

Như đã trình bày ở phần thực trạng, cơng ty TNHH Thiện Tấn Dũng bước đầu đã có những định hướng hoạt động với những mục tiêu tương đối rõ ràng. Tuy nhiên, các mục tiêu và chiến lược này được xây dựng dựa trên ý kiến của giám đốc về định hướng hoạt động trong tương lai, mà chưa được xây dựng được các mục tiêu cụ thể và chưa có ý kiến đóng góp của những nhà quản trị cấp cao tại cơng ty. Chính vì vậy, để có một chiến lược kinh doanh tồn diện hơn, thể hiện được tồn bộ những mục tiêu mà cơng ty đang hướng đến, tác giả căn cứ ý kiến của giám đốc về chiến lược và mục tiêu để thiết kế một bảng câu hỏi để khảo sát nhằm làm rõ chiến lược của công ty. Bên cạnh khảo sát về chiến lược, tác giả kết hợp với việc khảo sát nhu cầu của việc xây dựng một hệ thống quản trị và đo lường kết quả hoạt động mới cho công ty - cụ thể là BSC.

Cở sở để xây dựng các mục tiêu đề xuất (Phụ lục 2) cho BSC tại công ty TNHH Thiện Tấn Dũng được sử dụng từ ba bài nghiên cứu:

- “Building the balanced scorecard for the university case study: the University in Thailand” của tác giả Rompho công bố năm 2004.

- “Performance parameters interrelations from a balanced scorecard perspective: An analysis of Greek companies” của các tác giả Cohen, Thiraios, và Kandilorou công bố năm 2004.

- “Building an International Student Market: Educational-Balanced Scorecard Solutions for Regional Australian Cities” của các tác giả Forbes và Hamilton công bố năm 2004.

Bảng khảo sát: (Phụ lục 3)

Bảng câu hỏi gồm 3 phần:

- Phần một gồm những câu hỏi về thông tin cá nhân.

- Phần hai gồm những câu hỏi nhằm làm rõ tầm nhìn và chiến lược của cơng ty. Các mục tiêu được sử dụng trong các nghiên cứu đã được công bố (Rompho, 2004;

Cohen et al., 2008; Forbes và Hamilton, 2004) và đã được điều chỉnh lại cho thích hợp với đặc điểm và định hướng hoạt động tại công ty TNHH Thiện Tấn Dũng.

- Phần ba gồm những câu hỏi về nhu cầu sử dụng BSCtại công ty. Bao gồm câu hỏi lựa chọn các lợi ích và bất lợi của BSC (de Waal và Kourtit, 2013) và câu hỏi so sánh thước đo tài chính với phi tài chính (Tapanya, 2004)

Đối tượng khảo sát:

Đối tượng khảo sát cho tầm nhìn, chiến lược và nhu cầu sử dụng BSC là những nhà quản trị cấp cao tại công ty (Kaplan và Norton, 1996). Việc làm rõ chiến lược của công ty và nhu cầu sử dụng BSC với những nhà quản trị cấp cao ngồi mục đích để căn cứ xây dựng BSC cịn nhằm tìm kiếm sự đồng thuận của nhà quả trị cấp cao trong triển khai BSC tại công ty TNHH Thiện Tấn Dũng. Quản trị cấp cao bao gồm 3 thành viên là:

- Tên: Phạm Cao Yến Thu Chức vụ: Giám đốc - Tên: Hình Kiều Thanh Thủy Chức vụ: Hiệu trưởng - Tên: Nguyễn Thị Hòa Chức vụ: Trợ lý giám đốc

Có 3 bảng khảo sát dược chuyển trực tiếp đến các đối tượng khảo sát, 3/3 bảng khảo sát chuyển đi được thu về và tất cả đều hợp lệ.

b. Khảo sát thước đo và mối quan hệ giữa các thước đo của Bảng điểm cân bằng tại Công ty TNHH Thiện Tấn Dũng

Sau khi thu được kết quả ở phần khảo sát về chiến lược của công ty, tác giả tiến hành xây dựng bản đồ chiến lược ứng với các mục tiêu của công ty TNHH Thiện Tấn Dũng. Sau đó tác giả đề xuất các thước đo cho từng mục tiêu theo mối liên hệ nhân quả đã được thể hiện qua bản đồ chiến lược của cơng ty, từ đó đưa ra các mối liên hệ giữa các thước đo để tiến hành làm khảo sát về lựa chọn các thước đo và mối liên hệ giữa các thước đo.

