Đánh giá chung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự gắn kết của nhân viên y tế tại bệnh viện đa khoa khu vực củ chi (Trang 69 - 72)

3.4.1 Ưu điểm:

Qua phân tích thực trạng tại Bệnh viện ĐKKV Củ Chi, có thể thấy được bệnh viện đã đạt được những thành tựu nhất định:

 Môi trường làm việc khá sạch sẽ và đầy đủ tiện nghi. Khơng khí làm việc cởi mở và tin tưởng lẫn nhau. Người lao động có đủ điều kiện để hồn thành cơng việc.

 Ban lãnh đạo là những người có trình độ học vấn cao và có thâm niên trong ngành.

 Mối quan hệ giữa đồng nghiệp gần gũi, cởi mở, sẵn sàng hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau. Điều đó cho thấy văn hóa bệnh viện được xây dựng thân thiện, phù

hợp, giúp người lao động thoải mái, đoàn kết hơn.

 Nhân viên y tế tại đây có trình độ học vấn khá cao và mong muốn tiếp tục bổ sung kiến thức ở các bậc cao hơn hoặc được đào tạo liên quan đến các cơng việc mình đang làm. Điều này thể hiện ý thức về việc nâng cao trình độ bản thân. Có thể nói đây là đội ngũ có chất lượng, cần tiếp tục có các chính sách để giữ lại và phát triển thành nguồn nhân lực kế thừa của bệnh viện.

 Bệnh viện có các khóa đào tạo về chun mơn, nghiệp vụ cũng như các kỹ năng cần thiết để phục vụ cho công việc.

 Mức phụ cấp và cơng tác phí tại bệnh viện tương đối tốt, được quy định rất rõ ràng, chi tiết. Chế độ phúc lợi của bệnh viện có nhiều hạn mục gồm các ngày lễ, nghỉ phép, du lịch, sinh nhật, khen thưởng… Bệnh viện cũng tổ chức các chương trình du lịch cho người lao động để tăng sự gắn kết giữa người lao động với nhau.

3.4.2 Hạn chế:

Bên cạnh những thành công đạt được, bệnh viện cũng có những hạn chế cần phải khắc phục:

 Bệnh viện chưa có phịng nghỉ ngơi cho nhân viên, giúp người lao động thoải mái hơn trong thời gian nghỉ trưa.

 Lãnh đạo chưa khai thác hết năng lực, cịn thiếu sự động viên khích lệ tinh thần nhân viên. Ít lắng nghe đóng góp của người lao động và hỗ trợ họ.

 Đồng nghiệp chỉ có tương tác trong cùng khoa, phòng, hoặc một số khoa, phịng hay làm việc chung, rất ít trao đổi với các bộ phận khác, làm giảm khả năng phối hợp giữa các khoa, phòng, sự liên kết trong toàn bệnh viện.

 Chưa có sự chỉ bảo nhiệt tình của nhân viên lâu năm dành cho nhân viên mới.

 Số lượng các lớp đào tạo mở ra ít đồng thời hiệu quả mang lại khơng cao, khơng có các chính sách cụ thể để nhân viên nâng cao kỹ năng, trình độ

chuyên môn.

 Từng nhân viên chưa được vạch ra được các cơ hội thăng tiến rõ ràng.

 Vấn đề trả công lao động được người lao động đánh giá rất thấp, mức lương, thưởng, phúc lợi… tại bệnh viện thấp so với các bệnh viện khác.

 Các chính sách về đánh giá kết quả công việc, khen thưởng chưa rõ ràng, minh bạch, chưa khen thưởng đúng lúc, kịp thời để tăng sự gắn kết. Chính sách phúc lợi chưa đạt như mong đợi.

Tóm tắt chương 3

Đề tài giới thiệu về phương pháp nghiên cứu và kết quả nghiên cứu định tính, định lượng. Tác giả đã thống kê, mơ tả và phân tích các dữ liệu thu thập được nhầm đánh giá thực trạng về sự gắn kết của nhân viên y tế tại Bệnh viện ĐKKV Củ Chi.

Trên cơ sở những dữ liệu thu được và các dữ liệu thứ cấp tại bệnh viện, đề tài rút ra một số ưu điểm và hạn chế từ các yếu tố tác động đến sự gắn kết của người lao động, tạo tiền đề để đề ra các giải pháp để nâng cao sự gắn kết của nhân viên y tế ở chương 4.

CHƯƠNG 4:GIẢI PHÁP NÂNG CAO SỰ GẮN KẾT

CỦA NHÂN VIÊN Y TẾ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA KHU VỰC CỦ CHI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự gắn kết của nhân viên y tế tại bệnh viện đa khoa khu vực củ chi (Trang 69 - 72)