Cơ sở để xây dựng các thước đo đề xuất (Phụ lục 6) cho mơ hình BSC tại cơng ty TNHH Thiên Tấn Dũng được dựa trên 5 bài nghiên cứu:

- “Building the balanced scorecard for the university case study: the University in Thailand” của tác giả Rompho công bố năm 2004.

- “Performance parameters interrelations from a balanced scorecard perspective: An analysis of Greek companies” của các tác giả Cohen, Thiraios, và Kandilorou công bố năm 2004.

- “Building an International Student Market: Educational-Balanced Scorecard Solutions for Regional Australian Cities” của các tác giả Forbes và Hamilton công bố năm 2004.

- “Applying the balanced scorecard to education” của hai tác giả Karathanos công bố năm 2005.

- “Beyond the balanced scorecard: Refining the search for organizational success measures” của hai tác giả Maltz và Shenhar công bố năm 2003.

Bảng khảo sát: (Phụ lục 8)

Bảng câu hỏi gồm 3 phần

- Phần một gồm những câu hỏi về thông tin cá nhân.

- Phần hai gồm câu hỏi lựa chọn các thước đo tương ứng với từng mục tiêu. Câu hỏi dạng yes/no được sử dụng để khảo sát. Các thước đo đề xuất đã được sử dụng trong các bài nghiên cứu về BSC (Rompho, 2004; Cohen et al., 2008; Forbes et al., 2004; Karathanos et al., 2005; Matlz et al., 2003) và đã được điều chỉnh lại cho thích hợp với mục tiêu cụ thể của cơng ty TNHH Thiện Tấn Dũng.

- Phần ba gồm câu hỏi về mối liên hệ giữa các thước đo trong BSCtại công ty TNHH Thiện Tấn Dũng. Dạng câu hỏi được sử dụng là câu hỏi thang đo Likert 5 mức độ, từ “1 - Hồn tồn khơng quan trọng” đến “5 - Rất quan trọng”. Các mối liên hệ được xây dựng dựa trên các thước đo đề xuất của từng mục tiêu và mối liên hệ nhân quả của các mục tiêu đã được thể hiện thông qua bản đồ chiến lược.

Đối tượng khảo sát

Đối tượng khảo sát tại cuộc khảo sát thước đo và mối quan hệ các thước đo được mở rộng gồm cả những nhà quản trị cấp trung và cấp cao (Kaplan và Norton, 1996). Nếu ở khảo sát về tầm nhìn và chiến lược, đối tượng khảo sát địi hỏi cần có một sự hiểu biết nhất định đối với tồn bộ cơng ty bao gồm cả mơi trường bên trong và bên ngồi; thì việc khảo sát các thước đo và mối liên hệ giữa các thước đo, đối tượng khảo sát đã được cung cấp bản đồ chiến lược của công ty làm căn cứ để đưa ra các thước đo thích hợp nhằm diễn đạt tốt nhất các mục tiêu của bản đồ chiến lược. Đối tượng khảo sát thước đo

và mối quan hệ các thước đo tại công ty TNHH Thiên Tấn Dũng gồm 17 người (Phụ lục 7).

Bảng khảo sát được chuyển trực tiếp đến từng đối tượng khảo sát. 17/17 bảng khảo sát chuyển đi được thu về và tất cả đều hợp lệ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng mô hình bảng điểm cân bằng (balanced scorecard) để xây dựng hệ thống đo lường kết quả hoạt động tại công ty TNHH thiện tấn dũng (Trang 63 - 66)